Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 18 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt trang 18, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 18)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 18)

Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 18)

Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ

Câu 1. Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?

Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).

Hướng dẫn giải:

– Chữ Hán: Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

Tham khảo thêm:   Cấu trúc đề thi KET Cấu trúc và cách tính điểm bài thi KET 2021

– Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

– Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).

Câu 2. Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp với mỗi loại tác phẩm nêu bên A.

A. Tác phẩm

B. Được dịch hay phiên âm?

a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán

1. được phiên âm ra chữ Quốc ngữ

2. được dịch sang tiếng Việt

b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

3. được dịch ra chữ Quốc ngữ

Hướng dẫn giải:

a – 1, 2

b – 3

Câu 3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:

a. Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q…..

b. Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/….

c. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…

Hướng dẫn giải:

a. Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm: âm /c/ thay cho /k/, /q/…

b. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm: âm /â/ vừa để ghi âm /â/ vừa để ghi âm /ơ/

Tham khảo thêm:   Công văn 440/2013/TCHQ-GSQL Tạm nhập khẩu miễn thuế ngoài định lượng 01 xe ôtô của Đại sứ quán Belarus

c. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm: tr, ngh,…

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những thuận lợi trong việc học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài.

Hướng dẫn giải:

Chữ Quốc ngữ dễ học, dễ viết. Chữ Quốc ngữ hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú đã làm cho tiếng Việt trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu sinh động đầy nhạc tính. Ngoài ra, các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài được phiên âm ra chữ quốc ngữ sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn. Từ đó, việc học và sử dụng cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chính vì vậy, mỗi người cần tích cực học chữ Quốc ngữ, từ đó sẽ có thêm vốn từ phong phú.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 18 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *