Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Bài tập Hóa học lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Đây là tài liệu rất hữu ích, tổng hợp toàn bộ Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Hy vọng với tài liệu này các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Đồng thời giúp quý thầy cô có thêm nhiều tư liệu giảng dạy. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG:

Khi tăng: nồng độ chất phản ứng , nhiệt độ, áp suất chất khí, diện tích bề mặt chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Chất xúc tác cũng làmtăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

2. CÂN BẰNG HÓA HỌC

a, Hằng số cân bằng (k) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

b, Chất rắn, chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng

c, ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt, càng phản ứng nhiệt độ càng giảm, để trở lại cân bằng phải tăng nhiệt độ, nên chỉ cần nhớ : Thu – Thuận- Tăng nhiệt độ

d, ∆H< 0 phản ứng tỏa nhiệt, càng phản ứng nhiệt độ càng tăng nên: Tỏa – thuận – Giảm nhiệt độ

Tham khảo thêm:   Nghị định số 48/2014/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Còn phản ứng nghịch thì ngược lại: Thu – Nghịch – GIẢM nhiệt độ

Tỏa – Nghịch – TĂNG nhiệt độ

e, Đối với chất khí, khi hệ số 2 bên phương trình phản ứng bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng. Nên khi làm bài,ta xem hệ số hai bên phương trình phản ứng có bằng nhau không.

f, Khi thay đổi các yếu tố (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) phản ứng dịch chuyển theo hướng ngược lại để thiết lập lại cân bằng (như khi tăng nhiệt độ, phản ứng phải xảy ra theo chiều giảm nhiệt độ…)

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất:

A. Fe + dd HCl 0,1M

B. Fe + dd HCl 0,2M

C. Fe + dd HCl 1M

D. Fe + dd HCl 2M

Câu 2: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất:

A. Al + dd NaOH ở 25oC

B. Al + dd NaOH ở 30oC

C. Al + dd NaOH ở 40oC

D. Al + dd NaOH ở 50oC

Câu 3: Ở 25oC, kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl1M, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên:

A. Nhiệt độ diện tích

B. Bề mặt tiếp xúc

C. nồng độ

D. áp suất

Câu 4: Một phản ứng hóa học ở trạng thái cân bằng khi:

A. Phản ứng thuận đã kết thúc

B. Phản ứng nghịch đã kết thúc

C. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau

D. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm như nhau

Câu 5: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là:

Tham khảo thêm:   Tài liệu ôn thi Công chức Xã (Phường) năm 2017 - Ngành hộ tịch, tư pháp Đề cương ôn thi công chức xã năm 2017

A. Sự biến đổi chất

B. sự chuyển dịch cân bằng

C. sự biến đổi vân tốc phản ứng

D. sự biến đổi hằng số cân bằng

Câu 6: Cho phản ứng: CaCO3(r) ⇄CaO(r)+CO2(K) ; ∆H>0. Biện pháp không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi:

A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp

B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp

C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt

D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi

Câu 7:(CĐ10) Cho cân bằng hoá học: PCl5(k)D PCl3 (k)+ Cl2(k); ∆H>O. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi:

A. tăng áp suất

B. tăng nhiệt độ.

C. thêm PCl3

D. thêm Cl2

Câu 8:(CĐ11)Cho cân bằng hoá học: N2(k) +3H2 (k) ⇄ 2NH3(k);. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi:

A. tăng áp suất

B. tăng nhiệt độ

C. giảm áp suất

D. thêm chất xúc tác

Câu 9🙁ĐHB12) Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k) ; ∆H = -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:

A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất

B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất

Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 10: (ĐHA13) Cho các cân bằng hóa học sau:(a) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (b) 2NO2(k) D N2O4 (k) (c) N2(k) + 3H2(k)D2NH3(k) (d) 2SO2(k)+ O2(k) D 2SO3(k)

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch?

A. (d)

B. (b)

C. (a)

D. (c)

Câu 11🙁CĐ08) Cho các cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2)

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Hải Phòng năm học 2013 - 2014 môn Toán (Có đáp án) Sở GD-ĐT Hải Phòng

2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3) 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch:

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4)

Câu 12: (ĐHB10) Cho các cân bằng sau: (I) 2HI(k)⇄H2(k) + I2(k); (II) CaCO3(r) ⇄CaO(r) + CO2(k); (III) FeO(r)+ CO(k)⇄ Fe(r) +CO2(k); (IV) 2SO2(k) +O2 (k)⇄2SO3(k).

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13: (ĐHB11)Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k) ; DH < 0 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (2), (3), (4), (6)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (2), (4), (5)

D. (2), (3), (5)

Câu 14:(ĐHA08) Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Bài tập Hóa học lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *