Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng Mẫu bài thu hoạch lớp nhận thức về Đảng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau khi học xong lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, cần làm bài thu hoạch để trình bày những hiểu biết của mình về đường lối, chính sách, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, trình bày quan điểm của mình về vai trò người Đảng viên trong tập thể. Mời các bạn cùng tham khảo mẫu bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong bài viết dưới đây:

BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG

Họ và tên:………………………………………………

Ngày tháng năm sinh:………………………………….

Quê quán:………………………………………………

Lớp, khoa, đơn vị:……………………………………..

Câu 1: Nội dung chính của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và những điều Đảng viên không được làm theo quy định của Bộ chính trị?

1A. Những nội dung chính của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

I. Giới thiệu khái quát về Điều lệ Đảng

1. Điều lệ Đảng là gì?

– Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, cơ cấu bộ máy của Đảng; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp.

– Mục đích của việc xây dựng Điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của Đảng.

– Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng.

2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng

– Là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, Điều lệ Đảng được viết ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, hiểu cùng một nghĩa và được chia thành các phần, chương, điều, điểm để thi hành thống nhất.

– Có một số vấn đề cụ thể không đưa vào Điều lệ Đảng sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Đảng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định; các cơ quan chức năng, như Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương… hướng dẫn thi hành bảo đảm cho Điều lệ Đảng được thi hành thống nhất, nghiêm minh.

– Điều lệ Đảng có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Đảng. Một số nội dung của Điều lệ Đảng được thể hiện trong Hiến pháp, các bộ luật của Nhà nước và văn kiện cơ bản của các tổ chức chính trị – xã hội. Điều lệ Đảng có những chương riêng để nêu rõ các quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:   Đơn đăng ký thành viên

– Điều lệ Đảng có tính kế thừa, ổn định tương đối và được phát triển cùng với quá trình phát triển của cách mạng, của Đảng. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cùng với việc quyết định quan điểm, đường lối chính trị cho thời kỳ mới, Điều lệ Đảng được Đại hội xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng. Từ Điều lệ đầu tiên (Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930 đến nay, Điều lệ Đảng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Điều lệ Đảng hiện hành được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thông qua ngày 25-4-2006.

II. Tóm tắt nội dung của Điều lệ Đảng

1. Nội dung phần mở đầu

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội X thông qua có tiêu đề phần mở đầu là ”Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng”, trình bày khái quát về Đảng và những vấn đề cơ bản nhất về xây dựng Đảng. Nội dung cụ thể như sau:

– Khái quát quá trình lịch sử Đảng, Điều lệ viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc”.

– Về bản chất của Đảng, Điều lệ ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.

– Về mục tiên của Đảng, Điều lệ nói rõ: ”Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”.

– Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Điều lệ khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”.

Tham khảo thêm:   370 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý - 6 phần Có đáp án

– Về tổ chức và nguyên tắc cơ bản hoạt động của Đảng, Điều lệ quy định: ”Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

– Về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, Điều lệ xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội”.

– Về quan điểm quốc tế của Đảng, Điều lệ nói rõ: “Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc kế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới”.

– Về công tác xây dựng Đảng, Điều lệ xác định: ”Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng”.

Những nội dung trên thể hiện một cách đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chí một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta như Cương lĩnh chính trị của Đảng đã vạch ra.

2. Các chương của Điều lệ Đảng

Chương I: Đảng viên

Chương này có tám điều, là chương rất quan trọng của Điều lệ Đảng, xác định vị trí, vai trò, quy định tiêu chuẩn của người đảng viên; điều kiện được xem xét để kết nạp Đảng; nhiệm vụ và quyền của đảng viên; thủ tục kết nạp người vào Đảng; phát triển và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, điều kiện được giảm, miễn công tác và sinh hoạt Đảng cũng như xoá tên trong danh sách đảng viên…

Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng.

Chương này có sáu điều, khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; những nội dung cơ bản của nguyên tắc đó; hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường Đại Học Hồng Đức, Thanh Hóa Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán năm 2018

Chương II còn quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ các cấp trong việc triệu tập đại hội từng cấp khi hếtnhiệm kỳ; tiêu chuẩn và số lượng cấp uỷ viên; phê chuẩn cấp uỷ và những cơ quan tham mưu giúp cấp uỷ mỗi cấp.

…….

Câu 2: Qua lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, anh (chị) cho biết quan điểm của mình về vai trò của người Đảng viên trong tập thể mà anh (chị) đang công tác?

– Cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hi sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng… Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại…”

– Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Người.

– Trong hàng trăm, hàng nghìn câu nói của Người về dân chủ đều luôn luôn nổi bật vai trò chủ động, tích cực của dân, đều luôn luôn nhất quán với tinh thần trọng dân gắn liền với trọng pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh rành mạch và tường minh trong những khẳng định sau đây:

  • Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trên thế giới không có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
  • Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân.
  • Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.
  • Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương là do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng, đều ở nơi dân…

Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng Mẫu bài thu hoạch lớp nhận thức về Đảng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *