Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ thị 02/2013/CT-UBND của tỉnh An Giang Quản lý xe đẩy tay bán hàng lưu động trên địa bàn tỉnh An Giang ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chỉ thị 02/2013/CT-UBND về quản lý xe đẩy tay bán hàng lưu động trên địa bàn tỉnh An Giang.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

Số: 02/2013/CT-UBND

An Giang, ngày 14 tháng 3 năm 2013

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ XE ĐẨY TAY BÁN HÀNG LƯU ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Thực hiện Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa. Ngày 18 tháng 5 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND quy định về điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động đối với xe thô sơ trên địa bàn tỉnh An Giang (sau đây viết tắt là quyết định số 19). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã phát sinh loại xe đẩy tay bán hàng lưu động của một số người dân trên địa bàn tỉnh An Giang mà Quyết định số 19 chưa điều chỉnh, điều đó vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trật tự giao thông, do cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động còn dừng đỗ lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông. Để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ thị:

Tham khảo thêm:   251 bài tập trắc nghiệm tiệm cận của đường cong Tài liệu ôn tập lớp 12 môn Toán

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục luật giao thông cho nhân dân trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động.

b) Tăng cường công tác định hướng đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động chuyển đổi nghề nghiệp. Đồng thời, cần chú ý kiểm tra, nhắc nhở đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt đối với các hành vi dừng đỗ lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.

2. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức, hướng dẫn luật giao thông đường bộ cho cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động tham gia giao thông và tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động theo lộ trình phù hợp.

4. Công an tỉnh:

Chỉ đạo các lực lượng theo thẩm quyền quản lý tăng cường nhắc nhở, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt đối với các hành vi dừng đỗ lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường của cá nhân trực tiếp sử dụng xe đẩy tay bán hàng lưu động theo quy định hiện hành.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 8: Lesson 10 Soạn Anh 4 trang 135 Explore Our World (Cánh diều)

5. Các cơ quan truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến tinh thần chỉ thị này đến nhân dân để am hiểu từ đó nghiêm chỉnh chấp hành.

6. Đề nghị lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chỉ đạo các Hội, Chi hội trong hệ thống tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt tinh thần chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
Bộ Giao thông vận tải (b/c);
– Website Chính phủ;
Cục kiểm tra VB – Bộ Tư pháp;
– TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTT tỉnh;
– Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
– Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
– Website, Báo, Đài PTTH An Giang;
– Công báo tỉnh;
– Lưu: HCTH, KT, P.KSTTHC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Vương Bình Thạnh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị 02/2013/CT-UBND của tỉnh An Giang Quản lý xe đẩy tay bán hàng lưu động trên địa bàn tỉnh An Giang của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *