Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THCS Bài tập cuối khóa Module 6: Xây dựng văn hóa nhà trường THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THCS gồm 2 mẫu, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng, kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 6: Xây dựng văn hóa nhà trường THCS.

Bài thu hoạch

Bài thu hoạch Module 6 dưới đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018, giúp thầy cô biết cách xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Đáp án trắc nghiệm Mô đun 6 THCS. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề bài: Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô công tác?

Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS – Mẫu 1

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 20.. – 20..

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm:

– Huy động sức mạnh tổng hợp của cô và trò, của chính quyền địa phương, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.

– Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20.. – 20.. nhằm đạt được các yêu cầu sau:

– Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về cơ sở vật chất trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.

– Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.

– Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.

– Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng cơ sở vật chất và môi trường sư phạm, cảnh quan môi trường và lớp học.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch – đẹp đảm bảo an toàn

Đảm bảo trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn:

Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; sân trường cần phải có những thảm cỏ xanh trong sân để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường hơn. Các lớp có các chậu cây cảnh, được chăm sóc tốt.

Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, Bếp ăn đạt yêu cầu theo bếp một chiều, phải luôn đảm bảo khâu vệ sinh, an toàn; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên.

Đẹp: Cảnh quan hài hòa, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.

– An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt…Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.

Tham khảo thêm:   10 ứng dụng Android hay nhất dành cho trẻ em (phần 1)

2. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh trong nhà trường

Quan tâm đến việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác tại trường. Tạo điều kiện cho học sinh các lớp được giao lưu, tham dự các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Trong năm học nhà trường phải tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 lần hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho giáo viên và học sinh như: Thi hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian,… vào các dịp 20/11, 22/12, tết nguyên đán, 8/3, 19/5, lễ ra trường, tổng kết năm học.

3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng:

– Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.

– Giao cho Chi đoàn thanh niên tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường tham gia tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ của phường.

– Giáo viên lồng ghép giáo dục, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động giáo dục của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập cho học sinh.

4. Một số hoạt động khác

  • Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10.
  • Tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” tại đơn vị.
  • Tổ chức hoạt động “Mừng Đảng, mừng xuân.”
  • Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân.
  • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu.

Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS – Mẫu 2

BÀI LÀM:

XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ
ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, AN TOÀN.

Các căn cứ pháp lí: Thực hiện kế hoạch số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 02 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học;

Các căn cứ thực tiễn: Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

– Xây dựng các giá trị văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực để cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được. Bồi dưỡng các kỹ năng thiết lập giao tiếp ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên.

– Tạo các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, và điều kiện thực tế của địa phương, để thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện.

– Biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hoá trong trường học là góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.

2. Yêu cầu

– Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đảm bảo an toàn tiết kiệm, thiết thực, mang tính giáo dục cao.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống Giải Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

– Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cần thực hiện đúng các quy định và thống nhất chung trong nhà trường đảm bảo dân chủ, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đảm bảo chuẩn mực và thể hiện đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.

– Xây dựng hệ thống khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Thiết kế đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với không gian nhà trường và của các nhóm lớp.

II. XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC.

1. Nội dung

– Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“;

– Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách….

* Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng

– Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh

– Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận

– Phù hợp với quy định của pháp luật.

– Phù hợp với mục tiêu, tình hình thực tế và đặc điểm của nhà trường, ngành, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, dân chủ và nhân văn.

* Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử

– Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

– Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.

-Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy – thầy, thầy – trò, thầy – cha mẹ học sinh, trò – trò, trò – cha mẹ học sinh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.

– Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Nội dung Bộ quy tắc ứng xử

– Quan hệ ứng xử của người học

+ Với bản thân người học.

+ Với bạn bè.

+ Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong nhà trường.

+ Với khách đến làm việc.

+ Với gia đình.

+ Với môi trường.

+ Với cộng đồng xã hội.

– Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

+ Với bản thân.

+ Với trẻ em, học sinh.

+ Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

+ Với cơ quan, trường học khác.

+ Với người thân trong gia đình.

+ Với cha mẹ người học.

+ Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài.

+ Với môi trường.

+ Với cộng đồng xã hội.

2. Chỉ tiêu

100% CB, GV, NV, HS thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường

3. Giải pháp

– Nhà trường bám sát bộ quy tắc ứng xử của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng.

– Nhà trường phối hợp với BCH công đoàn để thành lập tổ tư vấn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.

– Tổ chức lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ để tham gia đóng góp ý kiến bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm tạo sự đồng thuận chung.

– Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ xung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với nhà trường

– Xây dựng và triển khai Kế hoạch và bộ quy tắc ứng xử trong trường học.

– Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường văn hoá trường học.

– Làm bảng, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền có nội dung về các quy tắc ứng xử trong trường học.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn chơi game Au Mix cho người mới

– Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt Bộ quy tắc về văn hoá trường học một cách có hiệu quả.

– Thường xuyên kiểm tra môi trường, cách thức thực hiện quy tắc ứng xử văn hoá của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

– Đưa ra các biện pháp tích cực để chỉnh sửa sau các lần kiểm tra, góp ý.

– Chủ động trực tiếp mở ra các cuộc thi về văn nghệ, thể thao giữa các nhóm lớp, các đơn vị bạn.

2. Đối với giáo viên

– Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do nhà trường ban hành. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo.

– Tham gia nghiên cứu học hỏi Quy tắc ứng xử văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp, bạn bè.

– Chủ động sáng tạo lồng ghép các quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh vào các hoạt động giáo dục học sinh hàng ngày.

– Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện bộ quy tắc xây dựng môi trường văn hoá tại lớp mình phù hợp với tình hình thực tế của lớp, địa phương.

3. Đối với học sinh

– Có ý thức tham gia các hoạt động của cô có lồng ghép nội dung về quy tắc ứng xử đối với thầy cô giáo, bạn bè và người thân.

– Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập thể văn hoá, văn nghệ của lớp, nhà trường.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng Môi trường văn hoá trong trường học của trường THCS…….., mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần thực hiện nghiêm túc để nhà trường trở thành một môi trường văn hoá lành mạnh, an toàn, thân thiện.

THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC/DẠY HỌC NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG THCS.

Ngày soạn: …/ …./ 202….

Ngày dạy: …./…../202…

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 6.

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

TUẦN 4 – TIẾT 12: SINH HOẠT LỚP

XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

* Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Sơ kết tuần
  • Xây dựng được quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện;
  • Nêu được những cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thân thiện.

2. Năng lực:

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
  • Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

  • Quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện;
  • Các tình huống xảy ra; Kế hoạch tuần mới

2. Đối với HS:

  • Bản sơ kết tuần;
  • Kế hoạch tuần mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG _ MỞ ĐẦU:

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.

c. Sản phẩm: Thái độ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sơ kết tuần

a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới.

b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.

– HS: Ban cán sự lớp:

  • Lớp trưởng: Nhận xét khái quát tình hình lớp: về ý thức thực hiện nội quy chung của cả lớp (tham gia học đầy đủ chưa? Còn những bạn nào hay vào muộn, không tham gia học? Lý do?)
  • Các tổ trưởng nhận xét cụ thể từng thành viên trong tổ: (Vì học online nên chưa bầu tổ trưởng).

– GV nhận xét chung.

– GV nhắc nhở HS:

  • Cần thực hiện tốt nội quy trường lớp, nhất là những quy định khi học trực tuyến.
  • Hoàn thành các bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp ở tất cả các môn theo hướng dẫn của GV.
  • Hoàn thành đầy đủ tất cả các cuộc thi do các cấp tổ chức.

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THCS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THCS Bài tập cuối khóa Module 6: Xây dựng văn hóa nhà trường THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *