Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ thị 18/CT-TTg 2020 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021-2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chỉ thị 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc banh hành vào ngày 13/04/2020. Hiệu lực của văn bản này, sẽ bắt đầu từ ngày được ban hành. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của chỉ thị này.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 18/CT-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2020

Mục Lục Bài Viết

CHỈ THỊ 18/CT-TTg

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, trong bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chủ động điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề về môi trường.

Trong giai đoạn tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong khi đó kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua.

A. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2021-2025 phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 gồm:

I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020:

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội các năm 2016-2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý; trong đó, cần bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020; đánh giá đầy đủ, thực chất, chính xác các kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ được các thành tựu nổi bật của giai đoạn 2016-2020), các yếu kém, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân (về thể chế, tổ chức thực thi thể chế…), trách nhiệm và bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục (nhất là các biện pháp về hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi thể chế) cho giai đoạn tới, trong đó có đánh giá các tác động của thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19. Các nội dung cần tập trung đánh giá bao gồm:

1. Các bộ, cơ quan trung ương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, đặc biệt báo cáo đầy đủ việc thực hiện các Chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết này (các chỉ tiêu của các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết của Quốc hội tại Phụ lục 1 kèm theo). Các địa phương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020.

2. Tình hình thực hiện chủ trương, chính sách lớn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh theo từng ngành, lĩnh vực và địa phương, vùng lãnh thổ. Trong đó tập trung:

a) Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế.

b) Thực hiện cơ cấu lại của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu, chủ lực; việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,…

c) Thực hiện cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm, gồm: đầu tư công; các tổ chức tín dụng; doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước; khu vực công; đơn vị sự nghiệp công lập.

d) Nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ số; năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2016-2020.

3. Tình hình thực hiện các đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ; đổi mới giáo dục đào tạo gắn với phát triển, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, viễn thông, năng lượng…).

4. Tình hình thực hiện các cân đối vĩ mô về: tiền tệ, tín dụng; thu chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công, nợ Chính phủ, nợ Chính quyền địa phương; xuất nhập khẩu; năng lượng, đặc biệt là điện,…

5. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, như: vốn ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; vốn từ khu vực dân cư; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vốn huy động khác.

6. Tình hình thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, như: công tác bảo đảm an sinh xã hội, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; chăm sóc người có công; chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tình trạng già hóa dân số; nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tạo việc làm; thông tin, văn hóa; thể dục thể thao; thực hiện các quyền của trẻ em, phát triển thanh niên, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; phòng, chống tệ nạn xã hội, nạn tin giả; phòng, chống cháy nổ;…

7. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch và phát triển vùng, liên kết vùng; kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh trật tự, an toàn xã hội; phát triển đô thị; thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới.

8. Tình hình thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; ngăn ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt tình hình khai thác cát sỏi trái phép, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tình hình hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và ngập úng ở các đô thị lớn, cạnh tranh về nguồn nước…

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code World Defenders Tower Defense

9. Tình hình thực hiện nhiệm vụ về củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, an toàn không gian mạng quốc gia và trật tự an toàn xã hội; triển khai hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm an ninh trật tự trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.

10. Tình hình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp và tinh gọn bộ máy; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;…

11. Kết quả trong công tác chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

Căn cứ đặc điểm, tình hình và lĩnh vực, địa bàn quản lý, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiến hành đánh giá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp và đầy đủ với tình hình của đơn vị và địa phương.

II. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt; tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống; các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19… Trong nước, thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị – xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên,… Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025 nền kinh tế sẽ phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa và chậm được khắc phục cũng như các vấn đề xã hội – môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế – xã hội như già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn,…

Trong bối cảnh đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

1. Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

2. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025: mục tiêu hướng đến năm 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

3. Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn, trong đó: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước bình quân 5 năm 2021-2025 tăng khoảng 7%, đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, căn cứ tình hình thực tế xây dựng tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và địa phương xây dựng phương án tăng trưởng hợp lý và phù hợp; một số chỉ tiêu cơ bản tại Phụ lục số 1 kèm theo và đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản của bộ, ngành và địa phương cho giai đoạn 2021-2025.

4. Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu:

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

b) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng.

c) Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu, ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên kết vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng; phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế; phát triển các vùng nguyên vật liệu trong nước để chủ động hơn các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển kinh tế biển.

d) Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông vận tải, cảng biển, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, nông nghiệp,…; phát triển đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh, xanh, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung nâng cao chất lượng đô thị. Tiếp tục xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

đ) Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chế để phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng công nghệ số. Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.

e) Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

g) Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số; phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển và nâng cao chất lượng báo chí, truyền thông.

h) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

i) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, sắp xếp và tinh gọn bộ máy; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

k) Tiếp tục cải cách tư pháp; đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; nâng cao chất lượng, hiệu quả một số hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, thi hành án; cải cách thủ tục hành chính. Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đưa Việt Nam trở thành quốc gia số; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1953/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Am Hiểu kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng cạnh tranh

l) Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

m) Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, củng cố môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi để phát triển đất nước.

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp, chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Cơ chế, giải pháp, chính sách phải bảo đảm sự thống nhất về các nguyên tắc, mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành và từng địa phương.

B. YÊU CẦU VÀ KINH PHÍ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

I. Yêu cầu

1. Đối với đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020:

a) Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển kinh tế xã – hội 5 năm 2016-2020, các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành việc thực hiện kế hoạch hằng năm.

b) Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát, đúng thực tiễn và có sự so sánh với kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015. Số liệu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 sử dụng theo số liệu chưa đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.

c) Huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy tổ chức của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; sự tham gia, góp ý của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các đoàn thể, các hiệp hội, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư và doanh nghiệp, các nhà tài trợ và các chuyên gia trong, ngoài nước để bảo đảm nâng cao chất lượng báo cáo.

2. Đối với xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025

a) Kế hoạch của cả nước phải xây dựng bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 của cả nước.

b) Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch, chiến lược và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và bảo đảm tính kết nối vùng, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận; cần bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo sự kế thừa những thành quả của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có sự đổi mới và tiếp thu, tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của khu vực và thế giới cũng như bảo đảm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020.

c) Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương.

Các mục tiêu, chỉ tiêu được tính toán, dự báo dựa trên số liệu giai đoạn 2016-2020 được đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.

d) Việc xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp.

đ) Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng Kế hoạch.

II. Kinh phí

Kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 có chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.

C. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

1. Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình/Kế hoạch hành động về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, gồm các kết quả đạt được (bao gồm cả công tác tổ chức, phối hợp thực hiện), các yếu kém, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm liên quan đến yếu kém, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn 2021-2025; trong đó:

a) Các bộ, cơ quan trung ương đánh giá theo các nội dung sau: (i) Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và báo cáo theo Phụ lục số 2 kèm theo; (ii) Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; (iii) Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; (iv) và các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình, Nghị quyết của Chính phủ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

b) Các địa phương đánh giá theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 của địa phương.

2. Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của cơ quan, đơn vị mình, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của bộ, ngành và địa phương và đề xuất những nhiệm vụ, đề án đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 (báo cáo theo Phụ lục số 3 kèm theo).

D. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Xây dựng các đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, phân công nhiệm vụ và tiến độ báo cáo cụ thể đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong Quý II năm 2020.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tính toán, xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế cho 5 năm 2021-2025 và tổng hợp các cân đối lớn trong Quý III năm 2020.

Đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP), Tổng cục Thống kê tính toán và công bố đầy đủ cho các năm từ 2016 đến 2019 để các địa phương sử dụng số liệu chính thức cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025; hướng dẫn chuyển đổi năm 2020 là năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức làm việc với các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 trong Quý III năm 2020. Tổng hợp tình hình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của các cấp, các ngành và địa phương.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 - Global Success năm 2022 - 2023

d) Tổng hợp và xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2020, trình Chính phủ trong Quý I năm 2021 và báo cáo Quốc hội khóa XV tại kỳ họp đầu tiên của năm 2021.

đ) Tổng hợp và xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2016-2020 và xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2020 và trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến trong Quý I năm 2021.

e) Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

g) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bảo đảm tính khả thi, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn cách thu thập các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

a) Hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách và của địa phương, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025; đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 trong tháng 5 năm 2020.

Đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP), các địa phương sử dụng số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố cho từng năm từ năm 2016 đến năm 2019; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê rà soát, dự báo năm 2020 và ước thực hiện cả giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó để xây dựng chỉ tiêu này cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

b) Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, định hướng phát triển của đất nước và của ngành mình, cấp mình theo các nội dung và yêu cầu nói trên trình cấp có thẩm quyền; đồng thời, báo cáo các cơ quan cấp trên, các cơ quan Trung ương theo tiến độ quy định. Gửi các dự thảo Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 7 năm 2020.

Riêng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước báo cáo kế hoạch sản xuất và kinh doanh 5 năm 2021-2025 đối với đơn vị chủ quản hoặc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức phi Chính phủ, cộng đồng dân cư, nhất là các nhà đầu tư và doanh nghiệp và các nhà tài trợ, các chuyên gia trong và ngoài nước,… về dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 nhằm tạo sự đồng thuận cao, trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

d) Bố trí đủ kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của bộ, cơ quan trung ương và địa phương để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 bảo đảm nâng cao chất lượng các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UB giám sát tài chính QG;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐƯỢC GIAO TẠI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG XII, NGHỊ QUYẾT SỐ 142/2016/QH13 CỦA QUỐC HỘI VÀ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 4 năm 2020)

TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2016-2020

THC HIỆN TỪNG NĂM

THC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016- 2020

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN VỚI MỤC TIÊU 2016-2020

DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2021- 2025

CƠ QUAN BÁO CÁO

2016

2017

2018

2019

2020

A

VỀ KINH TẾ

1

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm

%

6,5-7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2

GDP bình quân đầu người đến năm cuối kỳ

USD

3.200-3.500

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP đến năm cuối kỳ

%

85

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm so với GDP

%

32-34

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5

Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP

%

dưới 4

Bộ Tài chính

6

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng

%

30-35

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm

%

5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

8

Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân

%

1-1,5

Bộ Công Thương

9

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm cuối kỳ

%

38-40

Bộ Xây dựng

10

Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung,…

B

VỀ XÃ HỘI

1

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm cuối kỳ

%

40

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm cuối kỳ

%

65-70

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

– Trong đó: có bằng cấp, chứng chỉ

%

25

3

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đến năm cuối kỳ

%

dưới 4

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4

Số bác sỹ trên 1 vạn dân đến năm cuối kỳ

Bác sỹ

9-10

Bộ Y tế

5

Số giường bệnh trên 1 vạn dân đến năm cuối kỳ

Giường bệnh

26,5

Bộ Y tế

6

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm cuối kỳ

%

80

Bộ Y tế

7

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên năm

%

1-1,5

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

8

Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung,…

C

VỀ MÔI TRƯỜNG

1

Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đến năm cuối kỳ của dân cư thành thị

%

95

Bộ Xây dựng

2

Tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm cuối kỳ của dân cư nông thôn

%

90

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đến năm cuối kỳ

%

85

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đến năm cuối kỳ

%

95-100

Bộ Y tế

5

Tỷ lệ che phủ rừng đến năm cuối kỳ

%

42

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung,…

………………

Mời các bạn tải file dưới đây để xem nội dung chi tiết của chỉ thị!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị 18/CT-TTg 2020 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021-2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *