Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một phong tục truyền thống Những bài văn hay lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một phong tục truyền thống, đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây

Việt Nam là một nước có nền văn hóa lâu đời, chính vì vậy mà chúng ta có rất nhiều phong tụ truyền thống. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về một phong tục truyền thống, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Thuyết minh về một phong tục truyền thống – Mẫu 1

Thuyết minh về một phong tục truyền thống

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.

Đến thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ), ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầm bán… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ.”

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Trước tiên bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Từ những đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng phụ mang tính thiêng liêng khác. Khi phát hiện ra lửa, người ta nhận thấy chỉ có khói bay lên và dần dần khói lửa đã đi vào hội lễ, từ đó nảy sinh nến và hương trong việc tín ngưỡng.Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại… Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Trước đây, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà không có điều kiện thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến là đủ. Trong việc thờ phụng tổ tiên, ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết.

Tham khảo thêm:   Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình Những bài văn hay lớp 10

Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo “quy định” huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung.

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông.”

Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thủy tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị.

Thuyết minh về một phong tục truyền thống – Mẫu 2

Thuyết minh về một phong tục truyền thống

Không biết tự bao giờ trầu cau đã đi vào tâm thức người Việt Nam trở nên thật gần gũi. Nhắc tới trầu cau ta thường liên tưởng tới tục ăn trầu. Vậy tục ăn trầu có từ bao giờ và trầu cau mang những ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt Nam xưa và nay ?

Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng: sự tích trầu cau là một câu truyện bi ai thấm đượm nghĩa tình.

Trầu cau quen thuộc là vậy nhưng không hẳn ai cũng biết “ăn trầu thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm” những vật dụng cho việc ăn trầu là cơi trâu gắn liền với câu (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu) là dao bổ cau được gắn với câu (mắt sắc dao cau) là bình vôi, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng trầu trong những tráp trầu,khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Cách têm trầu được mô tả qua câu: trong trắng ngoài xanh ở giữa đóng đanh hai đầu trống hổng. Khi nhai một miếng trầu chúng ta sẽ cảm nhận được vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, hơi ngòn ngọt của cau, đắng của thuốc lào và bùi bùi của rễ chay. Tất cả hoà quyện như nhưng hương vị của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nhiều nơi ăn trầu thì thuốc lào và rễ chay được thay thế bởi những thứ khác.

Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Trước tiên, miếng trầu thắm têm vôi nồng, vỏ chay, cùng cau bổ tám bổ tư luôn là sự bắt đầu, khơi mở tình cảm, bởi thế có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi cởi mở với nhau hơn.

Với các nam nữ thanh niên xưa thì trầu cau còn là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Mượn câu hát mời trầu để bày tỏ lòng mình. Bên cạnh “vôi nồng”, “miếng trầu cánh phượng”, “cau bổ bốn bổ ba” là những “trầu giải yếm giải khăn”, “trầu nhân trầu ngãi” để rồi “trầu mình lấy ta”.trầu cau là thứ sính lễ không thể thiếu trong mỗi đám hỏi ở Việt Nam “trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.

Không những xuất hiện trong cưới hỏi, trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, xuân đến, tết về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: “kiếm một cơi trầu sang biếu cụ, xin đôi câu đối để mừng ông”. Hơn thế trầu cau còn là đồ cúng giỗ, dân gian có câu “sửa cơi trầu đĩa hoa dâng cụ” để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân. Như thế đủ để biết trầu cau gắn liền với đời sống người dân như thế nào.
Trầu cau dùng tiếp khách hàng ngày như bát chè xanh,như điếu thuốc lào. Đồng thời ăn trầu còn gắn liền với phong tục nhuộm răng đen,một thời là vẻ đẹp hồn hậu chất phác mang đậm vẻ Á Đông của người phụ nữ nơi các làng quê Viêt Nam. Tục ăn trầu không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn có ở rất nhiều nước như: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Đài Loan… Đặc biệt sớm nhất ở Ấn Độ.

Như vậy, mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng tục ăn trầu ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung vẫn được duy trì. Chúng ta tin rằng trong tương lai tục ăn trầu vẫn tồn tại và mãi là nét văn hoá đẹp.

Thuyết minh về một phong tục truyền thống – Mẫu 3

Thuyết minh về một phong tục truyền thống

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ rất xa xưa, từ thời đại Vua Hùng cho đến nay. Có thể nói, bánh chưng là trong những sản vật mang đậm tính truyền thống, vừa có sức trường tồn cùng với thời gian, theo những tháng năm lịch sử của dân tộc vừa rất gần gũi với đời sống thường nhật trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực và tâm linh của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng hiện đại, đã có nhiều truyền thống đang bị mai một, bên cạnh đó cũng còn một số giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho đến tận bây giờ đó là phong tục gói bánh chưng vào nhưng dịp Tết đến xuân về.

Tham khảo thêm:   Bài tập từ Hán Việt Thực hành tiếng Việt

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng và nhà vua muốn truyền ngôi cho con nên đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: “vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi“. Các vị quan Lang cùng đua nhau lên rừng, xuống biển tìm kiếm những món ngon vật lạ và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua với hy vọng được nhà vua nhường ngôi cho. Trong đó có người con trai thứ mưới tám của vua Hùng tên là Lang Liêu, là người nghèo khó nhất trong số các người con của vua. Với tính tình hiền lành, chí hiếu, mẹ lại mất sớm, nên không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha. Chàng lo lắng không biêt phải làm sao thì bổng nằm mơ thấy ông Tiên bảo:”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy mừng rỡ và làm theo lời Tiên ông đã dặn, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh giầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Đến ngày hẹn, các vị quan Lang đều đem cỗ tới nào là sơn hào hải vị,…Riêng lễ vật của Lang Liêu chỉ có bánh chưng bánh giầy. Vua cha lấy làm lạ nên hỏi, Lang Lêu bèn đem “Thần mộng” tâu lên. Vua nếm bánh thấy ngon, lại khen có ý nghĩa, rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu, tức là đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó bánh Chưng, bánh giầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông. Bánh Chưng có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Đất, đây cũng là món ăn, là nét đẹp truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người cùng nhau quay quân bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.

Những chiếc bánh chưng xanh hình vuông rất độc đáo, sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc còn nhờ vào nguyên liệu, cách gói và cách nấu. Nguyên liệu chính là lúa gạo, đây thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước nhiệt đới, với khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm, nên những chiếc bánh hình vuông có màu xanh được chế biến với nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Phần nhân của bánh được làm từ thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Và công đoạn gói bánh chưng cũng rất cầu kỳ, lá gói bánh phải là lá dong và cách gói phải thật kín, thật đẹp sao cho nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc, không gói lỏng tay, cũng không chắc quá, bánh cũng không ngon. Xem chi tết: Cách gói bánh chưng ngon, đẹp cho ngày Tết

Điều độc đáo hơn nữa là khoảng thời gian nấu bánh, không giống như những loại bánh khác, thời gian nấu bánh kéo dài khoảng 10 tiếng đồng hồ. Đây là lúc mọi người sum hợp cùng nhau quây quần ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng trong không khí lạnh của những đêm giáp tết, những em nhỏ hay nghịch thường hay lấy những củ khoai vùi sâu vào trong bếp than hồng rực cũng là những kỷ niệm không thể quên được trong lòng mọi người.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm được dâng lên cúng ông bà tổ tiên vào ngày mùng 3 tết. Mâm cơm mang ra mời khách đều có sắc màu xanh mướt của bánh chưng, mỗi gia chủ đều muốn mời khách thử bánh chưng nhà mình , đó được coi như một điều may mắn với gia chủ và như một lời chúc “ăn nên làm ra”. Khi ăn bánh chưng người ta thường dùng với các loại mật hay nước mắm ngon, cũng có thể dùng kèm với dưa hành muối, củ cải dầm, dưa món,…

Vào những ngày sau Tết, bánh Chưng còn lại được đem đi rán cũng rất ngon và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ. Khi ăn có cảm giác “trong dai, ngoài giòn” hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của bánh chưng rán là một cảm giác rất dễ “gây nghiện” với nhiều người. Và họ tìm đến bánh Chưng rán ngon vào mỗi buổi sáng như một món ăn quen thuộc chứ không riêng gì dịp Tết.

Tham khảo thêm:   Công văn 2035/TCHQ-TXNK Hướng dẫn phân loại hàng hóa

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, dư vị thời gian, không gian của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Thuyết minh về một phong tục truyền thống – Mẫu 4

Thuyết minh về một phong tục truyền thống

Táo Quân được các gia đình cúng lễ quanh năm, vào các dịp sóc, vọng thường hương hoa oản quả. Những dịp lễ tết giỗ chạp hay có công to việc lớn trong nhà có thể cúng chay hoặc cúng mặn tuỳ nghi. Dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp. Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực. Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Sau khi cúng Táo Quân, người ta hóa mã, đồng thời hóa cả bộ mã năm trước.

Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Ban thờ Thổ Công thường bày biện khá đơn giản gồm bộ 3 chiếc mũ. Chiếc mũ ở giữa là mũ đàn bà, hai bên là mũ đàn ông. Bộ mũ (dù ba chiếc hay một chiếc) đều kèm theo chiếc áo và đôi hia đính vào bệ giấy hoặc khi cúng được kê trên bệ là vài trăm thoi vàng mã.

Hình ảnh Táo Quân – vua bếp cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày. Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy! Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông). Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…v…v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v…v..) để tiễn Táo Quân.

Sự tích Táo Quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được “Việt Nam hóa” với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên “tình nghĩa yêu thương” giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau… Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình… Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là “Định Phúc táo Quân” nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

…………..

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một phong tục truyền thống Những bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *