Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2022 – 2023 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 12 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 2 môn Tin học 12 năm 2022 – 2023 bao gồm 6 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi cuối kì 2 Tin học 12 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Tin học cuối kì 2 lớp 12 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra cuối học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 12, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12.

Đề thi học kì 2 Tin học 12

Câu 1: Thế nào là cơ sở dữ liệu quan hệ?

A.Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ
B.Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ và khai thác CSDL quan hệ
C.Cơ sở dữ liệu dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ
D.Cơ sở dữ liệu dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ

Câu 2: Các bước chính để tạo lập CSDL quan hệ là:

A.Tạo bảng; Chọn khóa chính cho bảng; Lưu cấu trúc bảng; Tạo liên kết bảng; cập nhật và khai thác CSDL
B.Tạo bảng; Chọn khóa chính cho bảng; Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng
C. Tạo bảng; Chọn khóa chính cho bảng; Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng; Tạo liên kết bảng
D. Tạo bảng; Chọn khóa chính cho bảng; Đặt tên bảng; Tạo liên kết bảng.

Câu 3: Một mô hình dữ liệu là một tập các khái niệm mô tả các yếu tố:

A. Cấu trúc dữ liệu, các thao tác, các phép toán trên dữ liệu
B. Các mối quan hệ của dữ liệu, các ràng buộc trên dữ liệu của một CSDL
C. Cấu trúc dữ liệu, các thao tác, các phép toán trên dữ liệu và các ràng buộc dữ liệu
D. Các phép toán trên dữ liệu và các ràng buộc dữ liệu

Câu 4 : Trong csdl quan hệ, quan hệ là khái niệm dùng để chỉ:

A. Bảng.
B. Biểu mẩu.
C. Mẫu hỏi.
D. Báo cáo.

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về khoá của bảng:

A. Tập các thuộc tính phân biệt các cá thể trong bảng.
B. Một thuộc tính dùng để phân biệt các cá thể trong bảng.
C. Tập các thuộc tính vừa đủ phân biệt các cá thể trong bảng.
D. Mỗi bảng chỉ có một khoá.

Câu 6 : Khẳng định nào là sai khi nói về khoá chính trong bảng:

A. Trong một bảng chỉ có một trường làm khoá chính.
B. Khi nhập dữ liệu cho bảng, dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống.
C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng.
D. Nếu ta quên chỉ định khoá chính thì Hệ QTCSDL sẽ tự chỉ định khoá chính cho bảng.

Câu 7: Khi cần xem dữ liệu từ một CSDL theo một khuôn mẫu định sẵn, cần sử dụng đối tượng nào?

A. Bảng.
B. Biểu mẫu.
C. Mẫu hỏi.
D. Báo cáo

Câu 8: Phát biểu nào về hệ quản trị CSDL quan hệ là đúng?

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 7 Bài tập cuối tuần lớp 2

A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ.
B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.
C. Phần mềm Microsoft Access
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu.

Câu 9: Hãy nêu các bước để khai báo cấu trúc bảng

A. Đặt tên các trường, chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường và khai báo cấu trúc bảng
B. Đặt tên các trường, khai báo thuộc tính trường và khai báo cấu trúc bảng
C. Đặt tên các trường, chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường, khai báo thuộc tính trường và khai báo cấu trúc bảng
D. Đặt tên các trường, chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường và khai báo thuộc tính trường.

Câu 10 : Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì?

A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
B. Là một dạng bộ lọc;
C. Là một dạng bộ lọc;có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó.

Câu 11 : Trong quá trình khai thác CSDL, nhu cầu cập nhật dữ liệu xuất hiện khi nào ?

A. Khi cần chỉnh sửa dữ liệu
B. Khi cần Xóa bản ghi.
C. Khi cần thêm bản ghi.
D. Khi cần thêm mới, chỉnh sửa, xóa các bản ghi.

Câu 12: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện khi tạo một trường:

A. Đặt tên các trường.
B. Chọn kiểu dữ liệu
C. Mô tả nội dung trường.
D. Đặt thuộc tính cho trường.

Câu 13: Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây, mô hình nào là mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung.
B. Một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi khác.
C. Các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống theo dạng cây.
D. Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi. Mỗi bản ghi gồm một bộ các thuộc tính là một hàng của bảng. Giữa các bảng có liên kết.

Câu 14: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu là:

A. Kiến trúc tập trung và kiến trúc phân tán.
B. Kiến trúc cá nhân, kiến trúc khách chủ và kiến trúc trung tâm.
C. Kiến trúc có yêu cầu dữ liệu từ nơi khác và kiến trúc không yêu cầu dữ liệu từ nơi khác.
D. Kiến trúc khách chủ và kiến trúc trung tâm.

Câu 15: Khẳng định sau đây là sai khi nói về hệ cơ sở dữ liệu khách chủ:

A. Hệ CSDL khách chủ là hệ CSDL thuộc kiến trúc tập trung.
B. Hệ CSDL khách chủ gồm 2 thành phần: thành phần yêu cầu tài nguyên và thành phần cung cấp tài nguyên.
C. Mọi người dùng có toàn quyền đối với dữ liệu trên máy chủ.
D. Hai thành phần yêu cầu và cấp phát tài nguyên có thể đặt trên các máy tính khác nhau.

Câu 16: Khẳng định nào sau đây là sai đối với hệ CSDL trung tâm

A. Thành phần yêu cầu tài nguyên và cung cấp tài nguyên nằm trên các máy tính khác nhau.
B. CSDL đặt tại máy tính trung tâm
C. Hệ CSDL trung tâm thường rất lớn đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. Hai thành phần yêu cầu tài nguyên và cấp phát tài nguyên đều nằm ở máy tính trung tâm.

Câu 17: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:

A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức.
C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.

Tham khảo thêm:   Cách thêm bạn bè trong BTS Island: In the SEOM

Câu 18: Người có chức năng phân quyền truy cập là:

A. Người dùng.
B. Người viết chương trình ứng dụng.
C. Người quản trị CSDL.
D. Lãnh đạo cơ quan.

Câu 19: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý:

A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá.
B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung.
C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem.
D. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá.

Câu 20: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:

A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán.
B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu.
C. Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật.
D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên.

Câu 21: Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây:

A. Hình ảnh.
B. Âm thanh.
C.Chứng minh nhân dân.
D.Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử.

Câu 22: Trong Hệ thống siêu thị CO.OP MART, khách hàng là thành viên của một siêu thị có thể sử dụng thẻ thành viên trong toàn bộ các siêu thị thuộc hệ thống CO.OP MART. Hệ cơ sở dữ liệu quản lý thông tin khách hàng trong hệ thống CO.OP MART thuộc loại:

A. Cá nhân.
B. Trung Tâm.
C. Khách chủ
D. Phân tán.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là hạn chế của Hệ cơ sở dữ liệu phân tán:

A. Cơ sở dữ liệu đặt phân tán ở nhiều nơi.
B. Hệ thống phức tạp.
C. Chi phí cao hơn.
D. Việc đảm bảo an ninh khó khăn hơn.

Câu 24: Hệ cơ sở dữ liệu tập trung gồm có:

A. Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân.
B. Hệ cơ sở dữ liệu tập thể.
C. Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm
D. Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân, trung tâm và khách chủ.

Câu 25: Đặc trưng chung của hệ cơ sở dữ liệu tập trung là:

A. Rất nhiều người sử dụng.
B. Chỉ có một người sử dụng.
C. Dữ liệu được đặt tập trung ở một nơi.
D. Dữ liệu được đặt ở các máy trạm.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hệ CSDL cá nhân không có cơ chế bảo mật
B. Hệ CSDL cá nhân được lưu trữ trên một máy.
C. Trong hệ CSDl cá nhân, người dùng cũng là người tạo các báo cáo.
D. Trong hệ CSDL cá nhân, người dùng cũng là người quản trị CSDL.

Câu 27 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ CSDL trung tâm?

A. CSDL được cài đặt trên máy tính trung tâm.
B. Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL.
C. Các hệ CSDL trung tâm thường rất lớn và có nhiều người dùng.
D. Khi truy cập dữ liệu phải yêu cầu dữ liệu từ nhiều nơi

Câu 28 : Bảng phân quyền cho phép.

A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng.
B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.
C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.
D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.

Câu 29 : Nhận dạng người dùng là chức năng của:

A. Người quản trị.
B.Cơ sở dữ liệu.
C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
D. Người đứng đầu tổ chức.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 115, 116,... , 120

Câu 30: Trong mô hình khách-chủ dữ liệu được lưu trữ trên:

A. Máy chủ.
B. Cả máy chủ và máy khách.
C. Các phương tiện truyền thông.
D. Các thiết bị đầu cuối.

Câu 31: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về hệ CSDL phân tán?

A. Dữ liệu được định nghĩa và quản trị một cách tập trung tại một CSDL duy nhất đặt tại một vị trí.
B. Cho phép người dùng truy cập không chỉ dữ liệu đặt tại chỗ mà cả những dữ liệu để ở xa.
C. Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông qua chương trình ứng dụng.
D. Hệ CSDL phân tán làm tăng hiệu quả truy cập dữ liệu.

Câu 32 : Trong bảng phân quyền, các quyền truy cập dữ liệu gồm có:

A. Đọc dữ liệu.
B. Thêm dữ liệu.
C. Chỉnh sửa và xóa dữ liệu.
D. Đọc, thêm, sửa và xóa dữ liệu.

Câu 33: Mỗi trạm trong hệ CSDL phân tán chứa:

A. Toàn bộ CSDL.
B. Một phần của CSDL.
C. Một phần của CSDL và bản sao CSDL của các trạm khác.
D. Các tham số để lấy dữ liệu từ CSDL.

Câu 34: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của biên bản hệ thống?

A. Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống.
B. Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống.
C. Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống.
D. Nhận diện người dùng để cung cấp dữ liệu mà họ được phân quyền truy cập.

Câu 35: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về bảo mật thông tin?

A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hoá.
B. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin.
C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu.
D. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá.

Câu 36: Các phát biểu sau đây nói về CSDL phân tán, hãy chọn phát biểu đúng nhất:

A. Dữ liệu được lưu trữ tại một trạm trên mạng.
B. Các trạm trên mạng phải có cùng một hệ QTCSDL.
C. Người dùng phải truy cập dữ liệu tập trung tại một trạm.
D. Dữ liệu được đặt ở các trạm khác nhau.

Câu 37: Để quản lí thông tin về bạn bè và người thân của mình, một học sinh đã xây dựng  CSDL để thuận lợi cho việc sắp xếp và tìm kiếm thông tin. CSDL của học sinh thuộc loại:

A. Trung tâm.
B. Khách – chủ.
C. Phân tán.
D. Cá nhân.

Câu 38: Hệ cơ sở dữ liệu trên trang zing.com.vn thuộc loại hệ cơ sở dữ liệu:

A. Cá nhân.
B. Trung tâm
C. Khách chủ
D. Phân tán

Câu 39: Để nâng cao hiệu quả bảo mật của hệ thống bảo vệ, ta phải:

A. Ngăn chặn Virus cho hệ thống.
B. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá.
C. Bảo vệ bằng lưu biên bản hệ thống.
D. Thường xuyên thay đổi tham số bảo vệ.

Câu 40: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp:

A. Hình ảnh.
B. Chữ ký.
C. Họ tên người dùng.
D. Tên tài khoản và mật khẩu.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 12

Câu hỏi Chọn Câu hỏi Chọn Câu hỏi Chọn Câu hỏi Chọn
1 A 11 D 21 D 31 A
2 C 12 C 22 D 32 D
3 C 13 D 23 A 33 C
4 A 14 A 24 D 34 D
5 C 15 C 25 C 35 D
6 A 16 A 26 A 36 D
7 D 17 D 27 D 37 D
8 B 18 C 28 A 38 B
9 D 19 C 29 C 39 D
10 C 20 C 30 A 40 D

……….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Tin học 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2022 – 2023 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tin học 12 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *