Bạn đang xem bài viết ✅ Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng trong nhà trường Mẫu báo cáo công tác phát triển đảng viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng trong nhà trường là mẫu báo cáo được lập ra vào dịp cuối năm tại các trường học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT để tổng kết lại hoạt động trong suốt 1 năm phấn đấu. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

PHÒNG GD&ĐT ……..
TRƯỜNG …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——–

Số: … /BC-THTH

….…., ngày…..tháng……năm…..

BÁO CÁO
Kết quả công tác phát triển đảng trong nhà trường

Thực hiện công văn số 431/PGDĐT-TCCB ngày…..tháng…..năm…..của Phòng GD&ĐT …………….về việc báo cáo số liệu về công tác Đảng tại đơn vị. Trường ……………. xin báo cáo như sau:

1. Kết quả công tác phát triển đảng trong trường học trong những năm vừa qua.

Trong những năm qua Chi bộ trường ……………. luôn quan tâm chú trọng đến công tác phát triển Đảng viên, từ tháng 01 năm 20… đến tháng 12 năm 2017 đã bồi dưỡng cho…..quần chúng ưu tú. Trong đó đã kết nạp được 7 đồng chí Đảng viên mới

Cụ thể:

– Năm 2013 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2014 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2015 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2016 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2017 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2019 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2019 kết nạp được…đồng chí

– Năm 2020 kết nạp được…đồng chí

2. Đánh giá tình hình chính trị, tư tưởng và sự rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, giáo viên và người học.

– Đa số đảng viên trong chi bộ có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt; có tinh thần trách nhiệm, trong công tác quản lý và giảng dạy. Chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kiên định trước khó khăn, thách thức, không ngừng tham gia học tập và tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu mô phạm của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Có ý thức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Địa lí - Đề 2 Đề kiểm tra môn Địa lí

– Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn hạn chế về năng lực; không tự giác học tập để nâng cao năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục. Có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, ngại phấn đấu, chậm tiến bộ.

3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác phát triển Đảng.

– Thuận lợi: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều là những người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo, có nhận thức về chính trị, có động cơ phấn đấu tốt.

– Khó khăn: Nguồn con người để phát triển Đảng viên hàng năm ít, có giai đoạn không có nguồn do công tác luân chuyển điều động. Một bộ phận giáo viên, nhân viên ngại phấn đấu, chưa cố gắng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; chưa cố gắng vượt khó trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chưa rèn luyện tư tưởng đạo đức, nâng cao bản lĩnh để vượt qua các cám dỗ về vật chất, chạy theo lợi ích cá nhân.

4. Kiến nghị, đề xuất về triển khai thực hiện trong thời gian tới.

– Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và kỹ năng sư phạm cho cán bộ quản lý và giáo viên để công tác phát triển đảng đủ số lương theo kế hoạch đề ra và đảm bảo chất lượng đảng viên.

Tham khảo thêm:   Viết: Viết báo cáo công việc - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 7

* Về phẩm chất chính trị

– Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

* Về đạo đức nghề nghiệp

– Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.

– Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

– Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

– Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 13: Năng lượng của dòng điện và công suất điện Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 64, 65, 66

* Về lối sống, tác phong

– Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

* Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

– Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

– Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

– Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

– Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT…..

– Website trường;

– Lưu: VT.

BTCB – HIỆU TRƯỞNG

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng trong nhà trường Mẫu báo cáo công tác phát triển đảng viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *