Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1506/QĐ-BGDĐT Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 31/05/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định 1506/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” của ngành Giáo dục.

Cụ thể, để nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ chủ trì tập huấn nâng cao kỹ năng văn hóa ứng xử và kiềm chế cảm xúc trong môi trường sư phạm cho cán bộ quản lý giáo viên, giảng viên, cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội, Đội và nhân viên trường học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1506/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH 1506/QĐ-BGDĐT

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018-2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” của ngành Giáo dục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Nơi nhận:
– Như Điều 3;

– Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo TW (để b/c);
– Ủy ban Văn hóa TNTNNĐ của Quốc hội (để b/c);
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (để b/c);
– Các Bộ: LĐTB&XH, VHTT&DL, TT&TT, Công an, Tài chính (để biết);
– Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (để p/h);
– UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ (để biết);
– Các Thứ trưởng Bộ GDĐT;
– Văn phòng Hội đồng giáo dục quốc gia;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT (để th/h);
– Công đoàn Giáo dục Việt Nam (để th/h);
– Các Sở GDĐT (để th/h);
– Các ĐH, HV, CĐSP, TCSP (để th/h);
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ GDCTHSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1299/QĐ-TTG NGÀY 03/10/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018-2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là Đề án), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch triển khai Đề án như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai Đề án trong toàn Ngành giáo dục đảm bảo kịp thời, hiệu quả đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong công tác triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng.

2. Yêu cầu

– Bám sát nội dung của Đề án, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và địa phương trong việc triển khai Đề án, đảm bảo thời gian theo Kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ GDĐT

– Xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, chất lượng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của năm học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở giáo dục;

Tham khảo thêm:   Tự đánh giá: Đoàn tàu mang tên Đội Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 16

– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai Đề án.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN, LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN (theo phụ lục đính kèm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT

a) Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

– Đơn vị đầu mối, chủ trì lập kế hoạch triển khai Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch đã được phê duyệt;

– Lập dự toán kinh phí đảm bảo cho việc triển khai Đề án, kế hoạch hằng năm gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp;

– Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết việc triển khai Đề án.

b) Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Thi đua-Khen thưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ: Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ được phân công.

c) Vụ Kế hoạch – Tài chính: Hướng dẫn, tổng hợp dự toán kinh phí triển khai Đề án để thẩm định trình cơ quan có quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách.

2. Các Sở giáo dục và đào tạo

– Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương phối hợp với ngành Giáo dục triển khai Quyết định 1299 và thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án của Ngành giáo dục;

– Phối hợp Công đoàn giáo dục cùng cấp quán triệt, triển khai Đề án đến nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, học sinh trong các cơ sở giáo dục;

– Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội địa phương, đơn vị;

– Phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh, tổ chức xây dựng nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học;

Tham khảo thêm:   Bài tập viết lại câu môn Tiếng Anh lớp 9 Có đáp án

– Tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học;

– Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch triển khai Đề án và báo cáo kết quả về Bộ GDĐT;

– Phối hợp, tham mưu, bố trí nguồn kinh phí thực hiện được từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của các sở giáo dục và đào tạo và nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định.

3. Các cơ Sở giáo dục đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm

– Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị;

– Tổ chức các diễn đàn, hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh, sinh viên; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

– Khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong trường học;

– Tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học;

– Bố trí nguồn kinh phí thực hiện được từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của các trường học và nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định;

– Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch triển khai Đề án 1299 và báo cáo kết quả về Bộ GDĐT./.

VI. KINH PHÍ

– Bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm;

– Nguồn chi thường xuyên của các sở giáo dục và đào tạo; các trường học;

– Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1506/QĐ-BGDĐT Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *