Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 54, 55, 56, 57, 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương của Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của Chủ đề 8 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Hoạt động 1
Câu 1: Chia sẻ hiểu biết về một số nghề ở địa phương
– Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:
– Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
Trả lời:
– Nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh:
1. Trồng lúa.
2. Chăn nuôi gia súc (lợn)
3. Trồng cây ăn quả
2. Thợ hàn
5. Thợ xây
6. Thợ may
7. Làm muối
8. Nghề đan
– Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.
Câu 2: Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương.
Gợi ý:
- Tên nghề hiện có ở địa phương
- Những công việc đặc trưng của nghề
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề
Trả lời:
Làng tranh Đông Hồ
Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được “sản xuất” với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp… Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa…
Hoạt động 2
Câu 1: Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
Cách thu thập thông tin, dữ liệu khi tìm hiểu đặc trưng của một số nghề.
- Làm một số công việc của nghề.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
- Quay phim, chụp ảnh.
- Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.
- Quan sát thực tế thông qua tham quan.
- Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
Trả lời:
Em thảo luận và đưa ra những cách thu thập thông tin khi tìm hiểu đặc trưng nghề của địa phương:
- Đọc trên mạng xã hội
- Đến tận nơi quan sát
- Thông qua phim ảnh, trải nghiệm công việc.
- Phỏng vấn người lao động.
Câu 2: Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
– Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề.
– Mục tiêu thực hiện dự án.
– Nhóm thực hiện.
– Nội dung cụ thể:
- Cách tiến hành: phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
- Phương tiện: Câu hỏi/phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.
- Thời gian: một tuần (từ..đến).
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
– Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề đánh bắt thủy hải sản.
– Mục tiêu thực hiện dự án:
- Tìm hiểu về đặc trưng của nghề
- Những điều cần thiết khi làm nghề đánh bắt thủy hải sản.
- Những lưu ý khi đánh bắt xa bờ
– Nhóm thực hiện: Nhóm 1 lớp 7A
– Nội dung cụ thể:
+ Cách tiến hành:
- Phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi
- Tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Phương tiện:
- Giấy bút;
- máy ảnh hoặc điện thoại thông minh;
- máy tính nối mạng internet; tài liệu tại thư viện.
+ Thời gian: từ ngày 1/7 đến 8/7/2022
Nhiệm vụ |
Phân công |
Sản phẩm dự kiến |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công việc đặc trưng của nghề đán h bắt thủy hải sản |
Trần Thị Nguyệt Nga Nguyễn Mỹ Duyên |
– Bản ghi chép và hình ảnh các công việc đặc trưng của nghề. – Sản phẩm mẫu (nếu có). |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề |
– Nguyễn Khánh Toàn – Phạm Linh Chi |
Bản ghi chép và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề |
– Đỗ Khánh Tú – Trịnh Tú Anh |
Bản ghi chép về những phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề |
– Trần Phương Nguyên – Nguyễn Mỹ Hạnh |
Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề. |
Hoạt động 3
Câu 1: Thực hiện dự án
Trả lời:
- Em thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra.
- Cần có một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ thành viên tham gia để hoạt động.
Câu 2: Báo cáo kết quả.
– Về nội dung:
- Các sản phẩm dự án: Thông tin dữ liệu đã xử lí về các công việc đặc trưng của nghề, các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề; những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề; những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề này ở địa phương.
- Về những đề xuất của nhóm sau khi thực hiện dự án
– Về hình thức:
Trả lời:
- Nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện được.
- Xem bài thuyết trình cách làm nón lá đã trình bày.
- Lựa chọn hình thức thuyết trình đa dạng, nên mang cả vật phẩm đến trưng bày để các bạn tự quan sát.
Câu 3: Đánh giá việc thực hiện dự án.
Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
- Dự án có đạt được mục tiêu không?
- Dự án có hoàn thành đúng thời hạn không?
- Sự hợp tác và tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ.
- Những kinh nghiệm, bài học rút ra qua việc thực hiện dự án.
Trả lời:
– Em đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề ở địa phương theo các tiêu chí đã gợi ý.
– Dự án đã đạt được mục tiêu khi tìm hiểu về một làng nghề truyền thống.
– Dự án hoàn thành đúng thời hạn với sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên.
– Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án:
- Cần có thêm nhiều hình ảnh, tư liệu để thuyết trình được phong phú.
- Trong quá trình làm, cần chú ý quan sát đưa ra những điều đặc biệt của công việc.
Hoạt động 4
Em hãy trải nghiệm nghề mình quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương. Có thể tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương và tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề.
Bổ sung các thông tin về nghề, nhất là thông tin về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người lao động của nghề mà em quan tâm.
Trả lời:
- Em trải nghiệm nghề thực tế ở địa phương, tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương để trải nghiệm quy trình làm.
- Thu thập thêm thông tin: vật liệu, công đoạn…
- Những phẩm chất, năng lực cần thiết với người lao động: kiên trì, tỉ mỉ, học hỏi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 54 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.