Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 5 Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 8 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 được Wikihoc.com đăng tải sau đây.

Bộ đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh lớp 8 hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 – Đề 1

Đề bài

Câu 1: Hãy kể 5 vật thể tự nhiên và 5 vật thể nhân tạo?

Câu 2: Cho những từ hoặc cụm từ: nhiệt độ sôi,chất, sôi, tính chất, biến đổi, nước, muối ăn (NaCl), tinh bột.hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:

a) Ngày nay khoa học đã biết hàng chục triệu __(1)__ khác nhau. Các chất thường gặp như __(2)__.

b) Mỗi chất đều có những __(3)__ nhất định, như nước có __(4)__ là 100ºC. Chất có thể __(5)__ thành chất khác.

Câu 3:

a) Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án PowerPoint HĐTN lớp 3 năm 2023 - 2024

b) Hãy kể ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp địa phương.

c) Hãy kể những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em.

Đáp án

Câu 1:

– 5 vật thể tự nhiên là: con voi, quả chanh, cây dừa, ngọn núi, con sông.

– 5 vật thể nhân tạo là: quyển sách, xe đạp, máy vi tính, đồng hồ, ngôi nhà.

Câu 2 :

a) (1): chất; (2) nước, muối ăn, tinh bột.

b) (3): tính chất; (4): nhiệt độ sôi; (5): biến đổi.

Câu 3 :

a) Ba vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình: quần áo, chén bát, xoong nồi.

b) Ba loại sản phẩm hóa học sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương là thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản thực phẩm.

c) Những sản phẩm hóa học:

• Phục vụ trực tiếp cho việc học tập là giấy, cặp, sách, bút, mực,…

• Bảo vệ sức khỏe của gia đình như thuốc chữa bệnh, thuốc bồi dưỡng sức khỏe,

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 – Đề 2

Đề bài

Câu 1 : Người ta sử dụng phương pháp nào để tách :

a) Nước ra khỏi cát

b) Rượu etylic ra khỏi nước ( nhiệt độ sôi của rượu là 78,3°C)?

c) Tách nước ra khỏi dầu hỏa?

Câu 2 : Có ba lọ mất nhãn đựng ba chất lỏng sau : nước tinh khiết, nước muối, nước đường. Hãy phân biệt ba lọ trên.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 :

a) Để tách nước ra khỏi cát ta có thể dùng :

+) Phương pháp lọc : Cho hỗn hợp cát và nước vào phễu lọc, nước thấm qua giấy lọc và chảy xuống dưới, cát bị giữ lại trên giấy.

+) Phương pháp lắng gạn : để yên một lúc, cát lặng và không tan trong nước sẽ chìm xuống dưới, nước ở trên. Gạn để tách nước ra.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 3 Bài 5: Sử dụng bàn phím Giải Tin học lớp 3 trang 25 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

b) Để tách rượu ra khỏi nước, ta có thể phương pháp chứng cất phân đoạn.

Đun hỗn hợp trong bình chưng cất thì hơi rượu sẽ bay hơi trước, hơi rượu được dẫn qua ống sinh hàn để chuyển thành lỏng.

c) Để tách nước ra khỏi dầu hỏa ta dùng phương pháp chiết (phễu chiết).

Cho hỗn hợp vào phễu, vì dầu nhẹ hơn và không tan trong nước nên nổi lên trên thành lớp. Mở nhẹ ra để nước chảy ra vừa hết thì đóng khóa lại.

Câu 2 : Lấy ba ống nghiệm sạch, nhỏ vài giọt mỗi chất lần lượt cho vào ba ống nghiệm và đun trên ngọn đèn cồn.

– Sau một thời gian đun, ở ống nghiệm không thấy có dấu vết gì thì đó là nước tinh khiết

– Ống nghiệm sau khi đun có vết màu trắng thì đó là nước muối.

– Ống nghiệm sau khi đun có vết màu đen thì đó là nước đường.

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 – Đề 3

Đề bài

Câu 1 : Một nguyên tử Z có 16 proton trong hạt nhân. Hãy vẽ cấu tạo của nguyên tử Z.

Câu 2 : Cho các từ và cụm từ sau : liên kết ; electron ; sắp xếp electron. Hãy lựa chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :

Nguyên tử có thể __(1)__ với nhau, nhờ __(2)__ mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng __(3)__ tuỳ thuộc ở số __(4)__ và sự __(5)__ trong vỏ nguyên tử.

Câu 3 : Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 : Vì số p = số e = 16 → lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 8 electron, lớp 3 có 6 electron. Sơ đồ cấu tạo như hình vẽ sau.

Câu 2 : Nguyên tử có thể liên kết với nhau, nhờ electron mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng liên kết tuỳ thuộc ở số electron sự sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử.

Câu 3 : Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử, vì : Khối lượng nguyên tử bao gồm khối lượng của hạt nhân và khối lượng của các electron mà khối lượng của electron rất nhỏ bé so với khối lượng của hạt nhân ( khối lượng của electron chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng của proton) nên có thể bỏ qua.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nhớ rừng Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 – Đề 4

Đề bài

Câu 1: Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong bài tập 2 làm thí dụ.

Câu 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất với oxi của các nguyên tố sau đây:

a) K(I)

b) Ba(II)

c) Al(III)

d) Si(IV)

e) P(V)

g) S(VI)

Câu 3:

a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Câu 4: Cho các công thức hóa học sau: CaO2; KO; CuSO4; naNO3; Ca2CO3; Na2PO3; Ba(NO3)3; Fe3O2; Cu2O; CuO2. Hãy cho biết công thức nào đúng? Công thức nào sai?

Đáp án và hướng dẫn

Câu 1: Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: CH4: Ta có hóa trị của nguyên tố H là đơn vị nên:

1 x x = 4 x I → x = IV.

SiO2: Ta có hóa trị của nguyên tố O là II nên:

1 x y = 2.II → y = IV.

Câu 2:

a) K2O

b) BaO

c) Al2O3

d) SiO2

e) P2O5

g) SO3

Câu 3:

a) ZnCl2, ta có: 1 x x = 2 x I → x = II → hóa trị của Zn là II.

CuCl, ta có: 1 x y = 1 x I → y = I → hóa trị của Cu là I.

AlCl3, ta có: 1 x z = 1 x III → z = III → hóa trị của Al là III.

b) FeSO4, ta có: 1 x k = 1 x II → k = II → hóa trị của Fe là II.

Câu 4: Công thức đúng là: CuSO4; NaNO3; Cu2O.

Công thức sai là: CaO2 (CaO); KO (K2O); Ca2CO3 (CaCO3); Na2PO3 (Na3PO3); Ba(NO3)3(Ba(NO3)2); Fe3O2 (Fe2O3); CuO2 (CuO).

Chú ý: Công thức trong ngoặc () là công thức đã sửa.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 Chương 1 5 Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *