Bạn đang xem bài viết ✅ 5 lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Cách làm đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia giúp các em học sinh nắm được các mẹo, kỹ năng làm bài.

Cách làm văn thi THPT Quốc gia hiện nay được rất nhiều học sinh quan tâm. Bởi chỉ còn một tháng nữa thì các em sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2023 chính thức. Đề thi THPT Quốc gia với thời gian làm bài là 120 phút với các phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Vậy dưới đây là TOP 5 lưu ý khi làm bài thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT mời các bạn cùng theo dõi nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

1. Phần đọc hiểu

Đối với phần đọc hiểu thí sinh cần đọc kĩ từng câu hỏi trước khi đọc văn bản để việc đọc được tập trung và có hiệu quả tốt hơn. Tiếp theo bạn hãy trả lời chính xác, ngắn gọn không thừa không thiếu bất cứ thông tin nào đề bài yêu cầu. Ví dụ như đề hỏi biện pháp tu từ trong câu văn, bạn phải trả lời đúng đủ, không được nêu thừa thêm để nhờ may được trúng.

Phần đọc hiểu theo đề minh họa sẽ phân hóa thành 8 câu hỏi nhỏ theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Trong đó có 2 câu (câu 4 và câu 8 mỗi câu 0,25 điểm) nâng cao để phân hóa kiến thức. Theo đó, thí sinh phải dành nhiều thời gian viết đoạn văn 5-6 dòng. Tuy nhiên, các bạn phải tiết chế, không sa đà làm mất thời gian cho những câu khác. Chỉ viết theo đoạn, không viết thành bài văn.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 988/QĐ-TCHQ Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

Nếu được, các em có thể để dành thời gian làm tốt các phần còn lại sau đó hãy quay lại làm tiếp 2 câu này. Vì chúng chỉ chiếm 0.5 điểm trong toàn đề. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia được nhiều giáo viên khuyến khích thực hiện.

a. Cách làm văn nghị luận xã hội thi THPT quốc gia đạt 8 điểm

Đề bài nghị luận xã hội thường có 2 dạng rõ ràng. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Theo xu hướng ra đề hiện nay thì chúng thường có thể kết hợp cả hai. Tuy nhiên, dù là đề bài như thế nào thì các em cũng cần huy động kiến thức, sự hiểu biết về cuộc sống. Bởi phần này liên quan đến vốn sống thực tế đang diễn ra mà các em cần trang bị.

Theo đó, đề bài này có giới hạn số từ nên các thí sinh cần phải cân đối dung lượng chữ cũng như thời gian làm bài. Đặc biệt cần lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội 200 chữ nhé. Không nên sa đà vào một hoặc quá nhiều dẫn chứng khiến bài dễ chênh lệch các phần. Tốt nhất bạn nên nắm chắc một số bước cơ bản sau đây để làm tốt phần thân bài.

b. Cách viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nêu hiện tượng: Đối với phần này thí sinh thường dễ bị lan man, lấn sang phần khác. Vì thế, bạn cần: Đưa ra giải thích từ ngữ nếu cần thiết. Tiếp theo nêu định hướng hiện tượng đó đang diễn ra như thế nào, biểu hiện (bộ phận nào, phạm vi nào…).

  • Phân tích mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng: Theo câu hỏi Lợi – hại như thế nào? Đúng – sai, vì sao?
  • Phần bàn mở rộng: Nhìn nhận sự vật hiện tượng đa chiều, nhiều khía cạnh. Bàn thêm hiện tượng trái ngược theo một góc nhìn khác hiện tượng đang bàn.
  • Nguyên nhân của hiện tượng: Phần này các bạn có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan để bài làm logic và thấu đáo.
  • Ý kiến bản thân: Ý kiến bản thân sẽ gắn liền với phần giải pháp. Thí sinh sẽ căn cứ vào nguyên nhân để rút ra giải pháp. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tính thiết thực của giải pháp để bài viết thuyết phục hơn. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia theo dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Tham khảo thêm:   Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý lớp 10 có đáp án

c. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí 

  • Giải thích: Bạn có thể giải thích khái niệm chính trong bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí theo nghĩa đen, nghĩa bóng, từ ngữ riêng… Tiếp theo nêu lên ý nghĩa chung của vấn đề. Trường hợp đề bài đưa ra một đoạn văn ngắn cần rút ra tư tưởng, đạo lý rồi mới bàn luận, chứ không bàn trực tiếp đến văn bản đó.
  • Bàn luận: Bạn có thể đặt ra câu hỏi ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Chứng minh? (dẫn chứng chọn lọc, ngắn gọn, súc tích).
  • Bàn luận mở rộng theo gợi ý sau: Nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ để thấy được điểm thiếu sót, cần bổ sung của vấn đề. Sau đó đưa ra vấn đề ngược lại vấn đề đang bàn. Điển hình như đề bài đang nói về sự tự tin thì bạn hãy nói thêm về sự tự ti và tự cao…
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động: Không nói chung chung mà cần hành động thiết thực, gần gũi với vấn đề.

2. Phần Làm văn

Còn ở phần Làm văn, có 2 câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Câu nghị luận xã hội, yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ được tích hợp một vấn đề, khía cạnh từ ngữ liệu Đọc hiểu.

  • Hình thức: Viết một đoạn văn (không xuống dòng) khoảng 1 mặt giấy thi, trình bày theo một trong những cách: Diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành – nhưng tốt nhất nên viết theo tổng – phân – hợp. Như vậy, câu chủ đề của đoạn văn phải mang luận điểm chính, sau đó giải thích (tùy theo đề), bàn luận và cuối cùng là kết đoạn văn.
  • Nội dung: Xác định cho được vấn đề cần nghị luận để viết chính xác, trọng tâm. Trong quá trình triển khai đoạn văn, thí sinh cần vào đưa những chứng gần gũi, thiết thực, chắt lọc để làm sáng tỏ yêu cầu cần nghị luận.
Tham khảo thêm:   Căn bản PHP Ebook tiếng Việt

Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều nhất thời gian và tâm sức. Cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man, sơ sài.

3. Nắm chắc kiến thức khái quát

Những kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm là những mảng kiến thức cần đặc biệt lưu ý khi ôn luyện. Bởi đề bài đưa ra kiểu dạng như thế nào: Cảm nhận về một đoạn văn/ đoạn thơ…; Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật…; Phân tích một yếu tố nghệ thuật hoặc nội dung nào đó của tác phẩm (nghệ thuật xây dựng tình huống/ giá trị nhân đạo…) đều không thể không dựa vào những vấn đề đó.

4. Phân bổ thời gian hợp lý

Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thi: Đọc hiểu văn bản (20 phút), nghị luận xã hội (20 phút), nghị luận văn học (80 phút).

5. Trình bày sạch đẹp

Tránh tẩy xóa, diễn đạt lan man, mơ hồ, sai chính tả, đưa ra những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, trái với thuần phong mĩ tục của Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 5 lưu ý không thể bỏ qua khi làm bài thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Cách làm đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *