Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 11 Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 Bài 14 trang 79, 80, 81, 82 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Phòng trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm thuộc Chủ đề 4: Phòng trị bệnh cho vật nuôi.

Soạn Công nghệ 11 Bài 14 Cánh diều các em hiểu được kiến thức về bệnh cúm gia cầm, bệnh cầu trùng gà. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Công nghệ Chăn nuôi 11 Bài 14 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

1. Bệnh cúm gia cầm

Câu hỏi 1: Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?

Gợi ý đáp án

Căn cứ vào những biểu hiện đặc trưng của bệnh như: Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng,quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sung tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.

Tham khảo thêm:   Phim Sự Trả Thù Hôn Nhân Hoàn Hảo - Perfect Marriage Revenge

Luyện tập 1: Hãy chọn biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong hình 14.1

Gợi ý đáp án

Hình a: con vật ủ rũ; mào sưng tích nước, đỏ sẫm

Hình b: Da chân có xuất huyết đỏ

Câu hỏi 2: Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm

Gợi ý đáp án

Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase). Mầm bệnh tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hoá

Câu hỏi 3: Hãy nêu các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm

Gợi ý đáp án

Phòng bệnh:

  • Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
  • Bảo hộ lao động
  • Vaccine
  • Dinh dưỡng
  • Vệ sinh
  • Không thả rông
  • Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm

Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:

Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.

Cách là triệt để không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.

Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh, vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

Luyện tập 2: Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2

Gợi ý đáp án

Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.

Tham khảo thêm:   Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai Biểu mẫu kế toán

Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người.

Không chăn nuôi nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm.

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng Biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng

2. Bệnh cầu trùng gà

Câu hỏi 1: Căn cứ vào đâu để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?

Gợi ý đáp án

Căn cứ vào biểu hiện của gà: Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu. Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sẽ cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức. Khi mổ khám có thể thấy xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.

Luyện tập 1: Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng bào của bệnh cầu trùng gà?

Gợi ý đáp án

Phân toàn máu, con vật gầy rộc, mào, da nhợt nhạt, xù lông, mắt nhắm nghiền

Câu hỏi 2: Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.

Gợi ý đáp án

Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria), trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá. Các loài cầu trùng này là các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột, phá huỷ cấu trúc ruột, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 11 Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *