Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Có đáp án) Ôn tập Ngữ văn 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt bao gồm 2 đề có đáp án chi tiết kèm theo, giúp cho các bạn có nhiều tư liệu học tập, rèn luyện kỹ năng giải các câu hỏi trong phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Bên cạnh đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa các bạn xem thêm đề đọc hiểu Việt Bắc, đề đọc hiểu Vợ nhặt và rất nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 12.

Đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Đề 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đế Thích: Ông Trương Ba… (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng… Nhưng còn ông… rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?

Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.

Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…

Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…

Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…

Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.

Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.151-152)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Giới thiệu vài nét về vở kịch này.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng mua bán tài sản Mẫu số 01-HĐMB/TSC theo Thông tư 144/2017/TT-BTC

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Vì sao Hồn Trương Ba lại quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa”? Quyết định đó cho thấy vẻ đẹp gì trong Hồn Trương Ba?

Câu 4

Anh/chị có đồng tình với cách giải quyết của Hồn Trương Ba hay không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Giới thiệu vài nét về vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ:

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, gây được nhiều tiếng vang của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chứng, đã được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

– Tác phẩm này được Lưu Quang Vũ viết dựa trên một cốt truyện dân gian nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ, phàm tục.

– Vở kịch gồm 7 cảnh và đoạn kết

Câu 2: Chủ đề của đoạn trích: Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích thể hiện thái độ kiên quyết lựa chọn cái chết để được trở lại là chính mình của Hồn Trương Ba

Câu 3:

– Dù rất ham sống (“Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?”) nhưng Hồn Trương Ba lại quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa” vì hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi khổ của bản thân mình khi phải nương nhờ vào thân xác của người khác. Ông cũng không muốn những người thân của mình phải khổ, phải liên lụy vì mình.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Xa anh là tốt nhất

– Bằng cách từ bỏ cuộc sống vay mượn, Hồn Trương Ba đã chiến thắng sự dung tục, giả tạo, trở lại với bản nguyên trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao của mình (“tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”).

Câu 4: Cách giải quyết của Hồn Trương Ba là duy nhất đúng và toàn vẹn nhất dù cách đó có thể khiến Hồn Trương Ba vĩnh viễn rời xa cuộc đời này, thậm chí “cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa”. Vì chỉ khi “chết hẳn”, Hồn Trương Ba mới tìm lại được sự thanh thản, trong sáng; những người thân của Trương Ba cũng sẽ không còn phải khổ vì ông; thằng con của Trương Ba sẽ có cơ hội trở lại con đường ngay thẳng. Cho đến phút cuối cùng, Hồn Trương Ba vẫn rất nhân hậu, vị tha.

Đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Đề 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.149)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về thể loại đó.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Tham khảo thêm:   Nghị định 132/2018/NĐ-CP Quy định quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Câu 3. Thái độ của Hồn Trương Ba trước vấn đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. được thể hiện như thế nào? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Hồn Trương Ba.

Câu 4. Theo anh/chị, con người ta cần phải sống như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

– Tác phẩm được viết theo thể loại kịch.

– Kịch là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực bằng hình tượng (trữ tình, tự sự, kịch) và là một trong bốn loại thể cơ bản của văn học (thơ, kí, truyện, kịch).

– Kịch phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống thực tại rồi diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật

Câu 2: Chủ đề của đoạn trích là: Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”

Câu 3:

– Trước vấn đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn., Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ. Trong lời thoại của Hồn Trương Ba, ta thấy lặp đi lặp lại điệp khúc phủ định lối sống vay mượn thân xác của người khác: không thể, không thể, không thể. Mặt khác, ông còn thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

– Thái độ kiên quyết từ chối cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sống nhờ thân xác của ngƣời khác cho thấy tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, tự trọng của Hồn Trương Ba.

Câu 4: Dựa vào hai quan điểm mấu chốt dưới đây để viết bài

– Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

– Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý: thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Có đáp án) Ôn tập Ngữ văn 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *