Bạn đang xem bài viết ✅ 5 điều Bác Hồ dạy Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam từ xưa đến nay luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy. Đây là những lời căn dặn của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ măng non của Tổ quốc, giúp cho các em luôn phấn đấu, học tập, noi gương theo Bác.

Vậy nguồn gốc, xuất xứ của 5 điều Bác Hồ dạy như nào? Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy ra sao? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để hiểu sâu sắc hơn về 5 điều Bác dạy, cùng một số mẫu ảnh 5 điều Bác dạy để in ra treo trong góc học tập của mình:

Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

5 điều Bác Hồ dạy ra đời khi nào?

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 – 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh
Thật thà, dũng cảm.

Tuy nhiên, trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ (là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập) năm học 1964 – 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh trường THPT Cảm Ân, Yên Bái CÓ ĐÁP ÁN (4) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh có đáp án

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).

heo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ có 2 phiên bản khác nhau như vậy là do gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu nhi, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Vì vậy, Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm vào phiên bản mới để 5 câu, mỗi câu đều có đủ 6 chữ.

5 điều Bác Hồ dạy kể từ khi ra đời đã được coi là “kim chỉ nam” cho việc giáo dục các thế hệ học sinh ngay từ những ngày đầu bước chân đến trường học, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách cho những “mầm non tương lai” của đất nước. Vậy, những ý nghĩa đó là gì?

Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy là gì?

5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng là sự đúc kết kinh nghiệm rèn luyện của bản thân Bác, vì vậy, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa và giá trị giáo dục sâu sắc, giúp hình thành nhân cách tốt đẹp, phát triển đồng đều cả trí – đức – thể – mỹ.

  • Yêu Tổ quốc: Có nghĩa là hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học và ghi nhớ lịch sử, địa lý quốc gia, dân tộc chính là đã thể hiện được ý nói trên.
  • Yêu đồng bào: Nghĩa là tình yêu thương những người cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày thông qua cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
  • Học tập tốt: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học không chỉ là trách nhiệm mà còn bàn đạp để trẻ nhỏ phát triển trí – đức. Ngoài ra, các bạn thiếu nhi, nhi đồng không nên phụ thuộc vào việc học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như khi ở nhà phải chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo, đến lớp phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ…
  • Lao động tốt: Thể hiện qua việc yêu lao động, biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Ngoài ra, thiếu nhi, nhi đồng còn phải biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Theo lời dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” mà Bác đã căn dặn, việc trực nhật trường lớp, chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường, giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình khi ở nhà chính là biểu hiện của tình yêu lao động. Bởi chỉ có nhờ lao động mới có thể giúp đất nước phát triển cũng như giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
  • Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết được thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
  • Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi công cộng.
  • Giữ gìn vệ sinh thật tốt: Bao gồm cả việc giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi bạn thiếu nhi.
  • Khiêm tốn: Có nghĩa là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ, biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi…
  • Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
  • Dũng cảm: Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.
Tham khảo thêm:   Nghị định 17/2019/NĐ-CP Sửa đổi quy định cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài

Các thế hệ đi trước luôn luôn kỳ vọng rằng, thông qua việc giảng giải cho lớp lớp thiếu nhi, những thế hệ đi sau và là tương lai của đất nước hiểu rõ được ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy, các em sẽ phấn đấu, nỗ lực để trưởng thành, là những người con ngoan, trò giỏi, những người góp phần đưa đất nước ngày một phát triển vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Một số mẫu ảnh 5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

5 điều Bác Hồ dạy

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 5 điều Bác Hồ dạy Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *