Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với chủ đề Phố cổ Hội An, thời lượng 2 tiết.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu bài dạy minh họa Tiểu học Mô đun 3 tổng hợp các môn trong chương trình tập huấn Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý Mô đun 3 Tiểu học

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
TÊN CHỦ ĐỀ: PHỐ CỔ HỘI AN(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực lịch sử – địa lý:

– NL nhận thức KH LS – ĐL:

  • Kể được một số tên gọi khác của phố cổ Hội An
  • Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An

– NL tìm hiểu LS – ĐL:Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu,…) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh)

– NL vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ, lược đồ.

1.2Năng lực chung:

  • Tự chủ, tự học: Biết sưu tầm, tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp giữa các bạn trong hoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về phố cổ Hội An.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu trong chủ đề.

3. Phẩm chất: Thể hiện được lòng tự hào, tình yêu đối với phố cổ Hội An.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

  • Phương pháp DH: Trực quan, hợp tác, đàm thoại, trò chơi.
  • Kỹ thuật: Khăn trải bàn.

1. Phương tiện dạy – học:

a. Giáo viên:

  • Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam, lược đồ phố cổ Hội An;
  • Một số hình ảnh, video về một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An (Chùa Cầu, hội quán người Hoa, nhà cổ Phùng Hưng …);
  • Một video về thực trạng các công trình kiến trúc cổ ở Hội An,
  • Video ca khúc “Chiều Hội An”.

b. Học sinh:

  • Nhóm 1: Tranh ảnh các nhà cổ ở Hội An (Phùng Hưng….)
  • Nhóm 3: Tranh ảnh, Chùa Cầu
  • Nhóm 5: Tranh ảnh các Hội quán (Người Hoa…)
Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh phúc - Lần 1 Đề thi thử môn Vật lý năm 2018

2. Tiến trình tổ chức dạy học:

a. Hoạt động khởi động (8’)

* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh, kết nối vào bài học.

* Cách thức tổ chức:

  • Trò chơi “Ô cửa bí mật”, HS trả lời 2 câu hỏi về chủ đề trước sau đó bức ảnh hiện ra để dẫn dắt vào bài mới (hình ảnh Chùa Cầu)
  • GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh Chùa Cầu.

– H: Ảnh chụp địa danh nào? Ở đâu?

– Em biết gì thêm về phố cổ Hội An?

* Sản phẩm học tập: Câu trả lời.

* Công cụ đánh giá: Câu hỏi mở: (PP đánh giá: hỏi – đáp)

b. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí phố cổ Hội An (15 phút)

* Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An.trên bản đồ hoặc lược đồ.

* Cách thức tổ chức:

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

  • Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
  • Em hãy xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
  • Hội An giáp với những huyện thị nào?

– GV mời đại diện lên bảng chỉ vị trí địa lí Hội An trên bản đồ tỉnh Quảng Nam.

* Sản phẩm học tập: Câu trả lời được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An.trên bản đồ hoặc lược đồ.

* Công cụ đánh giá: bảng kiểm (PP quan sát), câu hỏi (PP hỏi đáp).

+ Bảng kiểm đánh giá kỹ năng chỉ lược đồ của HS.

+ Đáp án câu hỏi: Phố cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 28km. Phía đông giáp với biển Đông; phía Bắc và phía Tây giáp với thị xã Điện Bàn; phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên.

Tiêu chí

HS 1

HS 2

HS 3

HS 4

HS xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (15’)

* Mục tiêu: Kể và mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu …)

* Cách thức tổ chức:

  • GV cho HS giới thiệu một số hình ảnh về phố cổ Hội An sưu tầm và kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
  • GV nhận xét, chốt ý chính: Công trình kiến trúc tiêu biểu: Chùa cầu, nhà cổ (Quân Thắng, Tấn Ký, Phùng Hưng,), hội quán (Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang.. )
  • Cho HS xem đoạn video về các công trình kiến trúc tiêu biểu.
  • Yêu cầu HS theo sự phân công chuẩn bị ở tiết trước mô tả một công trình kiến trúc đã chọn, trình bày kết quả của nhóm mình.
  • Mời đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV nhận xét, bổ sung thêm.
Tham khảo thêm:   Đề thi nghề THPT tỉnh Đăk Nông năm 2010 - 2011 môn Điện Dân Dụng - Lý thuyết Sở GD&ĐT Đăk Nông

* Sản phẩm học tập: Biết và mô tả được một công trình tiêu biểu của phố cổ Hội An.

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp). bảng kiểm (PP quan sát),

– Đáp án câu hỏi:

  • Nhóm 1: Mô tả được nhà cổ Phùng Hưng.(Quân Thắng, Tấn Ký)
  • Nhóm 2: Mô tả được Chùa Cầu Nhật Bản.
  • Nhóm 3: Mô tả được Hội quán người Hoa.(Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang)

* Bảng kiểm

Tiêu chí

Đúng

Sai

HS kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.

Hoạt động 3:Nêu một số biện pháp để bảo tồn và pháp huy giá trị của phố cổ Hội An (20’)

*Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An. Qua đó thể hiện được tình yêu đối với phố cổ Hội An.

* Cách tổ chức:

– GV cho HS xem video một số thực trạng các công trình kiến trúc ở phố cổ Hội An.

– Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?

+ GV chốt ý: Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn nên nơi đây thường phải chịu nhiều tác hại của lũ lụt. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ là việc làm rất cần thiết.

Hỏi: Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?

+ Hoạt động nhóm (khăn trải bàn )

+ Các nhóm thảo luận làm bài tập

+ Đại diện các nhóm trình bày

GV chốt ý: Bảo vệ các công trình, tuyên truyền và giới thiệu đến các du khách, giữ vệ sinh môi trường…..

* Sản phẩm hoạt động: Có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc phố cổ Hội An.

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP kiểm tra viết).

* Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?

-Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?

Củng cố (10’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức.

*Cách tổ chức:

– GV tổ chức hình thức trắc nghiệm.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng con.

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

  1. Sông Thu Bồn
  2. Sông Hoài
  3. Sông Vu Gia
  4. Sông Hàn

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

  1. Chùa Cầu
  2. Thánh địa Mỹ Sơn
  3. Nhà cổ Đức An
  4. Hội quán Quảng Đông

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

  1. Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
  2. Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
  3. Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
  4. Xây dựng thêm những công trình kiến trúc hiện đại
Tham khảo thêm:   Đạo đức lớp 4 Bài 1: Người lao động quanh em Giải Đạo đức lớp 4 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8

* Sản phẩm hoạt động: Trả lời được các câu hỏi

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp).

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

  1. Sông Thu Bồn
  2. Sông Hoài
  3. Sông Vu Gia
  4. Sông Hàn

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

  1. Chùa Cầu
  2. Thánh địa Mỹ Sơn
  3. Nhà cổ Đức An
  4. Hội quán Quảng Đông

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

  1. Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
  2. Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
  3. Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
  4. Xây thêm những công trình kiến trúc hiện đại đẹp lộng lẫy.

*Bảng kiểm:

Câu hỏi

HS 1

HS 2

HS3

HS4

HS5

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

Vận dụng: (8’)

* Mục tiêu: Mở rộng kiến thức

* Cách tổ chức:

Hội An còn có những tên gọi nào khác? (Hoài Phố, Hải Phố, Faifo, Hội Phố, …)

Hội An thuộc tỉnh nào? (tỉnh Quang Nam) Hội An được công nhân thành phố năm nào? (tháng 01/2018)

* Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

Hiện nay, phố cổ Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng có nhiều khách du lịch. Do đó lượng khách du lịch đến tham quan rất đông không những khách du lịch trong nước mà còn có rất nhiều khách nước ngoài. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng quá tải về rác thải, ảnh hưởng đến môi trường cũng như việc bảo tồn các công trình kiến trúc.

H: Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?

+ GV cho HS xem video cá khúc “Chiều Hội An”.

* Sản phẩm hoạt động: Nêu được việc làm và biết bảo vệ môi trường

* Công cụ đánh giá: Câu hỏi (PP hỏi đáp).

  • Hội An thuộc tỉnh nào? Thành phố Hội An được công nhận năm nào?
  • Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *