Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27 (Có đáp án) Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị thật tốt cho bài kiểm tra cuối kì 2 năm 2023 – 2024. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án mới nhất

PHÒNG GD& ĐT…..
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….. 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 (Bài kiểm tra đọc)
Năm học: 2023 – 2024

A. Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu, Luyện từ và câu (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ… Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

Câu 1: Nết là một cô bé thế nào? (0.5đ)

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Bitcoin Miner và cách nhập

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh với bàn chân bị tàn tật.

c. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ? (0.5đ)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.

b. Gia đình Nết khó khăn nên không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ? (0.5đ)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Nghe cô giáo kể về chị, Na có cảm xúc gì? (0,5 điểm)

a. Xấu hổ vì có người chị tàn tật.

b. Na vui và tự hào về chị mình .

c. Buồn vì chị không được đi học

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Phan Bội Châu năm 2011 - 2012 môn Hóa (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An

d. Tủi thân vì có người chị tàn tật.

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu : Na giải thích:“Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. có tác dụng gì? (0,5 điểm)

a. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu

b. Đánh dấu lời đối thoại

c. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp

d. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 7: Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Câu 8: Gạch dưới vị ngữ trong câu sau:

Nết ước mơ được đi học như Na.

Câu 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau. Trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu?

Tối hôm ấy, cô giáo đến thăm Nết. (1điểm)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” có mấy động từ? (1 điểm)

a. 1 động từ, đó là : …………………………………………………………………..

b. 2 động từ, đó là : …………………………………………………………………..

c. 3 động từ, đó là : …………………………………………………………………..

d. 4 động từ, đó là : …………………………………………………………………..

Câu 11: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên ? (1điểm) …………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

B. VIẾT: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả hoặc một cây cho bóng mát.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2

A. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Đọc to, rõ tiếng, tốc độ 90 chữ/ phút. Ngắt nghỉ hơi đúng: 2 điểm

Tham khảo thêm:   Quyết định số 644/QĐ-TTG Về việc thành lập Trường Đại học Đông Á trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Đông Á

– Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm

II. Đọc hiểu: 7 điểm

Câu Đáp án đúng Điểm
1 B 0,5 điểm
2 A 0,5 điểm
3 B 0,5 điểm
4 C 0,5 điểm
5 B 0,5 điểm
6 B 0,5 điểm
7 Na vui và tự hào về chị mình lắm. 0,5 điểm
8 Nết ước mơ được đi học như Na. 0.5 điểm

9

– Trạng ngữ: Tối hôm ấy

– Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nhắc đến trong câu

1 điểm

10

C. vẽ, cầm, đứng

1 điểm

11

HS tự nêu: VD:

– Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền;

– Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành .

1 điểm

B. Bài kiểm tra Viết 10 điểm

+ Viết được bài văn tả cây cối đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn kể chuyện. 8 điểm

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

* Điểm chung toàn bài: (Điểm Đọc + điểm Viết ): 2

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Mạch kiến thức kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phần kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi

3

Phần đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

1

1

5

1

Số điểm

2

0,5

1

2,5

1

câu số

1,2,3,4

5

11

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

2

1

2

1

4

Số điểm

1

0,5

2

0,5

3

Câu số

7,8

6

9, 10

Tổng:

Số câu

4

2

2

2

1

6

5

Số điểm

2

1

1

2

1

3

4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27 (Có đáp án) Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *