Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 52 Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí,  … có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề kiểm tra.

TOP 52 đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây các em tải về để ôn luyện tự giải đề trước khi bước vào kì thi chính thức. Qua đó nắm vững kiến thức thật nhuần nhuyễn vận dụng vào bài thi học kì 1 sắp tới. Ngoài đề thi học kì 1 các em tham khảo thêm bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo (Tất cả các môn)

  • 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
  • 2. Đề thi cuối kì 1 Toán 7 
  • 3. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7 Friends plus 
  • 4. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7
  • 5. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 
  • 6.Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7

1.1 Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 7

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN (KHỐI 7)
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:

(…) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(…) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (…)

(Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Biểu cảm.
B. Miêu tả.
C. Nghị luận.
D. Tự sự.

Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào?

A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
D. Tây Nguyên.

Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
B. “Mùa xuân của tôi […] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]”.
C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn […]”.
D. “[…] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng […]”.

Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì?

A. Bọc kín.
B. Oai phong.
C. Cơn gió.
D. Đẹp đẽ.

Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?

A. Sau rằm tháng giêng.
B. Vào ngày mùng một đầu năm.
C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.
D. Trước rằm tháng giêng.

Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên?

A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.
B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.
D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên?

A. Điệp ngữ.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc.

Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết “Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

————————- Hết ————————-

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

A

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

A

0,5

8

A

0,5

9

Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”.

0,5

10

Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý/không đồng ý.

Lí giải phù hợp.

0,5

1,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

0,25

c. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

HS viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

• Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu vé dối tượng đó.

• Nêu được những đậc điểm nổi bật khiến người, sự việc dó dể lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em,

• Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

• Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

3,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Tùy bút

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ (%)

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Năm học: 2023 – 2024

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Tùy bút

Nhận biết

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

– Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

– Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

– Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

– Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

– Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

1*

1*

1*

1*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung (%)

60

40

2. Đề thi cuối kì 1 Toán 7

3. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7 Friends plus

3.1 Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7

TRƯỜNG ……………………………….

Họ và tên: ……………………………….

Lớp: ………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Tiếng Anh 7

Thời gian làm bài: 60 phút

A.LANGUAGE COMPONENT (2,0 pts)

I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from the others. (0.4 pt

A. cooked B. passed C. helped D. cleaned

A. orphanage B. word C. horse D. pork

II. Odd one out. (0.4 pt)

3. A. sunburn B. pimple C. puppet D. acne

4. A. milk B. portrait C. sculpture D. painting

II. Choose the correct answer A, B, C or D to complete the sentences. (1.2 pts)

5. My mum spends two hours in the garden everyday. Her hobby is …………..

A. gardening
B. collecting stamps
C. making models
D. reading books

6. They like ………….. stamps.

A. collected
B. collects
C. collecting
D. collect

7. My brother often …………….. computer games in his free time.

A. collects
B. does
C. goes
D. plays

8. I and my father ………….. a lot of trees last month.

A. plant
B. planted
C. planting
D. plants

9. I have to go to the market now. There isn’t …………… food for our lunch.

A. a lot of
B. some
C. any
D. much

10. My younger brother isn’t as busy …………. me.

A. like
B. different from
C. different
D. as

B. READING (2.0 pts):

I. Read the text about “healthy living” and fill in the blanks using the words from the box. (1 pt)

like is in expensive places

Do you want to be fitter and healthier? Would you (11)……………… to look younger? Do you want to feel more relaxed? Then try a few days at a health farm. Health farm are becoming one of the most popular (12)………………… for a short break. I went to Henley Manor for a weekend. It’s the largest health farm (13)……….. the country but it isn’t the most expensive. After two days of exercise and massage I feel ten times better. But the best thing for me was the food. It was all very healthy of course but It was (14)…………….… too! If you are looking for something a little cheaper, try a winter break. Winter (15)………………….. the darkest and coldest season of the year, and it can also be the worst time for your body. We all eat too much and we don’t take enough exercise. A lot of health farms offer lower prices from Monday to Friday from November to March.

II. Read the text about “community service” and circle the best answer. (1 pt)

Choosing to volunteer takes up some of your time. Some people say that they do not have time to help others, so they don’t volunteer. But scientists say giving time to help others benefits us.

The first benefit of volunteering is that it helps us learn to be flexible. Volunteers have to be ready for changes and stay flexible when solving problems. Second, volunteering can improve our health because it requires us to be active. A report found that Americans who volunteer 100 hours or more a year are the healthiest people in the country. Third, volunteers have opportunities to develop more relationships. They often work in teams, and team members get to know each other and sometimes even become friends. Moreover, volunteers often help needy people, so they may feel thankful for what they have. For these reasons, volunteers are generally positive and are less likely to become depressed.

So if you have not joined a volunteer activity yet, think about it. You are likely to benefit from doing so.

16. True, False statement.

T

F

People shouldn’t take part in volunteer work.

17. What is the first benefit of volunteering?

A. It helps us learn to be flexible.
B. Volunteering can improve our health.
C. Volunteers have opportunities to develop more relationships.

18. How many benefits are mentioned in the passage?

A. two
B. three
C. four

19. Which sentence is NOT TRUE?

A. There are some good reasons why you should do volunteer work.
B. Volunteering can improve our health.
C. There is one benefit from doing volunteer work.

20. What does the word “it” in line six refer to?

A. volunteer
B. volunteering
C. benefit

C. WRITING (2.0 pts)

I. Find the mistakes in the following s.

……….

3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 7

i. LANGUAGE COMPONENT (2,0 pts)

Each right answer is 0,2 pt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

C

A

A

C

D

B

C

D

B. READING (2.0 pts):

I. Read the text about “healthy living” and fill in the blanks using the words from the box. (1 pt)

Each right answer is 0,2 pt

11. like 12. place 13. in 14. expensive 15. is

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đua ghe ngo trang 14 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 19

II. Read the text about “community service” and circle the best answer. (1 pt)

Each right answer is 0,2 pt

16

17

18

19

20

F

A

C

C

B

C. WRITING (2.0 pts)

I. Find the mistakes in the following sentences (0.4 pt)

Each right answer is 0,2 pt

21. C 22. B

II. Rewrite the sentences so as its meaning keeps unchanged (0.8 pt)

Each right answer is 0,2 pt

23. Which do you like better, milk or lemonade?

24. I think Donald Duck is not as interesting as Donald Duck.

25. My mom and I love gardening.

26. My house is different from Nam’s house.

III. Write complete sentences from the words given. (0.8 pt)

Each right answer is 0,4 pt

27. Our school club collected plastic bottles for recycling two months ago.

28. How many apples do we need?

D. LISTENING (2 pts)

I. Listen to a text about “Music and Arts” and tick T/F. (1 pt)

Each right answer is 0,2 pt

29. F 30. T 31. T 32. F 33. T

II. Listen to the text about “Food and drink” and circle the best answer. (1 pt)

Each right answer is 0,2 pt

34. B 35. A 36. C 37. D 38. B

Listening tape

I.

My favorite singer is Dina Paucar. She is a very successful singer. She is from Peru and she is very popular all over the world. She is 38 years old, she is married and she has two kids. She is also a composer, her most popular songs are “Que lindo son tus ojos”, “Ami madrecita”, etc. In addition, Dina is a public person; she works in her concert and in her record company. When she is free, she works on television with advertising and promoting health campaigns. Dina is now very rich but she is a very generous person. She loves helping people a lot, especially poor and sick children. Like me, most of the Peruvian people admire Dina because she is the symbol of the generosity and success in Peru.

II.

The next time you are in a supermarket, pay attention to what you see and smell. Usually fresh fruit and vegetables are near the entrances. Is there a reason for this? Yes, there is. Fresh food near the entrance makes people think that all the items in the shop are fresh. Why is there a good smell of baking near the bread shelves? The bread is in plastic bags, but the smell (from bakery section) makes people feel hungry and they buy more. And what is next to the checkout? How many bags of sugar or rice do you see there? How many eggs? None? This is the place for sweets and magazines. People stand to wait for payment, see the sweets and magazines and buy them, without thinking about how much money they are spending.

3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7

PARTS

No. of

Ques

Mark

Task types

Re

Com

Low App

High App

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LANGUAGE

COMPONENT

(2,0)

2

0.4

Indicate the word whose underlined part is pronounced differently form the others

Sound: /d/, /t/, /id/; /ɔː/, /ɜː/

0,4

3

0,6

MCQs: Circle the best option. Words relating to hobbies, music and art, food and drink.

0,4

0,2

5

1,0

MCQs: Circle the best option: verbs, comparisons, tenses, verb after like/ dislike, quantities.

0,8

0,2

READING

(2,0)

5

1,0

Read the text and fill in the blank (with suitable words from the box)

0,8

0,2

5

1,0

Read the text and circle the best answer:

0,8

0,2

WRITING

(2,0)

2

0,4

(Error identification) Circle A, B, C or D which is not correct in standard English

0,4

4

0,8

(Sentence transformation) Rewrite the sentences so as its meaning keeps unchanged

0,8

2

0,8

(Sentence building) Write complete sentences from the words given.

0,8

LISTENING

(2,0)

5

1.0

– Listen and tick T/ F

1.0

5

1.0

– Listen and circle the best answer

1,0

TOTAL(8,0)

38

8.0

3,8

2,4

1,0

0,8

SPEAKING

(2,0)

2

0,4

Introduction

0,4

5

1,0

Topic speaking

0,2

0,6

0,2

3

0,6

Questions and Answer

0,4

0,2

Grand Total

(10,0)

48

10,0

4,0

3,0

2,0

1,0

SPECIFICATION FOR THE FIRST END-TERM TEST (ENGLISH 7)

School year: 2023-2024

(60-minute Test)

PARTS

CONTENTS

No. of

Ques

Mark

Task types

Re

Com

Low App

High App

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LANGUAGE

COMPONENT

(2,0)

Pronunciation:

Sen 1: final sounds /d/ & /t/

-Sen 2: sounds/ɔː/& /ɜː/

2

0.4

Indicate the word whose underlined part is pronounced differently form the others

0,4

Vocabulary:

-Sen 3: 1 word about music and art

-Sen 4: 1 word about food and drink

2

0,4

Odd one out

0,4

Vocabulary:

-Sen 5: 1 word about hobbies,

1

0,2

MCQs: Circle the best option

0,2

Grammar points:

-Sen 6: 1 sentence about V-ing after verbs of liking and disliking

-Sen 7: 1 sentence about verbs: make/ do/ collect/ play

-Sen 8: 1 sentence about past simple

–Sen 9: 1 sentence about quantities.

-Sen 10: 1 sentence about comparisons

5

1,0

MCQs: Circle the best option

0,8

0,2

READING

(2,0)

-Sen 11: 1 word about a verb

-Sen 12: 1 word about a noun

-Sen 13: 1 word about a preposition

-Sen 14: 1 word about an adjective

-Sen 15: 1 word about verb

5

1,0

(Cloze test) Read the text about “healthy living” and fill in the blank (with suitable words from the box)

0,8

0,2

-Sen 16: T/F statement

– Sen 17: Choose the best answer for a WH-question

-Sen 18: Choose the best answer for a WH-question

-Sen 19: Find the NOT TRUE statement

-Sen 20: What does the word “…” in the text refer to?

5

1,0

( Reading comprehetsion) Read the text about “community service” and circle the best answer

0,8

0,2

WRITING

(2,0)

-Sen 21: 1 sentence about verb

-Sen 22: 1 sentence about simple past

2

0,4

(Error identification) Circle A, B, C or D which is not correct in standard English

0,4

-Sen 23: -1 sentence about prefer/ like better

-Sen 24: 1 sentence about comparisons

-Sen 25: 1 sentence about simple sentences.

-Sen 26: 1 sentence about comparisons

4

0,8

(Sentence transformation) Rewrite the sentences so as its meaning keeps unchanged

0,8

-Sen 27: 1 sentence about simple past

-Sen 28: 1 question with How much/ many

2

0,8

(Sentence building) Write complete sentences from the words given.

0,8

LISTENING

(2,0)

-Sen 29-33: T/F statement

5

1.0

– Listen to a text about “Music and Arts” and tick T/F

1.0

-Sen 34-38: Choose the best answer for a WH-question

5

1.0

– Listen to the text about “Food and drink” and circle the best answer

10

TOTAL(8,0)

38

8.0

3,8

2,4

1,0

0,8

SPEAKING

(2,0)

– Introduce personal information (hobby, school, houses, family, teacher, subject..)

2

0,4

Introduction

0,4

-Randomly take one vocab topic (hobby/healthy/healthy living/ community service/ music and art/ food and drink)

-5 minutes for preparation

– Look at the pictures and answer the question “What is this?”

-Spell one word

– two vocabs in situation

-Student point the word from teacher’s explanation

5

1,0

Topic speaking

0,2

0,6

0,2

-Answer three questions about one of the topics ((hobby/healthy/healthy living/ community service/ music and art/ food and drink)

3

0,6

Questions and Answers

0,4

0,2

Grand Total

(10,0)

48

10,0

4,0

3,0

2,0

1,0

4. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7

4.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7

A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là

A.quan sát, đo.
B. quan sát, phân loại , liên hệ.
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại, liên hệ.
D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.

Câu 2: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 3: Đơn vị tính để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) là

A.Gam
. B. Kilogam.
C. đvC.
D. Tấn.

Câu 4: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
B. Chu kì của nó.
C. Số nguyên tử của nguyên tố.
D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 5: Hạt đại diện cho chất là

A. nguyên tử.
B. phân tử.
C. electron.
D. proton.

Câu 6: Công thức hoá học của một chất bao gồm

A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất.
B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất.
C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất.

Câu 7: Tốc độ của vật là

A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
C. Quãng đường vật đi được.
D. Thời gian vật đi hết quãng đường.

Câu 8: Đơn vị của tốc độ là

A. m/s.
B. m/h.
C. km/s.
D. dm/h.

Câu 9: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

A. Nhiệt kế.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
C.Cân.
D. Lực kế.

Câu 10: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 11: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là

A. dB.
B. Hz.
C. Niu tơn.
D. kg.

Câu 12: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. hoá năng.
D. cơ năng.

Câu 13: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?

A. Quãng đường.
B. Thời gian chuyển động.
C. Vận tốc.
D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 14: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

A. Ảnh của vật ngược chiều.
B. Ảnh của vật cùng chiều.
C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.
D. Không quan sát được ảnh của vật.

Câu 15: Đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?

A. Đường thẳng.
B. Đường cong.
C. Đường tròn.
D. Đường gấp khúc.

Câu 16: Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào?

A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không.
B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có.
C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương.
D. Cả A và C đều đúng.

B.PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 17: (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu.

Câu 18: (1,5 điểm)

a. Nói tốc độ của ô tô là 35 km/h có ý nghĩa gì?

b. Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Câu 19: (2,0 điểm)

a. Giải thích âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?

b. Với dụng cụ thí nghiệm gồm: một ít hạt gạo một cái bát sứ một thìa inox một cái chảo bằng kim loại; một màng nylon bọc thức ăn; vài dây cao su. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm chứng tỏ rằng khi dùng thìa inox gõ vào đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ.

Câu 20: (1,5 điểm)

Trên hình 13.1 vẽ một tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 450 .

a. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ

b. Tính độ lớn của góc phản xạ.

4.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 KHTN 7

A. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

B

C

A

B

C

A

A

B

A

B

A

C

D

A

B

B. Tự luận. (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

17

( 1,0 điểm)

– Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân.

0,5

x= 1; y=2

0,25

CTĐG: (CO2)n = 44 amu => CTHH: CO2

0,25

18

( 1,5 điểm)

Nói tốc độ của ô tô là 36km/h có nghĩa trong 1h ô tô đi được quãng đường 36km.

0,5

– Xác định quãng đường chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B: s = 30 m. Xác định thời gian chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B:t = t B – t A = 10 – 0 = 10 s.

0,5

– Xác định quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s:s : t = 30 : 10 = 3 m.

0,5

19

( 2,0 điểm)

a.

– Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo.

0,5

– Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.

0,5

b.

Bịt màng nylon căng trên miệng bát sứ, rắc vài hạt gạo lên trên. Dùng thìa inox gõ mạnh vào đáy chảo cho phát ra âm thanh ở gần miệng bát. Quan sát những hạt gạo trên màng nylon có bị nảy lên không.

0,5

Nếu những hạt gạo bị nảy lên, điều đó chứng tỏ đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ

0,5

20

( 1,5 điểm)

0,5

Theo định luật phản xạ ánh sáng:

Góc tới = góc phản xạ

Mà i = 900 – 450 = 450

Vậy góc phản xạ r = 450.

1,0

Học sinh có cách giải và trình bày khác đúng vẫn cho điểm tối đa

4.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câuTN/ Ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1.Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN (5 tiết)

1

1

0,25

2. Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

1

2

1

1

3

1,25

3. Phân tử – liên kết hóa học ( 13 tiết)

2

1

1

2

1,0

4.Tốc độ (11 tiết)

1

4

1

1

2

5

2,75

5.Âm thanh (10 tiết)

1

2

1

2

2

2,5

6.Ánh sáng (9 tiết)

2

1

1

1

2

3

2,25

Số câu TN/ Số ý TL

2

12

2

4

3

0

1

0

8

16

Điểm số/ ý

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6

4

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

b. Bản đặc tả ma trận đề kiểm tra

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý tự luận/ số câu hỏi TN

câu hỏi

tl

tn

tl

tn

Mở đầu(5 tiết)

Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN

Nhận biết

Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

1

C1

Thông hiểu

– Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

– Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

– Làm được báo cáo, thuyết trình.

Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

1. Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

1

C2

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

1

C3

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

1

C17, ý 1

Thông hiểu

– Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

2.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

Thông hiểu

– Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

C4

Phân tử – liên kết hóa học ( 13 tiết)

1.Phân tử; đơn chất; hợp chất

Nhận biết

– Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

1

C5

Thông hiểu

– Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2.Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

Thông hiểu

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

3. Hoá trị; công thức hoá học

Nhận biết

– Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

1

C6

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

Thông hiểu

Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

Vận dụng

– Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

1

C17,ý 2

Tốc độ ( 11 tiết)

1. Tốc độ chuyển động

Nhận biết

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

2

1

C18a

C7,C13

– Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

2

C8, C9

Thông hiểu

– Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó

1

C10

Vận dụng

Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

Vận dụng cao

Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Đo tốc độ

Thông hiểu

– Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

Vận dụng

Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

1

C18b

3. Đồ thị quãng đường – thời gian

Thông hiểu

– Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

1

C15

Vận dụng

– Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

Âm thanh ( 10 tiết)

1. Sóng âm

Nhận biết

– Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz)

1

C11

Thông hiểu

– Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…).

1

C19b

– Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

1

C19a

Vận dụng

– Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

2. Độ to và độ cao của âm

Nhận biết

– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

Vận dụng

– Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

3. Phản xạ âm

Nhận biết

– Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Thông hiểu

– Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm.

Vận dụng

– Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ánh sáng ( 11 tiết)

1. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối.

Nhận biết

– Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

1

C12

Thông hiểu

– Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

– Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

Vận dụng

– Thực hiện được thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

– Thực hiện được thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

2. Sự phản xạ ánh sáng

Nhận biết

– Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

– Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng

Thông hiểu

– Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán

1

C16

Vận dụng

– Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng.

– Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

Nhận biết

– Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

1

C14

Vận dụng

– Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1

C20a

Vận dụng cao

– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

1

C20b

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về văn hóa xếp hàng của người Việt Nam Dàn ý & 3 mẫu nghị luận xã hội hay nhất

5. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7

5.1 Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7

Câu 1: Vương triều nào ở Ấn Độ thời Phong kiến tồn tại đến giữa TK XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ?

A. Vương triều Gúp-ta
B. Vương triều Mô-Gôn
C. Vương triều hồi giáo Đê li
D. Vương triều Hác-sa

Câu 2. Đới khí hậu cực và cận cực của Châu Âu phân bố ở khu vực

A. Đông Âu.
B. Tây Âu.
C. Bắc Âu.
D. Nam Âu.

Câu 3: Vương triều hồi giáo Đê-li do người nước nào lập nên.

A. Người Ấn Độ
B. Người Thổ Nhĩ Kì
C. Người Mông Cổ
D. Người Trung Quốc

Câu 4: Các quốc gia Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào:

A. Đầu TK X đến đầu TK XIII
B. Giữa TK X đến đầu TK XIII
C. Nữa sau TK X đến đầu TK XIII
D. Cuối TK X đến đầu TK XIII

Câu 5. Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của Châu Âu, tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi đang có xu hướng

A. tăng.
B. giảm.
C. tăng chậm.
D. không thay đổi.

Câu 6. Châu Á có số dân

A. đông nhất thế giới.
B. đông thứ hai thế giới.
C. đông thứ ba thế giới.
D. đông thứ tư thế giới.

Câu 7: Vương quốc Lạn-xạng được thành lập vào TK XIII là tiền thân của nước nào ngày nay?

A. Lào
B. Thái Lan
C. Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a

Câu 8: Chủ nhân đầu tiên của Vương Quốc Lào là

A. Người Khơme
B. Ngươi Lào Lùm.
C.Nguời Lào Thơng
D. Người Mông cổ

Câu 9. Khu vực Nam Á là nơi ra đời của những tôn giáo nào sau đây?

A. Ki-tô giáo và Ấn Độ giáo.
B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
C. Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 10. Khu vực có mật độ dân số cao nhất ở Châu Á là

A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.

Câu 11. Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là

A. mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp.
B. quân Nam Hán tiếp tục chuẩn bị xâm lược.
C. quân Nam Hán chờ cơ hội xâm lược.
D. quân Nam Hán không giám xâm lược nước ta nữa.

Câu 12. Các đô thị đông dân của Châu Á phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

A. Đông Á và Tây Nam Á.
B. Nam Á và Trung Á.
C. Đông Nam Á và Trung Á.
D. Đông Á và Đông Nam Á.

Câu 13. Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn

A. Thăng Long làm kinh đô.
B. Cổ Loa làm kinh đô.
C. Hoa Lư làm kinh đô.
D. Thanh Hoá (Tây Đô) làm kinh đô.

Câu 14. Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đặt niên hiệu là Thái Bình nói lên điều gì?

A.Xem mình là vua một nước lớn.
B.Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng.
C. Không phụ thuộc vào bất cứ nước nào
D.Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống (ở Trung Quốc).

Câu 15. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở khu vực

A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Nam Á.

Câu 16. Thực vật chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. rừng ôn đới ẩm.
B. rừng nhiệt đới ẩm.
C. rừng nhiệt đới khô.
D. rừng ôn đới khô.

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Vương quốc Lào thời Lan Xang là thời kì như thế nào? (0,5 điểm)

b.Em hãy nhận xét những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nữa sau TK X đến nữa đầu TK XVI? (1 điểm)

Câu 2 (1.5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu.

b. Dân số châu Âu đang già đi gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của châu lục.

Câu 3(1,5 điểm) Trình bày được công lao to lớn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

Câu 4 (1.5 điểm)

a. Trình bày cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.

b. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

5.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

(16 câu x 0,25 = 4,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

B

C

B

A

A

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

D

B

D

D

B

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

a. Vương quốc Lào thời Lan Xang là thời kì như thế nào?

Là thời kì phát triển thịnh vượng nhất của Lào trên mọi mặt, về chính trị, văn hóa, xã hội

0,5đ

b. Nhận xét những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nữa sau TK X đến nữa đầu TK XVI

– Nền văn hóa được hình thành găn liền với các quốc gia đân tộc

– Tôn giáo phát triển mạnh mẽ

– Nghệ thuật kiến trúc rực rỡ

– Đóng góp vào kho tang văn hóa nhân loại

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

2

a. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu.

– Số dân chầu Âu năm 2020 là 747 triệu người, đứng thứ tư thế giới.

– Châu Âu có cơ cấu dân số già.

– Châu Âu có tình trạng mất cần bằng giới tính.

0,25

0,25

0,25

b. Dân số châu Âu đang già đi gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của châu lục.

– Sự thiếu hụt về lao động.

– Chi phí lớn về phúc lợi xã hội, y tế cho người già.

– Nguy cơ giảm dân số

0,25

0,25

0,25

3

*Công lao của Ngô quyền:

-Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc , giành lại độc lập dân tộc.

-Củng cố và xây dựng đất nước , giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập ,thống nhất sau này.

* Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ , thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.

0,5đ

0,5

0,5

4

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

– Cây trồng, vật nuôi đa dạng, nhiều quả ngon,…

– Cây trồng xanh tốt quanh năm, trồng từ 2 đến 3 vụ.

0,5

0,5

5.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7

Phân môn Lịch sử

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch sử

1

Chủ đề 1

ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI

-Vương Triều Gupta

-Vương triều hồi giáo Đêli

Nhận biết:

-Xã hội Ấn Độ dưới Vương triều Gúp –ta

-Xã hội Ấn Độ dưới Vương triều Đê-li

2TN

0,5

Chủ đề 2

-ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

-Khái quát về Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

-Vương quốc Lào

-Vương quốc Cam-pu-chia

-Nhân biết;

-Quá trình hình thành phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ TK X đến nửa đầu TK XVI

-Giới thiệu 1 số thành tựu văn hóa của Lào.

-Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào

Thông hiểu:

Lý giải được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lạn-Xạng?

Vận dụng cao:

Em hãy nhận xét những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

3TN

1TL

1TL

0,75

0,5

1,0

Chủ đề 3: ĐẤT NƯỚC DƯỚI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ-ĐINH –TIỀN LÊ(938-1009)

-Đất nước buổi đầu độc lập

-Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê

Nhận biết:

-Nắm được tình hình nước ta buổi đầu độc lập, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

-Ngô Quyền lên ngôi vua chọn Cổ Loa làm kinh đô

-Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế đặt tên nước là Đại cồ Việt , đặt niên hiệu là Thái Bình đã khẳng định nước ta ngang hàng với Trung Quốc.

Thông hiểu:

-Trình bày được công lao to lớn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

3TN

1TL

0,75

1,5

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

2 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

Phân môn Địa lí

1

CHÂU ÂU

0.5 điểm TN = 10%

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu

– Đặc điểm tự nhiên

– Đặc điểm dân cư, xã hội

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).

– Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.

Thông hiểu

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư Châu Âu di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

Vận dụng

– Biết được nguy cơ của tình trạng dân số ngày càng già đi của Châu Âu.

2TN

1TL

1TL

2

CHÂU Á

1.5 điểm TN

0.5 điểm TL

= 40%

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

– Đặc điểm tự nhiên

– Đặc điểm dân cư, xã hội

– Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á

– Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.

– Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

– Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á

Vận dụng cao

– Nêu được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

6TN

1TL

3

CHÂU PHI

2.5 điểm TL

= 50%

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi

– Đặc điểm tự nhiên

– Đặc điểm dân cư, xã hội

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

– Khái quát về Cộng hoà Nam Phi

Thông hiểu

– Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

1TL

Số câu/ loại câu

8 câu

TNKQ

2 câu TL

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

6.Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7

6.1 Đề thi cuối kì 1 môn Công nghệ 7

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM): Em hãy chọn phương án đúng nhất

Tham khảo thêm:   Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) Soạn SGK Sử 12 trang 156

Câu 1. Rừng trồng lại được phân loại theo:

A. Nguồn gốc
B. Loài cây
C. Trữ lượng
D. Điều kiện địa lập

Câu 2. Quy trình giâm cành gồm có mấy bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 3. Rừng thông được phân loại theo:

A. Nguồn gốc
B. Loài cây
C. Trữ lượng
D. Điều kiện địa lập

Câu 4. Chuẩn bị đất trồng gồm có mấy bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 5. Cây cải xanh có thể trồng quanh năm trong điều kiện nào?

A. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
B. Trồng ở nơi có mái che, đủ nước tưới và kiểm soát được dịch bệnh
C. Có nguồn vốn lớn để đầu tư cho trồng trọt
D. Có đủ đất để canh tác và nước tưới cho cây

Câu 6. Theo loài cây, rừng phân loại thành:

A. Rừng tràm
B. Rừng thông
C. Rừng tre nứa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Đặc điểm cơ bản của nhà trồng trọt là:

A. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
D. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 8. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lấy củ?

A. Lúa
B. Sắn
C. Cam
D. Mồng tơi

Câu 9. Người lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt cần có mấy phẩm chất và năng lực chính?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10. Bước 1 của quy trình chuẩn bị hạt giống là:

A. Lựa chọn giống để gieo trồng
B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
D. Đáp án khác

Câu 11. Ngô là cây trồng thuộc nhóm lương thực. Sau khi thu hoạch ngô thì bộ phận nào của cây ngô dùng để chế biến lương thực?

A. Thân
B. Lá
C. Quả
D. Đáp án khác

Câu 12. Rừng sản xuất:

A. Khai thác gỗ
B. Bảo tồn gene sinh vật rừng
C. Bảo vệ nguồn nước
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Có mấy cách phân loại rừng?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14. Rừng đặc dụng:

A. Khai thác gỗ
B. Bảo tồn gene sinh vật rừng
C. Bảo vệ nguồn nước
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Chuẩn bị trong quá trình trồng rừng là tiến hành thực hiện mấy công việc?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 16. Chuẩn bị giống cây rừng là chuẩn bị:

A. Cây con có bầu đất
B. Cây con rễ trần
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 17. Cây cải xanh bắt đầu được bón thúc vào lúc nào?

A. Khi cây vừa bén rễ
B. Khi hạt vừa nảy mầm
C. Khi cây trồng có được khoảng 2 – 3 lá thật
D. Khi cây trồng có được khoảng 3 – 4 lá thật

Câu 18. Quá trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

A. 6
B. 5
C. 4
D. 3

Câu 19. Có phương thức trồng trọt phổ biến nào?

A. Trồng ngoài trời
B. Trồng trong nhà có mái che
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 20. Giống cây rừng chuẩn bị trồng có mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 21. Mục đích sử dụng của rừng sản xuất:

A. Khai thác gỗ
B. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 22. Chuẩn bị trong quá trình trồng rừng là tiến hành thực hiện công việc?

A. Chuẩn bị cây con
B. Làm đất trồng cây
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 23. Bước 6 của quy trình trồng trọt bằng cây con có bầu:

A. Tạo lỗ trong hố
B. Rạch bỏ vỏ bầu
C. Đặt cây vào hố
D. Vun gốc

Câu 24. Rừng phòng hộ:

A. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
B. Bảo vệ đất
C. Nghiên cứu khoa học
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Trồng rừng bằng cây con rễ trần không áp dụng:

A. Vùng đất xấu
B. Vùng đất tốt và ẩm
C. Giống cây phục hổi nhanh
D. Bộ rễ khỏe

Câu 26. Bước 2 của quy trình trồng trọt bằng cây con có bầu:

A. Tạo lỗ trong hố
B. Vun gốc
C. Đặt cây vào hố
D. Rạch bỏ vỏ bầu

Câu 27. Hãy chọn thứ tự đúng của các bước trong quy trình trồng cây

A. Chuẩn bị đất trồng→ chuẩn bị giống cây trồng→ gieo trồng → chăm sóc cây trồng → thu hoạch
B. Chuẩn bị giống cây trồng → gieo trồng → chuẩn bị đất trồng → chăm sóc cây trồng→ thu hoạch
C. Chuẩn bị giống cây trồng→chăm sóc cây trồng → chuẩn bị đất trồng → gieo trồng → thu hoạch
D. Chuẩn bị đất trồng→ gieo trồng→ chuẩn bị giống cây trồng → chăm sóc cây trồng → thu hoạch

Câu 28. Đặc điểm của các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?

A. Cây có khả năng ra quả nhanh
B. Cây có khả năng ra hoa nhanh
C. Cây dễ trồng, mau lớn
D. Cây có khả năng ra rễ phụ nhanh

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 29: (1,0 điểm) Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước?

Câu 30: (1,0 điểm) Ưu điểm của việc trồng rừng bằng cây con là gì?

Câu 31: (1,0 điểm) Hãy đánh dấu X vào ô trống trước tên ngành sản xuất có sử dụng nguyên liệu từ rừng.

Ngành sản xuất đồ gỗ xây dựng

Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan)

Ngành công nghiệp chế biến (nông sản)

Ngành sản xuất dược liệu

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

6.2 Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

D

B

C

B

D

A

B

C

A

C

A

D

B

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

B

C

D

A

C

B

C

C

D

B

A

D

A

D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29: HS trả lời đúng từ 4 ý trở lên đạt trọn điểm

Gợi ý:

+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.

+ Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..

+ Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.

+ Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.

+ Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.

+ Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.

+ Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.

Câu 30:

Cây có bộ rễ khỏe, sức đề kháng cao 0,5 đ

Cây con có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt 0,25 đ

Bộ rễ của cây con cắm (bám) nhanh vào đất 0,25 đ

Câu 31:

X

Ngành sản xuất đồ gỗ xây dựng

0,25 đ

X

Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan)

0,25 đ

Ngành công nghiệp chế biến (nông sản)

X

Ngành sản xuất dược liệu

0,25 đ

X

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

0,25 đ

6.3 Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 7

a) Khung ma trận

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Ôn tập chương 3

– Thời gian làm bài: 45 phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

– Cấu trúc:

– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

– Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

– Phần tự luận: 3,0 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

– Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3,0điểm)

– Nội dung nửa học kì sau: 70% (7,0 điểm)

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

1. Mở đầu về trồng trọt -Các phương thức trồng trọt ở Việt nam

1.1 Vai trò của ngành trồng trọt.

1

0,75

1

1,5

2

2,25

1.2 Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam, một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

1

0,75

1

1,5

2

2,25

2

Trồng và chăm sóc cây trồng

2.1. Chuẩn bị đất trồng, giống cây trồng

1

0,75

1

1,5

2

2,25

2.2. Gieo trồng

1

0,75

1

1,5

2

2,25

2.3. Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

1

0,75

1

1,5

2

2,25

2.4 Các công việc chăm sóc cây cải xanh sau khi trồng

1

0,75

1

1,5

2

2,25

3

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

3.1 Vai trò của rừng

2

1,5

1

1,5

1

4,0

3

1

7,0

3.2 Một số loại rừng phổ biến ở việt Nam

3

2,25

2

3,0

5

5,25

3.3 Trồng rừng

2

1,5

2

3,0

1

4,0

4

1

8,5

3.4 Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

3

2,25

1

1,5

4

3,75

3.5 Sự cần thiết phải bảo vệ rừng và biện pháp bảo vệ rừng

1

7,0

1

7,0

Tổng:

16

12

12

18

2

8

1

7

28

3

45

10,0

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung (%)

70

30

100

BẢNG ĐẶC TẢ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức ,kĩ năng cần kiểm tra,đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

NB

TH

VD

VDC

1

1. Mở đầu về trồng trọt -Các phương thức trồng trọt ở Việt nam

1.1 Vai trò của ngành trồng trọt.

1.2 Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam, một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

*Nhận biết:

– Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở VN

– Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở VN

– Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt

* Thông hiểu:

– Sắp xếp được các loại cây trồng thuộc những nhóm cây trồng nào?

– Diễn giải được các loại hình phương thức trồng trọt (độc canh ,xen canh,luân canh…)

– Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt

2

2

2

2. Trồng và chăm sóc cây trồng

-Quy trình trồng trọt

2.1. Chuẩn bị đất trồng, giống cây trồng

2.2. Gieo trồng

* Nhận biết:

– Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.

– Nêu được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót.

– Nêu được các phương thức gieo trồng phổ biến.

– Trình bày được mục đích của việc làm đất, bón phân lót.

* Thông hiểu:

– Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất, bón phân lót.

– Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng.

– Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc chăm sóc cây trồng (tỉa dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước, bón phân thúc).

2

2

-Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

– trồng và chăm sóc cây cải xanh.

2.3. Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

2.4 Các công việc chăm sóc cây cải xanh sau khi trồng

* Nhận biết :

– Kể được các bước chăm sóc cải xanh sau khi trồng gốm mấy bước

– Yêu cầu kĩ thuật khi bón phân thúc cho cây cải xanh

– Yêu cầu kĩ thuật khi tưới tiêu nước cho cây cải xanh

– Sắp xếp được các bước công việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

– Cành giâm có độ dài khoảng bao nhiêu?

– Cành giâm còn có tên gọi là gì?

– Phương pháp giâm cành áp dụng cho những loại cây trồng nào

*Thông hiểu:

– Thời gian thu hoạch cây cải xanh

– Có mấy phương pháp thu hoạch cây cải xanh

– Sắp xếp được các bước tiến hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

2

2

3

Rừng ở Việt nam

3.1 Vai trò của rừng

3.2 Một số loại rừng phổ biến ở việt Nam

*Nhận biết:

– Trình bày được vai trò của rừng

– Phân biệt được các loại rừng phổ biến ở Việt Nam

* Thông hiểu:

– Giải thích được rừng có vai trò rất quan trọng đến đời sống con người như thế nào?

– Rừng phòng hộ ,rừng đặc dụng có vai trò như thế nào?

5

3

1

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

3.3 Trồng rừng

3.4 Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

3.5 Sự cần thiết phải bảo vệ rừng và biện pháp bảo vệ rừng

* Nhận biết:

– Nêu được các bước trong quy trình trồng rừng

– Trình bày được bước chuẩn bị cây con khi trồng rừng

– Nêu được các bước chăm sóc rừng sau khi trồng gốm mấy bước

– Mục đích chăm sóc rừng sau khi trồng ?

– Mục đích bảo vệ rừng

* Thông hiểu:

-Tóm tắt được quy trình rừng bằng cây con gốm mấy bước?

– Trồng rừng bằng cây con được áp dụng phổ biến ở đâu , vùng đất nào?

– Yêu cầu độ sâu khi xới đất vun gốc chăm sóc rừng sau khi trồng

– Công việc làm cỏ được tiến hành trong thời gian nào?

– Rừng bị tàn phá do nguyên nhân nào?

*Vận dụng :

Có ý thức trồng ,chăm sóc ,bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

*Vận dụng cao:

Có ý thức trồng ,chăm sóc ,bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

– Biện pháp bảo vệ rừng

5

3

1

1

Tổng

16

12

2

1

………………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 52 Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *