Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập hoàn thành phương trình hóa học về Halogen Bài tập Hóa học lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học, Wikihoc.com giới thiệu tài liệu Bài tập hoàn thành phương trình hóa học về Halogen.

Tài liệu bao gồm 9 trang tổng hợp toàn bộ lí thuyết, phương pháp kèm theo các ví dụ và bài tập minh họa kèm theo. Hy vọng nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế Halogen, Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen. Mời các bạn tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài tập hoàn thành phương trình hóa học về Halogen

A. Lý thuyết và Phương pháp giải

– Nắm vững các tính chất hóa học của các halogen và hợp chất của chúng

– Một số tính chất đặc trưng cần lưu ý:

+ Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ flo đến iot, tính oxi hoá giảm dần. Các halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối halogen.

+ Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá 1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2023 - 2024 Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 mẫu)

+ Tính khử của HX: Tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI.

+ Tính axit của dung dịch HX: Tính axit tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI.

+ Tính axit của HXO4 : Giảm dần từ HClO4 > HBrO4 > HIO4.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a) MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH) 2 → Clorua vôi

b, KMnO4 → Cl2 → KCl → Cl2 → axit hipoclorơ

→ NaClO → NaCl → Cl2 → FeCl3

Hướng dẫn:

a, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O

H2 + Cl2 → 2HCl

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O

Ca + Cl2 → CaCl2

CaCl2 + NaOH → Ca(OH)2 + NaCl

Cl2 + Ca(OH) 2 → CaOCl2 + H2O

b, 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + 2K → 2 KCl

2KCl → 2K + Cl2

Cl + H2 O → HCl+ HClO

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

NaClO + 2HCl → Cl2 + NaCl + H2O

2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ví dụ 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

b) KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O

c) KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O

d) Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4

e) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

f) CrO3 + HCl → CrCl3 + Cl2 + H2O

g) Cl2 + Ca(OH) 2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O

Hướng dẫn:

a, 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

b, KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O

c, 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O

d, Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2 SO4

e, Fe3 O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

f, 2CrO3 + 12HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 6H2O

g, 2Cl2 + 2Ca(OH) 2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O

Ví dụ 3: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng(nếu có):

Phương trình Hóa học lớp 10

Hướng dẫn:

a, 1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

3. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

4. 2NaCl + 2H2O → H2 ↑ + 2NaOH + Cl2

Tham khảo thêm:   Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

5. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

b, 1. Fe + HCl → FeCl2 + H2

2. FeCl2 + NaOH → Fe(OH) 2 + NaCl

3. Fe(OH) 2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

4. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

5. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.

Phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa

Đáp án:

(1 ) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

(2) NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O

(3) Cl2 + Ca(OH)2 rắn → CaOCl2 + H2O

(4) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

(5) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

(6) KClO3 +6HCl → 3Cl2 + KCl + 3 H2O

Câu 2. Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. KCl, KClO3, Cl2.

B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KCl, KClO3.

Đáp án: B

3Cl2+ 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Câu 3. Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. KCl, KClO3, Cl2.

B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KCl, KClO3.

Đáp án: C

Cl2+ 2 KOH → KCl + KClO + 3H2O

Câu 4. Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4(6). Axit HCl tác dụng được với các chất:

A. (1), (2), (4), (5).

B. (3), (4), (5), (6).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3), (5).

Đáp án: A

HCl + KOH → KCl + H2O

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 +8 H2O

Câu 5. Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :

A. (1), (2).

B. (3), (4).

Tham khảo thêm:   Soạn Sinh 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Giải bài tập Sinh 9 trang 160

C. (5), (6).

D. (3), (6).

Đáp án: D

Do Ag đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với axit HCl vàH2SO4 loãng

PbS là muối không tan trong axit nên không phản ứng

FeS cũng là muối không tan nhưng tan được trong axit.

*Một số lưu ý về muối sunfua

– Tan trong nước: Na2S, K2S, (NH4)2S, BaS,…

– Không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: FeS, ZnS, MnS,…

– Không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng: CuS, PbS, Ag2S, SnS, CdS, HgS…

– Không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3, …

Câu 6. Cho các phản ứng:

(1) O3 + dung dịch KI →

(2) F2 + H2O –to

(3) MnO2 + HCl đặc –to

(4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: A

(1) O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH

(2) 2F2 + 2H2O –to→ O2 + 4HF

(3) MnO2 + 4HCl đặc –to→ Cl2 + MnCl2 + 2H2O

(4) 4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Fe3O4 + dung dịch HI (dư) X + Y + H2O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là :

A. Fe và I2.

B. FeI3 và FeI2.

C. FeI2 và I2.

D. FeI3 và I2.

Đáp án: C

Fe3O4 + 8 HI 3FeI2 + I2 + 4H2O

Câu 8. Cho sơ đồ:

Sơ đồ phản ứng hóa học lớp 10

Viết các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên với X là NaCl.

Đáp án:

2NaCl –đp→ 2Na + Cl2

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Cl2 + H2 → 2HCl

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập hoàn thành phương trình hóa học về Halogen Bài tập Hóa học lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *