Bạn đang xem bài viết ✅ 160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều giúp các em tham khảo, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo, chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023 sắp tới nhé.

Với 160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều – Vật lí 12, các em sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2023 quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều

Câu 1: Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:

A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.
D. Dòng điện dao động điều hoà.

Câu 2: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây?

A. Khi cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở R và qua đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với
một tụ C là như nhau thì công suất tiêu thụ trên cả hai đoạn mạch giống nhau.
B. Trong mạch RC điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R mà không tiêu thụ trên tụ điện.
C. Tụ điện không cho dòng xoay chiều đi qua.
D. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampe kế

A. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

Tham khảo thêm:   Đáp án Game Qua sông IQ 2 - Cửa 1

Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất cosφ

A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.
B. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.
C. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.
D. Công suất của các thiết bị điện thường có cosφ >0,85.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong trường hợp ωL > 1/ωC của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp?

A. Trong mạch có cộng hưởng điện.
B. Hệ số công suất cosφ >1
C. Hiệu điện thế hai đầu điện trở thuần R đạt giá trị cực đại.
D. Cường độ dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

Câu 6: Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu tụ điện C thì có dòng điện xoay chiều trong mạch. Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa hai bản tụ:

A. Hiện tượng đúng còn giải thích sai.
B. Hiện tượng đúng; giải thích đúng.
C. Hiện tượng sai; giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai; giải thích sai.

Câu 7: Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên:

A. Hiện tượng tự cảm.
B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Từ trường quay.
D. Hiện tượng quang điện.

Câu 8: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều là

A. Cho khung dây dẫn quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm trong mặt khung dây và vuông góc với từ trường.
B. Cho khung dây chuyển động đều trong một từ trường đều.
C. Quay đều một nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu trước mặt một cuộn dây dẫn.
D. A hoặc C

Câu 9: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào là đúng với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?

A. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hoà.
B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.
C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 20/2008/QĐ-BNN Quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối

Câu 10: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?

A. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian.
B. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều

A. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. Dòng điện xoay chiều có chiều dòng điện biến thiên điều hoà theo thời gian.
C. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Dòng điện xoay chiều hình sin có pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiệu điện thế dao động diều hoà

A. Hiệu điện thế dao động điều hòa ở hai đầu khung dây có tần số góc đúng bằng vận tốc góc của khung dây đó khi nó quay trong từ trường.
B. Biểu thức hiệu điện thế dao động điều hoà có dạng: u = U0cos(ω.t + φ).
C. Hiệu điện thế dao động điều hòa là một hiệu điện thế biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Chọn một trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống sao cho đúng nghĩa: Cường độ dòng điện…………. của dòng điện xoay chiều là cường dộ dòng điện không đổi khi qua cùng vật dẫn trong cùng thời gian làm toả ra cùng nhiệt lượng như nhau.

A. Hiệu dụng
B. Tức thời.
C. Không đổi
D. A, B, C không thích hợp

Câu 14: Dòng điện AC được ứng dụng rộng rãi hơn dòng DC, vì:

A. Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, tạo ra dòng điện có công suất điện lớn và có thể biến đổi dễ dàng thành dòng điện DC bằng phương pháp chỉnh lưu.
B. Có thể truyền tải đi xa dễ dàng nhờ máy biến thế, hao phí điện năng truyền tải thấp.
C. Có thể tạo ra dòng AC ba pha tiết kiệm được dây dẫn và tạo được từ trường quay.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Địa lí - THCS Như Quỳnh, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Địa lí

Câu 15: Giá trị đo của vonkế và ampekế xoay chiều chỉ:

A. Giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu 16. Trong các loại ampe kế sau, loại nào không đo được cường dộ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều?

A. Ampe kế nhiệt.
B. Ampe kế từ điện.
C. Ampe kế điện từ.
D. Ampe kế điện động.

Câu 17. Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 1A thì tần số của dòng điện phải bằng:

A. 25Hz
B. 100Hz
C. 12,5Hz
D. 400Hz

Câu 18. Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2sqrt{2} cos(100pt + π/3) A. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 2A.
B. Tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.
C. Cường độ dòng điện cực đại là 2sqrt{2} A.
D. Cả A, B và C

Câu 19. Gọi i, Io, I lần lượt là cường độ tức thời, cường độ cực đại và cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở R. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R trong thời gian t được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

A. Q = R.i2.t
B. Q = R.I 2.t
C. Q= R . I_0^2/2t
D. Cả B và C.

Câu 20. Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở 25 W trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q=6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là:

A. 3A
B. 2A
C. sqrt{3}A
D. sqrt{2}A

….

>> Tải file để tham khảo 160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *