Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi trắc nghiệm về thi hành Điều lệ Đảng Câu hỏi về Quy định 24-QĐ/TW (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về thi hành Điều lệ Đảng mang tới 50 câu hỏi về Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 quy định về thi hành Điều lệ Đảng, có đáp án kèm theo.

TOP 50 câu hỏi trắc nghiệm về điều lệ đảng là tài liệu cực kì quan trọng trong các kỳ thi tuyển dụng công chức, nâng ngạch công chức thường xuyên có mặt trong bộ tài liệu ôn thi công chức khối đảng đoàn thể. Qua đó, giúp các bạn tham khảo để tìm hiểu, học tập, ôn thi công chức, viên chức, thi nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp thật tốt… Vậy dưới đây là TOP 50 câu hỏi trắc nghiệm về thi hành điều lệ Đảng mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm về thi hành điều lệ Đảng năm 2023

Câu 1. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải bao nhiêu tuổi?

a) từ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
b) đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
c) đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo năm).
d) từ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo năm).

Câu 2. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp nào xem xét, quyết định

a) cấp uỷ trực thuộc Trung ương
b) cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương
c) cấp ủy cấp huyện
d) Ban Bí thư

Câu 3. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp cấp nào trở lên?

a) có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
b) có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
c) có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên.
d) có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

Câu 4. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của cấp nào?

a) Bộ Chính trị
b) Ban Bí thư.
c) Ban Tổ chức Trung ương
d) cấp ủy trực thuộc trung ương

Câu 5. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện theo quy định nào?

a) Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
b) Thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương.
c) Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
d) Thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.

Câu 6. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở cấp nào?

a) cấp cơ sở
b) cấp huyện trở xuống
c) cấp tỉnh trở xuống
d) ở mọi cấp

Câu 7. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp về những vấn đề gì?

a) những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó
b) những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó
c) những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng và chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó
d) Tất cả đáp án đều sai

Câu 8. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên?

a) 30 ngày làm việc
b) 45 ngày làm việc
c) 60 ngày làm việc
d) 90 ngày làm việc

Câu 9. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì trường hợp đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì?

a) chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
b) chi bộ phân công đảng viên khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
c) chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
d) chi bộ phân công đảng viên chính thức hoặc đảng viên dự bị khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

Câu 10. Thẩm quyền xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng?

a) Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở
b) Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở
c) Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở và tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở
d) Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

Câu 11. Theo quy định số 24-QĐ/TW thì Ở cấp tỉnh Lập ban cán sự đảng ở những cơ quan nào?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 42: Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước Giải Toán lớp 5 Cánh diều tập 1 trang 99, 100, 101

a) Uỷ ban nhân dân và ban cán sự đảng cơ quan tư pháp tỉnh.
b) Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và ban cán sự đảng cơ quan tư pháp tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân và các sở, ngành quản lý nhà nước
d) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Câu 12. Theo quy định hiện hành của Đảng về thời hạn chuyển sinh hoạt đảng chính thức, trong thời gian bao nhiêu ngày kể từ ngày giới thiệu chuyển chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi ủy nơi chuyển đến ?

A. Trong vòng 15 ngày làm việc.
B. Trong vòng 30 ngày làm việc.
C. Trong vòng 45 ngày làm việc.
D. Trong vòng 60 ngày làm việc.

Đáp án B (Tiết c, Điểm 6.3.1 – Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của BCH Trung ương khóa XIII về Thi hành Điều lệ Đảng)

Câu 13. Theo quy định của Đảng, đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ như thế nào?

A. Mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.
B. Mỗi tháng hai lần; họp bất thường khi cần.
C. Mỗi tháng ba lần; họp bất thường khi cần.
D. Mỗi tháng bốn lần; họp bất thường khi cần.

Đáp án A ( Điểm 4, Điều 22 – Điều lệ Đảng)

Câu 14 Theo quy định hiện hành của Đảng, cấp uỷ viên khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời sang tổ chức đảng có còn là cấp uỷ viên của cấp ủy nơi chuyển sinh hoạt đi hay không?

A. Không còn là cấp uỷ viên.
B. Là cấp uỷ viên nơi sinh hoạt tạm thời.
C. Vẫn là cấp uỷ viên nơi sinh hoạt chính thức.

Đáp án: C (Tiết c, Điểm 6.3.2 Quy định số 24-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Câu 15. Theo Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về “Một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ”, việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức danh quy hoạch chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt quy hoạch mấy tháng ?

A. Ít nhất 2 tháng.
B. Ít nhất 3 tháng.
C. Ít nhất 4 tháng.
D. Ít nhất 5 tháng.

Đáp án B

Câu 16. Theo Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về thi hành Điều lệ Đảng, việc thôi tham gia cấp uỷ của các đồng chí cấp uỷ viên khi có quyết định nghỉ công tác hoặc chuyển công tác khác hoặc thôi việc được quy định như thế nào ?

A.Cấp uỷ viên khi có quyết định nghỉ hưu thì thôi tham gia cấp uỷ đương nhiệm từ thời điểm nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được ghi trong thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu.
B. Cấp uỷ viên có quyết định thôi làm công tác quản lý hoặc thôi việc thì thôi tham gia cấp uỷ đương nhiệm từ thời điểm quyết định thôi làm công tác quản lý hoặc thôi việc có hiệu lực thi hành.
C. Cả hai phương án trên.

Đáp án C (tiết a, Điểm 16.4.1 – Quy định 24)

Câu 17. Theo Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về thi hành Điều lệ Đảng, sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở được quy định như thế nào ?

A. Đảng bộ cơ sở họp mỗi năm hai lần vào dịp đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác cuối năm, họp bất thường khi cần.
B. Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm ba lần, họp bất thường khi cần.
C. Đảng bộ cơ sở họp thường lệ một năm một lần, họp bất thường khi cần.
D. Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm bốn lần, họp bất thường khi cần.

Đáp án A

Câu 18 Để thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2020 – 2025 về nội dung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã tập trung thực hiện nhiệm vụ gì ?

A. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đổi tên Đảng bộ Khối thành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.
B. Xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt, chỉ đạo thực hiện.
C. Tiếp nhận về Đảng bộ một số tổ chức đảng từ Đảng bộ Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí.

Đáp án B

Câu 19. Đề án Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đã xác định quan điểm nào là nội dung trọng tâm trong nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Khối ?

A. Lấy công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng là giải pháp trọng tâm, đột phá.
B. Lấy công tác xây dựng, củng cố, sắp xếp, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên là giải pháp căn bản, lâu dài.
C. Lấy cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin làm động lực.
D. Cả ba phương án trên.

Đáp án D

Câu 20. Những trường hợp nào không xem xét, kết nạp lại vào Đảng?

A.Tự bỏ sinh hoạt đảng.
B. Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.C. Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị
kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
D. Bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Đáp án C (Điểm 3.5.2 – Quy định 24-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Câu 21. Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên?

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

A. Trong thời hạn 30 ngày làm việc.
B. Trong thời hạn 35 ngày làm việc.
C. Trong thời hạn 40 ngày làm việc.
D. Trong thời hạn 45 ngày làm việc.

Đáp án A (điểm 4.1 – Quy định 24-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Câu 22. Theo quy định hiện hành của Đảng, đảng viên được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày?

A. Ngày được kết nạp vào Đảng.
B. Ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên.
C. Ngày được công nhận là đảng viên chính thức.
D. Sau 12 tháng kể từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Đáp án: B (khoản 4, Điều 5 – Điều lệ Đảng)

Câu 23 Theo quy định hiện hành của Đảng, khi họp xét kết nạp người vào Đảng, tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận và có bao nhiêu cấp ủy viên biểu quyết đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp?

A. Được 1/4 số cấp uỷ viên trở lên đồng ý.
B. Được 1/3 số cấp uỷ viên trở lên đồng ý.
C. Được 1/2 số cấp uỷ viên trở lên đồng ý.
D. Được 2/3 số cấp uỷ viên trở lên đồng ý.

Đáp án: D (Điểm 3.6-Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư)

Câu 24 Theo quy định hiện hành của Đảng, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị thì thời hạn chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên?

A. 30 ngày.
B. 30 ngày làm việc.
C. 45 ngày.
D. 45 ngày làm việc.

Đáp án: B (điểm 4.2 – Quy định 24-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Câu 25. Theo quy định hiện hành của Đảng, sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt Đảng nào?

A. Trong kỳ sinh hoạt chi ủy gần nhất.
B. Bí thư Chi bộ trao trực tiếp cho đảng viên trong hội nghị giao ban.
C. Chi bộ tổ chức lễ công nhận đảng viên chính thức.
D. Trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.

Đáp án: D (tiết b, Điểm 4.5-Hướng dẫn 01-HD/TW của Ban Bí thư)

Câu 26. Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì được thành lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy?

A. Tổ chức cơ sở đảng có từ hai mươi đảng viên trở lên.
B. Tổ chức cơ sở đảng có từ hai mươi lăm đảng viên trở lên.
C. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên.
D. Tổ chức cơ sở đảng có từ bốn mươi đảng viên trở lên.

Đáp án: C (khoản 2, Điều 21 – Điều lệ Đảng)

Câu 27. Theo quy định hiện hành của Đảng, đảng ủy cơ sở có bao nhiêu ủy viên ban chấp hành thì được bầu ban thường vụ?

A. Có từ 5 ủy viên ban chấp hành.
B. Có từ 7 ủy viên ban chấp hành.
C. Có từ 9 ủy viên ban chấp hành trở lên.

Đáp án: C (khoản 5, Điều 22 – Điều lệ Đảng)

Câu 28. Theo Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác Quy hoạch cán bộ thì một chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý quy hoạch tối đa được bao nhiêu đồng chí?

A. 3 đồng chí.
B. 4 đồng chí.
C. 5 đồng chí.
D. 6 đồng chí.

Đáp án: A (tại Điều 9 Quy định 50-QĐ/TW )

Câu 29. Theo quy định hiện hành của Đảng, cấp ủy khóa mới được điều hành công việc khi nào?

A. Ngay sau khi được bầu.
B. Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền.
C. Sau khi công bố quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền.

Đáp án: A (khoản 1, Điều 13 – Điều lệ Đảng)

Câu 30. Theo quy định hiện hành của Đảng, cấp ủy viên khi có quyết định nghỉ hưu thì thôi tham gia cấp ủy đương nhiệm vào thời điểm nào?

A. Thời điểm tính theo ngày nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được ghi trong thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu.
B. Khi hết nhiệm kỳ.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Đáp án: A (tiết a, Điểm 16.4.1 – Quy định 24-QĐ/TW của BCH Trung ương)

Câu 31. Thời gian giám sát được tính kể từ ngày nào?

A. Kể từ ngày chủ thể giám sát nhận được báo cáo theo gợi ý giám sát của đối tượng giám sát.
B. Kể từ ngày ký quyết định thành lập đoàn giám sát.
C. Kể từ ngày triển khai quyết định thành lập đoàn (hoặc tổ) giám sát.
D. Kể từ ngày tổ chức đảng ký ban hành kế hoạch giám sát.

Đáp án A (Điểm 2.2, khoản 2, Điều 11, Hướng dẫn 02 về thực hiện Quy định 86 về giám sát trong Đảng)

Câu 32. Nội dung nào sau đây thuộc nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp?

A. Kiểm tra tổ chức đảng hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
B. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
C. Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án D (khoản 3, Điều 8, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 33. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên, phải xử lý kỷ luật Đảng ở hình thức nào?

A. Khiển trách.
B. Cảnh cáo.
C. Cách chức.
D. Khai trừ.

Đáp án D (khoản 3, Điều 17, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 34. Kể từ ngày nhận được đơn thư tố cáo tổ chức đảng và đảng viên, thời gian phải xem xét giải quyết đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống

A. Chậm nhất 30 ngày làm việc.
B. Chậm nhất 60 ngày làm việc.
C. Chậm nhất 90 ngày làm việc.
D. Chậm nhất 120 ngày làm việc.

Đáp án C (khoản 2, Điều 20, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 35. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật về đảng đối với hành vi vi phạm đến mức nào sau đây ?

A. Khiển trách.
B. Cảnh cáo.
C. Cách chức.
D. Khai trừ.

Đáp án D (điểm b, khoản 2, Điều 4, Quy định 69-QĐ/TW)

Câu 36: Kỷ luật đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực khi nào?

A. Ngay sau khi công bố Quyết định kỷ luật.
B. Ngay sau khi chi bộ công bố kết quả bỏ phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật.
C. Ngay sau khi ban hành Quyết định kỷ luật.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Đáp án B (khoản 2, Điều 16, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 37: Tổ chức đảng nào không có thẩm quyền kỷ luật đảng viên vi phạm?

A. Chi bộ.
B. Chi ủy.
C. Ủy ban Kiểm tra đảng ủy cơ sở.
D. Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ giáo dục thường xuyên - môn Vật Lí (Mã đề 782)

Đáp án B (không thuộc tổ chức có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên được quy định tại khoản 1, Điều 11, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 38. Những nội dung nào sau đây thuộc nội dung chi bộ kiểm tra đảng viên?

A. Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Chi bộ.
B. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chi bộ phân công.
C. Kiểm tra việc thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Đáp án D (Điều 7, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 39. Đảng viên vi phạm được tổ chức đảng nhiều lần mời đến kiểm điểm nhưng không đến mà không có lý do chính đáng thì tổ chức đảng có xem xét, xử lý không ?

A. Không xem xét, xử lý nữa.
B. Vẫn tiếp tục xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
C. Dừng cuộc kiểm tra chờ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
D. Tìm bằng được đảng viên đó để hỏi rõ lý do không đến kiểm điểm.

Đáp án B (điểm 2.1, khoản 2, Điều 13, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 40. Tổ chức đảng nào dưới đây được lập uỷ ban kiểm tra với tư cách là cơ quan tham mưu, giúp việc ?

A) Ban cán sự đảng.
B) Đảng ủy bộ phận.
C) Đảng uỷ cơ sở trở lên.
D) Chi bộ cơ sở.

Đáp án C (khoản 1, Điều 3, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 41. Theo quy định giám sát trong Đảng, giám sát chuyên đề có được thẩm tra, xác minh không?

A. Không.
B. Khi cần thiết được thẩm tra, xác minh.
C. Chỉ thẩm tra, không được xác minh.
D. Chỉ xác minh, không thẩm tra.

Đáp án B (điểm 2.3, khoản 2, Điều 11, Hướng dẫn 02 về hướng dẫn thực hiện Quy định 86 về giám sát trong Đảng)

Câu 42. Nội dung đơn tố cáo nào sau đây được dùng làm căn cứ kết hợp với các thông tin khác để quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm?

A. Đơn tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng tái tố, không có nội dung mới.
B. Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên có nội dung, địa chỉ cụ thể.
C. Đơn tố cáo có nội dung xác định được là vu cáo.
D. Đơn tố cáo do người không có năng lực hành vi ký tên.

Đáp án B (khoản 7, Điều 20, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 43. Nội dung nào sau đây được coi là không vi phạm những điều đảng viên không được làm ?

A. Phát ngôn có nội dung trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

B. Phát biểu, nêu ý kiến khác nhau trong các cuộc hội thảo khoa học, hội nghị được cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
C. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
D. Đăng những thông tin thuộc danh mục bí mật của Đảng và Nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

Đáp án B (không thuộc những nội dung vi phạm được quy định trong HD 02 về hướng dẫn thực hiện Quy định 37-QĐ/TW)

Câu 44. Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định kỷ luật, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương?

A. Trong thời hạn 30 ngày làm việc.
B. Trong thời hạn 40 ngày làm việc.
C. Trong thời hạn 50 ngày làm việc.
D. Trong thời hạn 60 ngày làm việc

Đáp án A (khoản 1, Điều 26, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 45. Tổ chức đảng nào sau đây không có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ?

A. Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ.
B. Uỷ ban Kiểm tra.
C. Chi bộ.
D. Các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy.

Đáp án D (điểm 1.1, khoản 1, Điều 5, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 46. Trước khi họp quyết định kỷ luật đảng viên vi phạm, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền phải thực hiện nội dung nào sau đây?

A. Yêu cầu đảng viên nhận khuyết điểm, vi phạm.
B. Trao đổi với người tố cáo để họ tham gia ý kiến.
C. Thông báo dự kiến về hình thức kỷ luật cho đảng viên vi phạm.
D. Gặp, nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.

Đáp án D (khoản 1, Điều 13, Quy định 22-QĐ/TW)

Câu 47. Theo quy định hiện hành, thời gian giám sát chuyên đề ở cấp cơ sở không quá bao nhiêu ngày làm việc?

A. 25 ngày làm việc.
B. 20 ngày làm việc.
C. 15 ngày làm việc.
D. 10 ngày làm việc.

Đáp án B (điểm 2.2, khoản 2, Điều 11, Hướng dẫn 02 về hướng dẫn thực hiện Quy định 86-QĐ/TW)

Câu 48. Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp?

A. Kiểm tra chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
B. Kiểm tra tổ chức đảng hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
C. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
D. Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

Đáp án A (theo khoản 3, Điều 8, Quy định 22-QĐ/TW, UBKT chỉ kiểm tra nội dung này khi có dấu hiệu vi phạm, không kiểm tra việc chấp hành).

Câu 49. Việc gia hạn thời gian giám sát không quá bao nhiêu ngày?

A. 1/3 thời gian giám sát theo quy định.
B. 1/4 thời gian giám sát theo quy định.
C. 1/2 thời giam giám sát theo quy định.
D. 1/5 thời gian giám sát theo quy định.

Đáp án A (điểm 2.2, khoản 2, Điều 11, Hướng dẫn 02 thực hiện Quy định 86 về giám sát trong Đảng)

Câu 50. Cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ chỉ tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm khi nào?

A. Ở lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, quan trọng hoặc liên quan nhiều cấp, nhiều ngành.
B. Khi uỷ ban kiểm tra không thống nhất với các ban của cấp ủy.
C. Khi uỷ ban kiểm tra không có thẩm quyền kiểm tra.
D. Khi có 1/2 số cấp ủy viên hoặc ban thường vụ cấp ủy yêu cầu kiểm tra.

Đáp án A (điểm 4.2, khoản 4, Điều 4, Quy định 22-QĐ/TW)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm về thi hành Điều lệ Đảng Câu hỏi về Quy định 24-QĐ/TW (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *