Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng tham chiếu các môn tiểu học theo Thông tư 22 Bảng đánh giá năng lực học sinh Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến quý bạn đọc Bảng tham chiếu các môn tiểu học theo Thông tư 22 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác nhất. Bảng tham chiếu các môn tiểu học theo Thông tư 22 là nội dung mà các thầy cô đánh giá được đúng năng lực của học sinh dựa trên các mức đánh giá chung hiện nay. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hóa thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng tham khảo.

MÔN LỊCH SỬ

LỚP 4, GIỮA KÌ I, MÔN SỬ

I. Nội dung chương trình

Chương trình Lịch sử lớp 4 (1tiết/tuần), tại thời điểm giữa học kì I, những nội dung đã hoàn thành:

1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước

– Nước Văn Lang

– Nước Âu Lạc

2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập

– Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

– Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

– Ôn tập

3. Buổi đầu độc lập

– Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

– Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

II. Chuẩn kiến thức kĩ năng

– Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ;

– Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

– Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta ; Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

– Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)

– Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938.

III. Bảng tổng hợp đánh giá

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán Sở GD&ĐT Bắc Giang năm học 2017 - 2018 Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán

Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến giữa học kì 1, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:

1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);

2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);

3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)

Mã tham chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

Mức độ

CHT

(1)

HT

(2)

HTT

(3)

4.1.1

Nêu được một số sự kiên cơ bản về nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.

4.1.1.1

Nói được thời gian ra đời, tồn tại của nước Văn Lang, Âu Lạc; tên nước, tên vua.

4.1.1.2

Sử dụng được tranh ảnh trong SGK để mô tả sơ lược đời sống vật chất, tinh thần của người việt cổ (sản xuất, ăn, ở, lễ hội…)

4.1.1.3

Trình bày được sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

4.1.2

Kể được những chính sách mà các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiên ở nước ta; Nêu tên được 4-5 cuộc khởi nghĩa nổ ra bấy giờ.

4.1.2.1

Nêu được thời gian triều đại phong kiến phương Bắc bắt đầu đô hộ nước ta.

4.1.2.2

Kể được một số chính sách chúng đã thực hiện ở nước ta (chia nước ta thành quận, huyện; bắt dân ta phải cống nạp sản vật quý…)

4.1.2.3

Nêu được tên 3- 4 cuộc khởi nghĩa nổ ra bấy giờ (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Bà Triệu,…)

4.1.3

Tường thuật ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng năm 938

4.1.3.1

Nói được nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng.

4.1.3.2

Biết sử dụng lược đồ để kể lại những nét chính về các sự kiện trên.

4.1.3.3

Nói được ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

4.1.4

Kể được Đinh bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.

4.1.4.1

Kể được đôi nét về cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh và công lao của ông trong buổi đầu độc lập của đất nước.

4.1.4.2

Biết sử dụng lược đồ để kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (năm 981).

Tham khảo thêm:   Cách mang thêm súng trong game Chiến Dịch Huyền Thoại

Lượng hóa kết quả đánh giá thường xuyên dựa trên tiêu chí thể hiện qua các chỉ báo cho tất cả các bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa kì và cuối kì theo quy ước sau:
– HTT: ≥ 3/4 số chỉ báo đạt mức 3, không có chỉ báo nào ở mức 1

– HT: > 3/4 chỉ báo đạt mức 2 hoặc 3

– CHT: ≥ 1/4 số chỉ báo chỉ đạt mức 1

Kết quả đánh giá (lượng hóa dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)

Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo

Đạt mức

LỚP 4, CUỐI KÌ I, MÔN SỬ

I. Nội dung chương trình

Chương trình Lịch sử lớp 4 đến hết học kì I, những nội dung đã hoàn thành:

1. Nước Đại Việt thời Lý.

– Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

– Chùa nhà Lý

– Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1072-1077)

2. Nước Đại Việt thời Trần

– Nhà Trần thành lập

– Nhà Trần và việc đắp đê

– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

– Nước ta cuối thời Trần.

II. Chuẩn kiến thức kĩ năng

– Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

– Kể được vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.

– Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý

– Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt;

– Kể được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt.

– Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

– Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.

– Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.

III. Bảng tổng hợp đánh giá

Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến cuối học kì 1, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:

1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);

2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);

3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)

Tham khảo thêm:   Đề khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 12 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 môn Vật lý

Mã tham chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

Mức độ

CHT

(1)

HT

(2)

HTT

(3)

4.2.1

Nói được vì sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La; Kể được những biểu hiện sự phát triển của đạo Phật thời Lý.

4.2.1.1

Nói được lí do Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La (đất rộng, ven sông, giao lưu thuận lợi…) và tên nước: Đại Việt

4.2.1.2

Kể được vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.

4.2.1.3

Nêu được một số biểu hiện sự phát triển của đạo Phật thời Lý.

4.2.2

Biết sử dụng lược đồ kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến sông Như Nguyệt;

4.2.2.1

Biết sử dụng lược đồ kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt

4.2.2.2

Nêu được vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt: Chủ trương đánh trước để chặn thế mạnh của giặc, đánh vào kho lương của nhà Tống…

4.2.3

Nói được hoàn cảnh nhà Trần được thành lập và một số việc làm của nhà Trần để củng cố, xây dựng và bảo vệ đất nước.

4.2.3.1

Nói được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: Nhà Lý suy yếu, ngoại xâm rình rập…

4.2.3.2

Kể được một số việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước.

4.2.3.3

Nêu được một số sự kiện tiêu biểu thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần

4.2.4

Nêu được đôi nét về tình hình nước ta cuối thời Trần; về sự kiện Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ.

4.2.4.1

Nêu được đôi nét hoàn cảnh nước ta khi Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, thiết lập nhà Hồ.

4.2.4.2

Kể được đôi nét về Hồ Quý và biết nguyên nhân nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược.

Kết quả đánh giá (lượng hóa dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)

Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo

Đạt mức

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng tham chiếu các môn tiểu học theo Thông tư 22 Bảng đánh giá năng lực học sinh Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *