Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện khóa tập huấn Module 9 của 9 môn: Âm nhạc, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí, Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Tin học, Khoa học tự nhiên.
Sản phẩm cuối khóa Module 9 này, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch bài dạy để nộp hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9 – GDPT 2018 của mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm, đáp án tự luận Mô đun 9 THCS. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:
Bài tập cuối khóa Module 9 môn GDCD THCS
BẢNG MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: TỰ LẬP
Môn: GDCD. Lớp 6
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU.
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
1. Phẩm chất |
|
Trách nhiệm |
Tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội. |
2. Năng lực chung |
|
Tự chủ và tự học |
Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. |
3. Năng lực đặc thù |
|
Nhận thức chuẩn mực hành vi |
– Nêu được khái niệm tự lập; – Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập; – Hiểu vì sao phải tự lập. |
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác |
Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. |
Điều chỉnh hành vi |
Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. |
1. Thiết bị dạy học và học liệu số
(Các thiết bị dạy học và học liệu số tương ứng, phù hợp với hoạt động học nhằm đạt mục tiêu (yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà bài dạy hướng tới)
- Thiết bị dạy học: Máy tính, loa, camera, máy chiếu
- Học liệu số: PowerPoint, hình ảnh, video
Tên hoạt động |
Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt |
Nội dung |
PP, KT dạy học |
Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số…. |
Khởi động |
Tạo được hứng thú với bài học. |
Trả lời câu hỏi |
Đàm thoại |
– Máy tính, loa, camera, máy chiếu. – PowerPoint |
Khám phá |
– Nêu được khái niệm tự lập; – Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập; – Hiểu vì sao phải tự lập. |
– Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi – Xem tranh, xem video, hoàn thành sơ đồ tư duy |
Đàm thoại |
– Máy tính, loa, camera, máy chiếu. – PowerPoint |
Luyện tập |
Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. |
Hoàn thành phiếu bài tập |
Đàm thoại |
– Máy tính, loa, camera, máy chiếu. – PowerPoint |
Vận dụng |
Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. |
Lập kế hoạch |
Dự án |
– Máy tính, loa, camera, máy chiếu. – PowerPoint |
2. Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD theo phương án đề xuất
– File Power-point
– File hình ảnh
– File Mp4 https://www.youtube.com/watch?v=ENOKuc3MnCA
3. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số
Tên hoạt động (YCCĐ 2): Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
a) Mục tiêu: Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho Hs quan sát tranh và trả lời ý kiến cá nhân về biểu hiện tính tự lập và chưa tự lập.
- Học sinh liệt kê những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- Giới thiệu cho học sinh đoạn video một tấm gương thực tế về tự lập để học sinh cảm nhận.
c) Dự kiến sản phẩm hoạt động:
- HS phát biểu được biểu hiện tính tự lập và chưa tự lập qua các bức tranh
- Sơ đồ tư duy liệt kê được những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày
- Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân qua đoạn video về biểu hiện tự lập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh và video về một tấm gương tự lập
liệt kê những biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- HS trả lời ý kiến cá nhân về các bức tranh thể hiện tính tự lập và chưa tự lập
- HS tiến hành thảo luận (cặp đôi) nhóm trong thời gian 3 phút, cử đại diện để trả lời suy nghĩ của em về đoạn video và tiến hành điền vào sơ đồ tư duy.
Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ mà GV giao
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi 3 HS trả lời về các bức tranh (phát biểu ý kiến cá nhân)
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày sơ đồ tư duy và phát biểu suy nghĩ của em về đoạn video về tấm gương tự lập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Sau đó, GV nhận xét ý kiến, chốt lại kiến thức về biểu hiện của tính tự lập.
e) Dự kiến tiêu chí đánh giá:
Nhiệm vụ 1: Học sinh phân biệt được hành vi tự lập và thiếu tự lập.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành sơ đồ tư duy
Tiêu chí đánh giá |
Điểm |
Đầy đủ chính xác nội dung yêu cầu |
5 |
Trình bày logic, khoa học, sạch đẹp. |
3 |
Sáng tạo |
1 |
Hoàn thành đúng thời gian |
1 |
Nhiệm vụ 3: Xem video và phát biểu được suy nghĩ của bản thân về biểu hiện tính tự lập.
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ THCS đầy đủ
BÀI TẬP CUỐI KHOÁ MÔ ĐUN 9
GV:……………
Đơn Vị Công tác: Trường ………….
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHƯƠNG III. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
TIẾT 17. BÀI 8. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | STT của YCCĐ |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
Nhận thức công nghệ |
– Nhận biết được cách lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình. |
1 |
Sử dụng công nghệ |
– Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình. |
2 |
NĂNG LỰC CHUNG |
||
Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến sử dụng và bảo quản trang phục, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. |
3 |
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Giải quyết được các tình huống đặt ra. |
4 |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU |
||
Phẩm chất chăm chỉ |
Có ý thức chăm chỉ trong học tập |
5 |
Phẩm chất trách nhiệm |
Tích cực tham gia các hoạt động tập |
6 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
Hoạt động 1. Khởi động |
– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo. – Giấy A3, bút dạ, nam châm. – Máy tính, ti vi – Hình ảnh về một số trang phục: https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY |
– Tập ghi chép – Sưu tầm tranh ảnh về trang phục. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục |
– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo. – Bút lông, giấy A3, kéo, băng dính 2 mặt (mỗi nhóm 1 bộ) – Power point, máy tính, máy chiếu (Tivi) – Bảng 8.1: Đặc điểm trang phục và hiệu ứng thẩm mĩ. |
– Tập ghi chép – Tranh ảnh về trang phục. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học – Hình thức DH |
Mục tiêu dạy học (Mã hoá của YCCĐ hoặc STT) |
Nội dung hoạt động (của HS) |
PPDH, KTDH |
Phương án |
Phương án ứng dụng CNTT – Dạng học liệu số – Phần mềm tổ chức dạy học – Thiết bị công nghệ |
|
Phương pháp |
Công cụ |
|||||
Hoạt động 1: Khởi động trực tiếp (10 phút) |
(1) (3) (4) |
Nhận biết về trang phục |
Trực quan, |
Đánh giá qua hồ sơ học tập |
Phiếu học tập |
– Máy tính, ti vi – Hình ảnh về một số trang phục: |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục trực tiếp (15 phút) |
(2) (3) (4) |
Lựa chọn trang phục |
Dạy học theo nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn |
– Đánh giá qua hồ sơ học tập – HS các nhóm đánh giá chéo |
Phiếu học tập |
– Power point, máy tính, máy chiếu, ti vi |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động ( 4 phút )
1.1. Mục tiêu: ( 1,3,4)
1.2. Nội dung : Các trang phục thông dụng
1.3 Sản phẩm: Các nhóm cập đôi hoàn thành phiếu học tập qua thảo luận trình bày kết quả của nhóm mình về các loại trang phục qua xem video trên đường link https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY
1.4 Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ | |
GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục. Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp, bền? Mỗi người có thể lựa chọn, sử dụng và bảo quan trang phục của mình như thế nào cho đúng? GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. |
Hoàn thành nhiệm vụ. |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. |
|
Báo cáo, thảo luận |
|
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. |
|
Kết luận và nhận định |
|
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. GV dẫn dắt vào bài mới: Để những bộ trang phục luôn bền và đẹp thì phải sử dụng và bảo quản trang phục cho đúng. Vậy làm thế nào để sử dụng và bảo quản cho đúng thì chúng ta vào bài hôm nay. HS định hình nhiệm vụ học tập. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục(18’)
a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể
Nội dung: Lựa chọn trang phục
b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A3. Hoàn thành nhiệm vụ.
c. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
|||||||||||
Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn đến vóc dáng người mặc |
||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ |
||||||||||||
GV chiếu hình ảnh và clip đường link youtube, yêu cầu HS quan sát Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A3. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau 1. Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng kiêu may nhưng khác màu sắc và hoa văn. HS nhận nhiệm vụ. |
I. Lựa chọn trang phục – Màu sắc, hoa văn của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên. |
|||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ |
||||||||||||
HS xem hình ảnh chiếu, Clip trên youtube HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút. GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau. HS đổi phiếu cho nhau. |
||||||||||||
Báo cáo, thảo luận |
||||||||||||
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. HS nhận xét bài làm của bạn |
||||||||||||
Kết luận và nhận định |
||||||||||||
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở. |
||||||||||||
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu ảnh hưởng kiểu may đến vóc dáng người mặc |
||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ |
||||||||||||
GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau ? Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng màu sắc nhưng khác kiểu may. GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. |
– Kiểu may của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên |
|||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ |
||||||||||||
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. |
||||||||||||
Báo cáo, thảo luận |
||||||||||||
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. |
||||||||||||
Kết luận và nhận định |
||||||||||||
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ. |
||||||||||||
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu lựa chọn trang phục dựa trên hiệu ứng thẩm mỹ |
||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ |
||||||||||||
GV chia lớp thành các nhóm (8HS/1 nhóm) GV phát cho mỗi nhóm các phiếu mầu có ghi các cụm từ về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. GV yêu cầu các nhóm sắp xếp đúng các ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. Thời gian thảo luận 2 phút. |
– Lựa chọn trang phục có chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc cao lên; hoặc người mặc có cảm giác béo ra thấp xuống |
|||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ |
||||||||||||
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh khi gặp khó khăn. |
||||||||||||
Báo cáo, thảo luận |
||||||||||||
GV treo bảng câm như sau lên bảng
GV yêu cầu các nhóm lên dán ý kiến của mình lên bảng tương ứng với từng chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoa văn ảnh hưởng tới vóc dáng người mặc. Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. |
||||||||||||
Kết luận và nhận định |
||||||||||||
GV nhận xét phần trình bày HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở. |
Nội dung 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi(10’)
a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với lứa tuổi
Nội dung: Lựa chọn trang phục
b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. Hoàn thành nhiệm vụ.
c. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||
Chuyển giao nhiệm vụ |
|||
GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau ? Nhận xét về kiểu dáng và màu sắc của mỗi lứa tuổi: Người lớn tuổi, trẻ em; thanh thiếu niên GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. |
– Lựa chọn trang phục dựa trên lứa tuổi. – Lựa chọn trang phục còn phù hợp điều kiện làm việc; sở thích về màu sắc, kiểu dáng trang phục. – Lựa chọn trang phục phù hợp điều kiện tài chính của gia đình. |
||
Thực hiện nhiệm vụ |
|||
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. |
|||
Báo cáo, thảo luận |
|||
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. |
|||
Kết luận và nhận định |
|||
GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ. |
Hoạt động 3: Luyện tập(8’)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng và bảo quản trang phục
Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục
b. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài tập 1. Quan sát hình a, b, c, d dưới đây và cho biết ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng người mặc. HS nhận nhiệm vụ. |
Hoàn thành được bài tập. |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập. |
|
Báo cáo, thảo luận |
|
1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. |
|
Kết luận và nhận định |
|
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. |
Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục
b. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: 1. Trang phục em mặc hằng ngày đã được phối hợp và sử dụng đúng cách chưa? Em sẽ thay đổi như thế nào trong lựa chọn và sử dụng trang phục của mình. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV. |
Bản ghi trên giấy A4. |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà |
|
Báo cáo, thảo luận |
|
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. |
|
Kết luận và nhận định |
|
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS. GV khen bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ. |
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Lịch sử – Địa lí THCS
Đề ra:
1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.
2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.
Bài làm
1. Sản phẩm 1: Học liệu số
– Lưu ý đối với một số học liệu số:
TT |
Học liệu |
Định dạng |
Yêu cầu kĩ thuật |
1 |
Văn bản |
PPT, PPTX, DOC, DOCX, PDF… |
Yêu cầu 1: Đặt tên tập tin Đặt tên tập tin theo đúng yêu cầu (Ví dụ: <MSHV>.BTCK.docx,…). Yêu cầu 2: Kích thước tập tin – Đối với tập văn bản, kích thước file không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 10MB, không quá 1000 từ,…). – Đối với tập tin trình chiếu, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 50MB, từ 5-7 slides, có hình ảnh đẹp, phù hợp,…). – Đối với tập tin hình ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 5MB, kích thước 800×1000 pixel,…). – Đối với tập tin phim ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 100MB, từ 3 – 5 phút, độ phân giải từ 640×360,…). – Đối với tập tin mô phỏng… hay các sản phẩm khác, cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu có liên quan với sản phẩm đã chọn. Lưu ý: – Đối với sản phẩm có chứa nhiều tập tin, cần nén lại thành một tập tin với định dạng nén (.zip hoặc .rar,…) và đặt tên <MSHV>BTCK.rar). – Không được phép nộp sản phẩm dạng liên kết (link) bởi sản phẩm có thể bị mất. |
2 |
Hình ảnh |
PNG, JPG |
|
3 |
Video |
MP4 |
|
4 |
Mô phỏng |
YKA |
2. Sản phẩm 2: BẢN MÔ TẢ:
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) (TIẾT 1)
Môn học: Lịch sử – Lớp 9
Thời lượng thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri,…).
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,…).
- Trình bày được sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
- Nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
1. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm được tư liệu cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về diễn biến chính, ý nghĩa của chiến dịch và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được diễn biến chính của chiến dịch và giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc có những bước phát triển như thế nào?
2. Về phẩm chất
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.
- Yêu nước: Câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,…).
- Trách nhiệm: Sưu tầm được tư liệu bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ
* Thiết bị dạy học:
- Máy vi tính, Smart tivi, mạng Internet.
- Phần mềm MS-PowerPoint; Quizizz; Padlet.
- Thiết bị dạy học khác: Loa
* Học liệu số:
- Bài trình chiếu
- Video clip
- Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Hình ảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Học liệu khác: Chương trình Lịch sử Lớp 9
III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ
Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ
a) Mục tiêu: Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của TD pháp và can thiệp Mĩ trong kế hoạch Na-va
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
thời gian 10 phút
c) Sản phẩm: (phần nội dung chính)
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Các em đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
+ Trình bày nội dung kế hoạch Na-va
GV: Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc sách giáo khoa và quan sát trên lược đồ để trình bày. Trong quá trình thực hiện giáo viên hỗ trợ hs bằng các câu hỏi gợi mở
– Vì sao, Kế hoạch Nava ra đời?
HS: HS suy nghĩ để trả lời
+ Pháp gặp nhiều khó khăn …
+ Dựa vào Mỹ để tìm thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự
– Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava chia làm mấy bước
Bước 3: HS báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định. Sau đó GV khắc sâu một lần nữa qua phân tích và trình bày trên lược đồ.
– GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
– Như vậy kế hoạch Nava Pháp- Mĩ dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với mục đích “chuyển bại thành thắng” kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Âm mưu của Pháp Mĩ có thành công hay không chúng ta sang tiếp tục tìm hiểu phần II của bài…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954
a) Mục tiêu: trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ được cuộc tiến công bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm để trình bày được trên lược đồ các cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 trên lược đồ
Thời gian 20 phút
c) Sản phẩm: (mục nội dung chính)
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Trình bày cuộc Tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 trên lược đồ.
- Cho biết vì sao nói cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ GV hỗ trợ các em bằng các câu hỏi gợi mở
- Để đối phó với kế hoạch Nava, ta có chủ trương gì? (phương hướng chiến lược, phương châm chiến lược)
- Em có nhận xét gì phương hướng chiến lược của ta? (Điều khiển địch, buộc chúng phân tán theo kế hoạch của ta)
- Em có nhận xét gì về kết quả đạt được trong đông –xuân 1953-1954? Điểm then chốt của kế hoạch Nava?(tập trung quân…ta phá thế tập trung)
Bước 3: HS báo cáo
- HS trình bày phương hướng, phương châm chiến lược
- rình bày trên lược đồ các cuộc tiến công của ta
- Như vậy với cuộc tiến công đông –xuân 1953-1954, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ
Bước 4: Nhận xét đánh giá
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ 1954
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
a) Mục tiêu: Học sinh kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử.
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Học sinh kể lại diễn biến chính về chiến Điện Biên Phủ năm 1954, học sinh thực hiện kể chuyện trong nhóm và trước lớp.
c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được: Âm mưu của địch, chủ trương của ta
* Âm mưu của địch:
ĐBP có vị trí chiến lược quan trọng
Xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, 16.200 quân, trang bị hiện đại nhất Đông Nam Á…
* Chủ trương của ta: Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
– Học sinh kể được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo 3 đợt tấn công:
- Đợt 1: Ngày 13/3/1954, ta mở màn tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu, địch bị tiêu diệt.
- Đợt 2: Ngày 30/3/1954, ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch Mường Thanh. Đêm 26/4/1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía Đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.
- Đợt 3: Ngày 01/5/1954, ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ chỉ huy của địch.
– Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch…
– Ý nghĩa:
- Là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất, nêu cao tinh thần chiến đấu anh hùng bất khuất của dân tộc.
- Đập tan kế hoạch Na-va.
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương
- Tạo điều kiện thuận lợi đấu tranh ngoại giao.
- Tác động mạnh đến thế giới…
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình trong tài liệu HDH KHXH 9, tập hai, hãy:
- Giới thiệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp. Lí giải vì sao Pháp – Mĩ coi Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”?
- Nêu suy nghĩ của em khi quan sát hình 55,56.
- Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ
* Giáo viên trình chiếu video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và yêu cầu học sinh kể lại diễn biến chính của chiến dịch theo câu hỏi gợi ý sau:
- Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Câu 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
- Câu 3: Kết quả của chiến dịch như thế nào?
Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận, kể trong nhóm.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Nhóm nhận xét, đánh giá và giáo viên nhật xét chốt lại.
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Lịch sử ở cấp THCS đã có
Tiêu chí |
Mức điểm |
Học liệu số cần thiết, hợp lí để HS đạt được mục tiêu của hoạt động. |
20 |
Học liệu số phù hợp với nội dung của hoạt động. |
20 |
Học liệu số khả thi với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động. |
20 |
Học liệu số được xây dựng bằng phần mềm phù hợp. |
20 |
Học liệu số được thiết kế rõ ràng, đảm bảo yêu cầu thính thị và tính sư phạm để hỗ trợ GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. |
20 |
Sản phẩm cuối khóa Mô đun 9 môn Toán THCS
1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.
2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.
Sản phẩm 1
1. Học liệu số
TT |
Học liệu |
Định dạng |
Tên file |
1 |
Mô phỏng tỉ số lượng giác bằng phần mềm Geogebra |
.ggb |
SPS.020ba1.01.0202.BTCK.rar |
2 |
Máy tính cầm tay giả lập |
.exe |
Sản phẩm 2
2. Bản mô tả
Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN Môn học/Hoạt động giáo dục: TOÁN; Lớp: 9 Thời lượng thực hiện: 02 tiết Hình thức: Trực tuyến I. MỤC TIÊU
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên – Học liệu số: · Tisoluonggiac.ggb · fx-580VN X Emulator.exe – Thiết bị điện tử: · Laptop cá nhân · Bảng viết điện tử · Điện thoại thông minh 2. Chuẩn bị của học sinh – Cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: Geogebra – Tải học liệu số và cài đặt sẵn trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: · Tisoluonggiac.ggb · fx-580VN X Emulator.exe (nếu HS chưa có máy tính cầm tay) – Thiết bị điện tử: · Điện thoại thông minh (có 4G) · Máy tính cá nhân (hệ điều hành win7 trở lên) · Bộ định tuyến (có sẵn wifi) – Đồ dùng học tập cá nhân: thước thẳng, ê ke, máy tính cầm tay Casio FX580VNX. III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số Hoạt động 2. Hình thành định nghĩa Tỉ số lượng giác của góc nhọn (25 phút) Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm Học liệu số: Slide trình chiếu, mô hình tỉ số lượng giác. 1. Mục tiêu: – HS sử dụng mô hình tỉ số lượng giác để tính tỉ số giữa các cạnh của tam giác vuông, so sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông khi góc nhọn không đổi; nhận biết được tính bất biến của các tỉ số giữa các cạnh, từ đó hình thành các khái niệm sin, cos, tan, cotan của góc nhọn. 2. Nội dung.
3. Sản phẩm.
4. Tổ chức hoạt động – GV vẽ một tam giác vuông trên geogebra. Đánh dấu một góc nhọn trên hình vẽ. Giới thiệu cạnh huyền, cạnh đối và cạnh kề của góc nhọn vừa đánh dấu. #1. Giao nhiệm vụ. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện Nhiệm vụ 1 trong phần Nội dung. GV yêu cầu HS thực hiện Nhiệm vụ 2 trong phần Nội dung. #2. Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 được giao trong Nội dung. HS nếu gặp khó khăn thì chia sẻ màn hình để được GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ. #3. Báo cáo, thảo luận. – GV mời những HS đã giơ tay đăng ký báo cáo kết quả thực hiện bằng cách chia sẻ màn hình của HS. |
Sản phẩm cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất THCS
MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Học liệu số
TT |
Học liệu |
Định dạng |
Yêu cầu kĩ thuật |
1 |
Văn bản |
PPT, DOCX |
PowerPoint Hoạt động mở đầu. (PPTx). KHBD (Word) (xây dựng kế hoạch theo cv 5512 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học PowerPoint) |
2 |
Ảnh nhận lớp |
jpg |
– Vào Google nhập địa chỉ trên để tải ảnh sau có mở ảnh copy vào PowerPoint phần nhận lớp (slide 4) và bấm save. |
2 |
Video |
MP4 |
Video khởi động với nhạc (tải từ YouTube: Trên Cốc Cốc nào YouTube nhập địa chỉ: https://youtu.be/O0y4GkwagzQ xuất hiện video khởi động bấm tải xuống và lưu về máy tính. Sau đó mở PowerPoint vào insert -> Movie -> Movie From file -> vào ổ chứa video ấn đúp chuột lúc này video sẽ được chuyển lên slide cần chèn -> sau đó ấn Save như vậy video đã được chèn vào trong PowerPoint . Đối với video khởi động này được sử dụng trong slide 3 phần khởi động. Khi trình chiếu chỉ cần bấm đúp chuột vào slide 3 video sẽ chạy. |
2. Bảng mô tả
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: BÀI THỂ DỤC Bài 1: Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1 –nhịp 11 Môn học/Hoạt động giáo dục: GDTC /Lớp:6 I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt) 1. Về năng lực 1.1. Năng lực chung: – Tự chủ và tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học; có ý thức, chủ động tập luyện cá nhân, phát huy năng lực tự học trong tập luyện. – Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, biết hợp tác nhóm để thực hiện bài tập; Giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ bài học. 1.2. Năng lực đặc thù: – Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện – Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được từ nhịp 1 đến nhịp 11 của bài thể dục liên hoàn. 2.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất: – Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc tập luyện; – Trung thực và trách nhiệm trọng luyện tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu số – Giáo viên chuẩn bị: Giáo án điện tử PowerPoint (toàn bài), các video liên quan đến bài học: khởi động với nhạc, Bài thể dục từ nhịp 1- nhịp 11 (tải trên YouTube..) hình ảnh …. – Học sinh: Máy tính, máy điện thoại Smartphone kết nối kết nối Internet và tải ứng dụng Zoom để tham gia học trực tuyến. III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số Tên hoạt động: Hoạt động mở đầu a) Mục tiêu:Tiếp nhận nhiệm vụ, làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học (chuyện trạng thái cơ thể từ “tĩnh” sang “động”) b) Nội dung: Nhận lớp và thực hiện các động tác khởi động với nhạc c) Sản phẩm: Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập, hoàn thành lượng vận động khởi động. d) Tổ chức thực hiện: Gv kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học trình chiếu video khởi động với nhạc để HS quan sát thực hiện theo. Cụ thể: |
||||
Nội dung |
Thời lượng |
Tổ chức thực hiện |
Đồ dùng cần chuẩn bị Nội dung |
|
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|||
1.Nhận lớp – Tiếp nhận tinh hình của lớp -Phổ biến nội dung, mục tiêu bài học |
1-2 phút |
– Chào tất cả các em do tình hình dịch Covid 19 xảy ra trên địa bàn xã ta nên cả trường chuyển sang dạy học trực tuyến. Mặc dù sẽ khó khăn hơn, song hy vong các em vẫn sẽ có một giờ học vui khỏe và bổ ích. Các em điểm danh bằng cách nhắn tin lên thanh chát. -Nội dung bài học của chúng ta hôm nay bao gồm các nội dung chính sau khởi động chung, học bài thể dục từ nhịp 1-nhịp 11…yêu cầu các em chú ý tiếp thu và thực hiện được nhiệm vụ bài học. |
– Hs nghe – HS điểm danh (nhắn tin lên phần chat) HS nghe, quan sát |
Slide các tiêu đề ảnh nhận lớp |
2. Khởi động – Chạy tại chỗ,xoay các khớp: cổ, vai, khuyu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân… -Ép ép dọc, ép ngang |
3 Phút Mỗi động tác 2x 8 nhịp |
– Gv mở video các động tác khởi động với nhạc để hs quan sát thực hiện theo. (GV : Sau đây xin mời các em đến với phần đầu tiên của tiết học ngày hôm nay đó chính là phần khởi động. Các em cùng quan sát video và thực hiện theo nhé.Thầy và các em cùng thực hiện) |
– Hs lắng nghe quan sát và thực hiện theo video (Hs cả lớp thực hiện theo video) |
Video khởi động với nhạc (tải từ YouTube: |
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn GDTC ở cấp THCS đã có
Tiêu chí |
Mức điểm |
Học liệu số cần thiết, hợp lí để HS đạt được mục tiêu của hoạt động. |
20 |
Học liệu số phù hợp với nội dung của hoạt động. |
20 |
Học liệu số khả thi với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động. |
20 |
Học liệu số được xây dựng bằng phần mềm phù hợp. |
20 |
Học liệu số được thiết kế rõ ràng, đảm bảo yêu cầu thính thị và tính sư phạm để hỗ trợ GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. |
20 |
Sản phẩm cuối khóa Mô đun 9 môn Tin học THCS
1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.
2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.
BÀI 3:THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (Tiết 1)
(Sách kết nối kiến thức)
Môn: Tin học 6(Thời lượng 1 tiết Online)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin trong máy tính.
- Mô phỏng được việc mã hóa các dạng thông tin cơ bản (số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, …) trong thực tế thành dãy bit.
b. Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với video gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
GV |
HS |
|
Thiết bị |
Máy tính và các thiết bị ngoại vi Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi |
Máy tính và các thiết bị ngoại vi |
Phần mềm |
Phần mềm chính: PowerPoint, google form, Quizizz Phần mềm minh hoạ soạn thảo văn bản: Word |
google form, Quizizz |
2. Học liệu
- Bài trình chiếu đa phương tiện
- Phiếu giao học tập
- Trò chơi Quizizz – Ngân hàng câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tiến trình dạy học trực tuyến.
Hoạt động học |
Mục tiêu |
Nội dung hoạt động |
PPDH, KTDH |
Phương án đánh giá |
Phương án ứng dụng CNTT |
|
Phương pháp |
Công cụ |
|||||
Hoạt động 1.Mở đầu (online ở nhà) |
(1) |
Định hướng bài học: |
Dạy học hợp tác. |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành.. |
Google form |
Hoạt động 2.Khám phá (online – 15 phút) |
(1), (2) |
Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1. |
Dạy học thực hành online. |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành. |
– PowerPoint. – Google form – Máy tính để HS học tập. |
Hoạt động 3.Luyện tập (online – 10 phút) |
(1), (2) |
Vận dụng mã hóa dữ liệu số nhỏ thành dãy bit |
Dạy học online |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành. |
– PowerPoint. – Quizizz – Máy tính để HS học tập. |
Hoạt động 4. Ôn tập (online – 10 phút) |
(1) (2) |
Vận dụng mã hóa dữ liệu số thành dãy bit |
Dạy học hợp tác. |
Quan sát quá trình học. |
Đáp án trò chơi. |
– Trò chơi Chiếc nón kỳ diệu – Máy tính để HS học tập. |
2. Các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Thực hiện ở nhà trước giờ học)
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1
- Mã hóa được các số từ 0 đến 7 thành ký hiệu 0, 1
- Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính
b. Nội dung:
- HS đọc thông tin ở Hoạt động 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12, kết hợp với video hướng dẫn.
- Đọc, tìm hiểu nội dung Mục 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12,13, 14.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1.
3. Sản phẩm học tập:
- Kết quả mã hóa số 3, 6 dưới dạng các ký hiệu 0, 1
- Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành.
4. Tổ chức hoạt động học:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm học tập.
Sản phẩm cuối khóa Mô đun 9 môn Ngữ văn THCS
….
Sản phẩm cuối khóa Mô đun 9 môn Khoa học tự nhiên THCS
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Âm nhạc THCS
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: HÁT: MƯA RƠI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Âm nhạc; Lớp: 6
Thời lượng thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)
1. Về năng lực:
-Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
– Năng lực đặc thù
- Hát có biểu cảm và biết hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm
- Cá nhân hoặc nhóm biết xây dựng ý tưởng sáng tạo khi trình diễn bài hát
- Cảm nhận được nét giai điệu dân ca miền núi qua bài Mưa rơi
- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe giai điệu của bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu.
2. Về phẩm chất:
- Qua nội dung của bài học, giáo dục HS thêm yêu quê hương đất nước, yêu những làn điệu dân ca của Việt Nam. Từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca trong đời sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
1. Thiết bị:
– Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn.
– Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước xuất xứ bài dân ca Mưa rơi và một số thông tin phục vụ cho bài học.
2. Học liệu số:
– Các tư liệu file âm thanh, hình ảnh, video bài hát “Mưa rơi”,….
III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số.
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: HS xem clip
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
– Giáo viên mở bài hát Mưa rơi, Hs nghe và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. Từ đó, Gv dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Kiến thức 1: Hát: Mưa rơi
1. Mục tiêu: HS nghe bài hát, cảm nhận được nhịp điệu và hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
2. Nội dung: HS nghe,, tìm hiểu bài hát và học hát bài Mưa rơi.
3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra và thực hiện các yêu cầu cần đạt của GV.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV & HS | Dự kiến sản phẩm |
+ GV: Mở bản nhạc và file âm thanh bài Mưa rơi soạn từ phần mềm MuseScore 3 cho HS nghe. + HS: Lắng nghe giai điệu, lời ca, kết hợp vỗ tay theo đúng nhịp điệu. – GV Gọi 1 số học sinh lên bảng thực hành vỗ tay theo đúng nhịp điệu. – GV nhận xét, sửa sai (nếu có). – GV đặt câu hỏi gợi ý, nhóm hoặc cá nhân trình bày sơ lược về xuất xứ vùng miền và nội dung đã được tìm hiểu về bài hát. – Gợi ý các câu hỏi cho HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời: + Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc vùng miền nào của Việt Nam? + Lời ca của bài hát nói về điều gì? => Về thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam. + Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng trong một số câu hát trong bài. (hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy,…). + Cá nhân/ nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát, tác giả trong SGK, lắng nghe nhịp điệu – GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các mẫu âm phù hợp. – – HS luyện thanh theo mẫu của GV. * Ứng dụng công nghệ số để áp dụng vào phần dạy hát: – GV trình chiếu PowerPoint click chuột vào các câu nhạc đã sử dụng phần mềm Audacity cho cả lớp tập hát từng câu. – Hoàn thành cả bài: Tập hát và ghép các câu, đoạn và cả bài. – Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhấn trọng âm vào đầu phách mạnh. – GV phát hiện lỗi sai, hát mẫu cho HS những tiếng hát có dấu hoa mĩ: tươi, tiếng hát có dấu luyến: trên, gió, bay, bao, trai,… ; hát đúng những câu hát có tiết tấu đảo phách như: gáy, múa vui; Hát ngân đủ trường độ tiếng hát có dấu nối: vui, no. – Khi hát thể hiện giọng hát vui tươi, trong sáng và sắc thái to – nhỏ phù hợp với các câu hát. |
1. Học hát Mưa rơi a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc. b. Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát. – Bài Mưa rơi là bài dân ca của một dân tộc ít người – dân tộc Khơ –mú. Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Yên Bái. Ngoài tên gọi Khơ – mú, dân tộc này có những tên gọi khác như Xá, Xá Cẩu.. c. Khởi động giọng d. Dạy hát |
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Nội dung: HS nghe những lời nhận xét của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu
c. Sản phẩm: HS hát đúng theo nhịp và trình bày tốt
3. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV & HS | Dự kiến sản phẩm |
– Cử 1 Hs chủ động chia nhóm, chia đoạn ôn tập hát nối tiếp – Các nhóm luyện tập bài hát theo hình thức trên. Hỗ trợ HS tập hát chính xác – GV gọi 1-2 nhóm lên biểu diễn. HS nhận xét cho nhau – GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho phần biểu diễn của các nhóm – Giai điệu bài hát thế nào? (Vui tươi, lạc quan, trong sáng, trữ tình) – Lời hát có hình ảnh nào gây ấn tượng với em nhất? – Bài hát Mưa rơi như một bức tranh thiên nhiên sinh động. Em hãy mô tả lại bằng lời về bức tranh thiên nhiên đó. |
1. Hát theo hình thức nối tiếp 2. Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm |
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung: HS thể hiện một số động tác phụ họa.
c. Sản phẩm: HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV & HS | Dự kiến sản phẩm |
– Hãy tưởng tượng ra các khung cảnh có sự vật, sự việc và con người khi nghe bản hòa tấu và vẽ một bức tranh minh họa. – Tìm kiếm một vài động tác phù hợp theo nhịp điệu của bản hòa tấu. |
1. Vận dụng |
* Tổng kết tiết học:
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học và những yêu cầu cần đạt.
- Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung nghe nhạc.
* Chuẩn bị bài mới:
– Đọc và tìm hiểu các nội dung Bài đọc nhạc số 3 và trả lời câu hỏi:
- Đọc tên các nốt trong bài đọc nhạc
- Trong bài đọc nhạc xuất hiện âm hình tiết tấu nào mới? Cách gõ âm hình đó như thế nào?
– Các tổ/ nhóm tìm hiểu về sáo trúc và khèn qua các nguồn tư liệu.
* Kết thúc bài học
….
>> Tải file để tham khảo chi tiết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn) Đáp án Module 9 môn Toán, Văn, Tin học, GDTC, KHTN, LSĐL, Công nghệ, GDCD, Âm nhạc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.