Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam Chủ đề “Bác Hồ với nông dân” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam giúp các em tham khảo, nhanh chóng trả lời đầy đủ 4 câu hỏi trong bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam của mình. Chi tiết nội dung mời các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi Bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Câu 1: Em hãy nêu hiểu biết của mình về việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với nông dân Việt Nam ở Thái Bình?

Câu 2: Bác Hồ về thăm Thái Bình bao nhiêu lần? Hãy kể tên các lần đó?

Câu 3: Hưng Hà vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào thời gian nào? Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã thể hiện lòng tôn kính với Bác như thế nào?

Câu 4: Em hãy kể một câu chuyện hoặc chép một bài thơ, hoặc một bài hát với nội dung thể hiện tình cảm của Bác Hồ với nông dân Việt Nam, nhân dân Thái Bình. Liên hệ bản thân về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đáp án Bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Câu 1

Việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với nông dân tại Thái Bình là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thái Bình, thể hiện được tình cảm của Bác Hồ dành cho người dân Thái Bình, cũng như tình cảm, lòng kính yêu và sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình đối với Bác Hồ kính yêu.

Nhân đây, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tất cả người dân hãy cùng nhau lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa tinh thần ý chí, khát vọng mạnh mẽ về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Nông dân Việt Nam chiếm hơn 1/2 dân số, vì vậy chúng ta cần gắng sức để làm cho đời sống người nông dân tiến nhanh hơn cùng với cả nước.

Thủ tướng mong muốn, cần phải hình thành một lớp người nông dân mới, lớp nhà nông 4.0. Đó là lớp nhà nông có ý chí tinh thần tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại. Cần thay đổi tư duy về vai trò, vị thế của người nông dân trong xã hội, người nông dân phải thay đổi tư duy về sản xuất, áp dụng mô hình sản xuất hiện đại trên nền tảng học hỏi và tiếp thu các tiến bộ công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 6: Lesson Two Unit 6 trang 45 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Kết thúc lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam là chương trình nghệ thuật đặc biệt “Thái Bình, đất tỏa danh hương” thời lượng 45 phút, gồm ba chương.

Chương 1: Thái Bình, miền đất cổ ngàn năm văn hiến;

Chương 2: Thái Bình, vùng quê cách mạng

Chương 3: Thái Bình, tiềm năng, hội tụ và phát triển do nam nữ diễn viên Trung ương và địa phương biểu diễn.

Câu 2, 3: Những lần Bác về thăm, bối cảnh lịch sử và ý nghĩa những lần Người về thăm.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 5 lần về thăm Đảng bộ và nhân dân Thái Bình.

Lần thứ nhất: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân vừa mới thành lập, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách: 28 vạn người chết đói, 500 quân Tưởng kéo vào quấy phá, đê Đìa – Hưng Nhân (nay là huyện Hưng Hà) và đê Mỹ Lộc – Thư Trì (nay là huyện Vũ Thư) bị vỡ. 15 giờ, ngày 10-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hưng Yên đến thăm Thái Bình. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Uỷ ban hành chính tỉnh, Người căn dặn: Phải đoàn kết toàn dân, đoàn kết các thân hào, thân sỹ, trước hết phải lo giải quyết nạn đói cho nhân dân và nhanh chóng khắc phục đoạn đê mới bị vỡ. Sau đó, Người đến thăm đoạn đê Đìa thuộc huyện Hưng Nhân. Trước đông đảo đồng bào Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên và nhắc nhở: nhiệm vụ trước mắt là phải đắp lại đê và cứu đói.

Lần thứ hai: Ngày 28 – 4 – 1946, biết tin nhân dân Thái Bình chỉ trong ba tháng đã khắc phục được hậu quả hai quãng đê bị vỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình lần thứ hai. Cùng đi với Người có ông Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Hiến và một số lãnh đạo khác. Tại nhà Trí thể dục (thị xã Thái Bình), Người đã gặp gỡ, nói chuyện với hơn 5 vạn cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Người khen ngợi thành tích tăng gia lao động sản xuất của nhân dân và kêu gọi mọi người phải đoàn kết, ra sức diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Sau đó, Bác đến thăm quãng đê vỡ đã được hàn gắn. Người xem xét rất kỹ đoạn đê và nhắc phải đầm đất kỹ hơn nữa.

Tham khảo thêm:   Thông báo 70/2013/TB-VPCP Phương án ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội và 01 tháng triển khai gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép

Lần thứ ba: Ngày 26 – 10 – 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình. Người gặp gỡ Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh tại trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo tình hình và những công việc của tỉnh đã làm được trong năm 1958. Rời Trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chuyên gia Trung Quốc tại công trường nhà máy Xay. Sau đó, Người tới dự Đại hội sản xuất Đông – Xuân tỉnh Thái Bình. Tại sân vận động thị xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh có buổi nói chuyện với 4 vạn đại biểu nhân dân Thái Bình từ cấp xã, huyện, tỉnh. Người đánh giá cao những thành tích mà quân dân Thái Bình đã đạt được và nhắc nhở một số điểm cần khắc phục như vấn đề tiết kiệm, chủ quan, tự mãn. Người kết luận “Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi, người đông, đất tốt, nước có sẵn, đồng bào và cán bộ phải cố gắng làm cho tỉnh nhà thành một tỉnh gương mẫu trong miền Bắc”.

Lần thứ tư: Được biết, Thái Bình có phong trào lấn biển khai hoang và toàn tỉnh đạt thành tích cao trong sản xuất, ngày 26 – 3 – 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và động viên phong trào. Từ máy bay trực thăng xuống, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các tầng lớp nhân dân ra đón. Người đến thăm xã Nam Cường (huyện Tiền Hải), xã điển hình đi đầu trong công tác lấn biển, mở rộng diện tích đất canh tác, Người khen ngợi thành tích ngăn biển, khai phá đất hoang và tặng huy hiệu cho 4 cán bộ, xã viên có thành tích xuất sắc trong xã.

Người đến thăm Hội nghị cán bộ toàn tỉnh, gặp gỡ các đại biểu đang họp tại xã Đông Lâm (huyện Tiền Hải). Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi nhân dân Thái Bình có nhiều cố gắng trong tăng vụ, vỡ hoang, làm thuỷ lợi, phân bón. Thay mặt Trung ương, Người giao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên tỉnh Thái Bình phải xây dựng Thái Bình thành một trong những tỉnh khá nhất về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tặng huy hiệu của Người cho 14 chiến sỹ thi đua về lao động sản xuất trong toàn tỉnh. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm một số gia đình xã viên của xã Đông Lâm, thăm một đơn vị bộ đội đóng quân tại địa phương.

Tham khảo thêm:   Thông tư 09/2013/TT-BXD Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở

Lần thứ năm: Chiều ngày 31-12-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình, tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha. Cùng đi với Bác có các đồng chí: Tố Hữu và Hoàng Anh. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại nơi sơ tán – thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Thư Trì, nghỉ lại 1 đêm tại đây. Sáng ngày 01-01-1967, tới thăm xã Hiệp Hoà, huyện Thư Trì (nay là huyện Vũ Thư) nói chuyện với cán bộ, nhân dân tại đình Phương Cáp, xã Hiệp Hoà, Bác căn dặn: “Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Câu 4:

“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”

Thật vậy, những cống hiến của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là vô bờ bến. Dù năm tháng có qua đi trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp của Người; đó là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại. Có thể nói những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vỹ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết sức giản dị, ai cũng có thể học và làm theo để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt. Trong những đức tính cao cả đó bản thân tôi thấy bài học về sự tiết kiệm cần phải tập trung nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống kể cả trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch Bác Hồ với nông dân Việt Nam Chủ đề “Bác Hồ với nông dân” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *