Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập tự luận Sinh thái học Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh hoc· ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập tự luận Sinh thái học là tài liệu rất hữu ích, giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức, luyện tập với các dạng bài, nhằm học tốt môn Sinh học 12, ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh đạt được hiệu quả cao. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài tập tự luận Sinh thái học

Bài 1:

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triẻn khác nhau của sâu đục thân lúa thu được bảng số liệu:

Trứng Sâu Nhộng Bướm
Thời gian (ngày) 8 39 10 2 – 3
Tổng nhiệt hữu hiệu (đô.ngày) 81.1 507.2 103.7 33

Giai đoạn sâu non có 6 tuổi phát triển với thiời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc 3) sau khi vũ hoá.

Ngày 30 -3 qua điều tra loại sâu đục thân lúa thấy xuất hiện sâu non ở cuối tuổi 2 (biết nhiệt độ trung bình là 250C).

1. Hãy tính nhiệt độ thềm phát triển đối với mỗi giai đoạn phát triển của sâu đục thân lúa ?

2. Hãy xác định thời gian xuất hiện của sâu trưởng thành, trình bày phương pháp phòng trừ có hiệu quả?

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Khám phá một số đặc điểm của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 trang 5 Chân trời sáng tạo

Cách giải

1. Theo công thức: S = (T – C) C = T – (S : D)

Thay các giá trị ta có: C = 250 C – ( 81,1 : 8 )

Trong đó: S = hằng số nhiệt (tổng nhiệt hữu hiệu – là nhiệt lượng cần thiết cho cả pt phát triển từ trứng.

C = nhiệt độ thềm phát triển (số không sinh học)- là nhiệt độ mà dưới nó tốc độ pt của cơ thể là số không

T = nhiệt độ vp của môi trường

D = thời gian phát triển

– Nhiệt độ thềm phát triển của trứng C = 15oC

– Nhiệt độ thềm phát triển của sâu C = 13oC

– Nhiệt độ thềm phát triển của nhộng C = 15oC

– Nhiệt độ thềm phát triẻn của bướm C = 14oC

2. Thời gian phát triển của giai đoạn sâu: 39 ngày.

Sâu có 6 tuổi, vậy thời gian phát triển một tuổi là: 39/6 = 6,5 (ngày).

Phát hiện thấy sâu non ở cuối tuổi 2, vậy để phát triển hết giai đoạn sâu non còn 4 tuổi.

Thời gian phát triển hết giai đoạn sâu là: 6,5 4 = 26 (ngày).

Thời gian phát triển giai đoạn nhộng là 10 ngày. Vậy để bước vào giai đoạn bướm cần: 26 + 10 = 36 (ngày).

Phát hiện sâu ở cuối tuổi 2 vào ngày 30 – 3, vậy vào khoảng ngày 5 – 5 sẽ xuất hiện bướm.

Xác định được thời gian phát triển của bướm sẽ có phương pháp phòng trừ có hiệu quả: Diệt bướm trước khi bướm đẻ trứng cho thế hệ sâu tiếp theo bằng phương pháp cơ học: tổ chức bẫy đèn hoặc dùng vợt, sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao.

Tham khảo thêm:   Đề thi đại học môn Sử khối C Kỳ thi đại học năm 2012

Bài 2:

Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của loài sâu cuốn lá như sau:

Trứng Sâu Nhộng Bướm
Thời gian (ngày) 15 14 11 13
Tổng nhiệt hữu hiệu (độ.ngày) 117,7 512,7 262,9 27

Sâu non có 6 tuổi phát triển với thời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc 3) sau khi vũ hoá.

1. Hãy tính thời gian phát triển của mỗi giai đoạn phát triển của sâu (biết nhiệt độ trung bình là 260oC).

2. Hãy tính thời gian xuất hiện trứng kể từ khi phát hiện ra sâu non ở cuối tuổi 3. Qua đó nêu phương pháp diệt trừ có hiệu quả.

Cách giải

1. Theo công thức:

T = (x – k).n n = T : (x – k).

Thay các giá trị ta có:

ntrứng = 117,7 : (26 – 15) = 10 (ngày).

nsâu = 512,7 : (26 – 14) = 42 (ngày).

nnhộng = 262,5 : (26 – 11) = 17 (ngày).

nbướm = 27 : (26 – 13) = 2(ngày).

2. Sâu non có 6 tuổi phát triển, vậy thời gian phát triển một tuổi là: 42 : 6 = 7 ngày

Để phát triển hết giai đoạn sâu non cần 3 tuổi, vậy để phát triển hết giai đoan sâu non cần: 7 3 = 21(ngày)

Thời gian phát triển giai đoạn nhộng là 17(ngày). Thời gian đẻ trứng của bướm là 2(ngày).

Vậy thời gian xuất hiện trứng là : 21 + 17 + 2 = 40 (ngày)

Khi xác định được thời gian xuất hiện trứng thì tiến hành các biện pháp diệt trừ có hiệu quả: Trứng sâu phát triển trong 10 ngày, trong 10 ngày đó trực hiện các biện pháp cơ học để diệt trứng: ngâm nước ngập cổ lúa trong 48 ngờ, đặc biệt là trong điều kiện nóng trứng sẽ bị hỏng, không nở ra thành sâu.

Tham khảo thêm:   Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Khoa học Tiểu học 6 câu hỏi tự luận môn Khoa học

Bài 3:

Trứng cá hồi phát triển ở 0oC, nếu ở nhiệt độ nước là 2oC thì sau 205 ngày trứng nở thành cá con.

1. Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển trứng cá hồi?

2. Tính thời gian trứng nở thành cá con khi nhiệt độ nước là 5oC, 8oC, 10oC, 12oC?

3. Vẽ đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian phát triển của trứng cá.Hãy nhận xét đồ thị?

Cách giải

1. Theo công thức: T = (x – k).n

Thay các giá trị ta có: S = (2 – 0).205 = 410 (độ.ngày).

Vậy tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của trứng cá hồi là 410 (độ.ngày).

2. Theo công thức: T = (x – k).n n = T : (x – k).

Vậy khi:

T = 5oC D = 410 : 5 = 82 (ngày).

T = 8oC D = 410 : 8 = 51 (ngày).

T = 10oC D = 410 : 10 = 41(ngày).

T = 12oC D = 410 : 12 = 34 (ngày).

3. Vẽ đồ thị:

4. Nhận xét:

Trong phạm vi giới hạn chịu đựng về nhiệt độ, nhiệt độ ảnh hưởng rọt đến tốc độ phát triển (thời gian phát triển). Nhiệt độ tác động càng cao thì tốc độ phát triển càng nhanh.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập tự luận Sinh thái học Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh hoc· của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *