Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa thanh tú tại nhà tuyệt đẹp tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hoa Thanh Tú mang đến cho bạn một nguồn năng lượng tích cực và giúp tinh của bạn được thoải mái, thư giãn hơn. Hoa Thanh Tú là loại cây dễ trồng và chăm sóc, thích hợp làm cây cảnh trang trí cho khu vườn, ban công và bên trong ngôi nhà của bạn.

Giới thiệu về cây hoa Thanh Tú

Cây hoa Thanh Tú hay còn được gọi là cây hoa Bất Giao, tên tiếng Anh thường biết đến tên là Blue Daze. Cây thuộc họ Bìm Bìm, tuy nhiên cây hoa Thanh Tú không leo được mà chỉ mọc thành bụi ở dưới đất. Thanh Tú là cây thân thảo, thân cây mọng nước và có màu nâu đỏ, cây trưởng thành cao khoảng 20cm – 50cm.

Cây Thanh Tú có dạng lá đơn, hình trái xoan. Bề mặt lá có lớp lông mỏng, mềm, mịn. Hoa Thanh Tú có màu xanh tím rất độc, lạ và đẹp, thường mọc ra từ nách lá. Hoa Thanh Tú có 5 cánh nhỏ xinh, nhuỵ hoa màu trắng ở giữa làm nổi bật lên nét xinh xắn của hoa. Cây hoa Thanh Tú sống rất thọ và ra hoa quanh năm.

Hoa Thanh TúHoa Thanh Tú

Ý nghĩa hoa Thanh Tú

Hoa Thanh Tú mang ý nghĩa về sự thanh khiết, sự yên bình. Bên cạnh đó, hoa còn tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, lạc quan và đại diện cho ý chí kiên cường, vượt lên những khó khăn trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   3 mẫu tiền xu phong thủy và cách sử dụng tiền xu phong thủy hút tài lộc

Trong phong thủy, hoa Thanh Tú mang đến cho gia chủ sự yên bình, lan tỏa năng lượng tích cực cho các thành viên trong gia đình.

Cây hoa Thanh Tú mang ý nghĩa về sự thanh khiết, yên bìnhCây hoa Thanh Tú mang ý nghĩa về sự thanh khiết, yên bình

Công dụng của hoa Thanh Tú trong đời sống

Đặc điểm nổi trội của cây Thanh Tú là nở hoa quanh năm và rất dễ sống. Do đó, nhiều gia đình chọn hoa Thanh Tú để làm đẹp cho ban công, cho vườn nhà. Hoa Thanh Tú không có công dụng giúp chữa bệnh, tuy nhiên, hoa Thanh Tú sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng bằng cách chăm sóc, và ngắm nhìn hoa. Màu xanh dịu nhẹ từ hoa sẽ giúp tâm trí bạn thoải mái, thư giãn hơn.

Ngoài ra, hoa Thanh Tú còn được xem như một loại cây phong thủy giúp mang đến sự yên vui, tích cực trong cuộc sống.

Công dụng của hoa Thanh Tú trong cuộc sống là gì?Công dụng của hoa Thanh Tú trong cuộc sống là gì?

Cách trồng và chăm sóc hoa Thanh Tú giúp hoa nở đều, đẹp rực rỡ

Cây hoa Thanh Tú rất dễ trồng, dễ chăm sóc và có sức sống rất mãnh liệt. Cây thường được các nhà vườn nhân giống bằng cách giâm cành.

Cách trồng hoa Thanh Tú

Bước 1 Xử lý phần rễ cây và đất cũ

Cây vừa được mua về, bạn tách ra khỏi chậu tạm thời, sau đó tách những lớp đất cũ còn dính trên rễ cây một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn có lỡ tay làm gãy một ít rễ cũng đừng quá lo lắng, với khả năng sinh tồn mạnh mẽ, cây sẽ nhanh chóng phát triển lại thôi.

Tham khảo thêm:   Danh sách những vụ án hay nhất của phim thám tử lừng danh Conan

Bước 2 Trộn đất

Đất trồng cây Thanh Tú phải tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất hữu cơ và thêm một ít phân bón để kích thích cây ra rễ nhanh.

Trộn đất hữu cơ cùng một ít phân bónTrộn đất hữu cơ cùng một ít phân bón

Bước 3 Cho đất vào chậu

Bạn có lót 1 lớp than hoặc đá xỉ ở đáy chậu để cây có thể thoát nước một cách tốt hơn. Sau đó bạn cho đất đã trộn vào chậu, bạn nhớ cho đất vào khoảng ⅔ chậu và tạo một lỗ trống để có thể đặt phần rễ cây vào.

Cho đất vào chậu đã chuẩn bị từ trướcCho đất vào chậu đã chuẩn bị từ trước

Bước 4 Đặt cây vào chậu

Bạn đặt nhẹ nhàng phần rễ cây vào lỗ trống đã tạo và nhẹ nhàng lấp đất từ từ sao cho che phủ hết phần rễ và gốc cây, nếu thiếu đất, bạn có thể rắc thêm. Sau đó, bạn dùng lực tay để nén nhẹ đất nhằm định hình cây thẳng đứng. Bạn nhớ đừng nén đất quá chặt sẽ khiến cây không thể thoát nước.

Sau khi hoàn tất, bạn tưới một ít nước để làm ẩm đều đất.

Đặt cây vào chậuĐặt cây vào chậu

Nếu bạn trồng cây trực tiếp xuống dưới đất, bạn chỉ cần trộn thêm một ít phân để cây sinh trưởng tốt hơn.

Cách chăm sóc cây Thanh Tú

Cây Thanh Tú rất ưa nắng, do đó, bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng để cây có thể cho ra nhiều hoa và màu sắc tươi đẹp hơn.

Bạn nhớ tưới nước thường xuyên cho cây nhưng lượng nước vừa đủ thôi nhé, không thì cây sẽ chết vì bị úng nước.

Vào những ngày nắng oi bức, bạn nên tưới nước cho cây 2 lần/ngày và tưới đủ lượng nước. Không nên tưới vào thời điểm giữa trưa nắng nóng gay gắt nhé.

Tham khảo thêm:   61 lời chúc ngày Quốc tế Nam giới 19/11 hay, ý nghĩa

Bạn cũng nên bón phân cho cây thường xuyên, khoảng 2 tháng/ lần để cây phát triển tốt hơn. Bạn cũng nên thay đất cho cây, khoảng 2 lần/năm, nếu bạn trồng cây trong chậu để cây có dinh dưỡng nhiều hơn.

Để cây ra hoa đều và đẹp, bạn nên cắt tỉa những cành già và hoa cũ thường xuyên. Việc cắt tỉa giúp cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc kích thích ra hoa cho cây. Việc phun thuốc nên diễn ra sau khi đã cắt tỉa hoa, bạn nên chia thành 2 lần phun. Lần 1 là sau quá trình cắt tỉa, lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày.

Cách chăm sóc cây Thanh TúCách chăm sóc cây Thanh Tú

Mua hoa Thanh Tú ở đâu và giá bao nhiêu?

Mua hoa Thanh Tú ở đâu và giá bao nhiêu?Mua hoa Thanh Tú ở đâu và giá bao nhiêu?

Hoa Thanh Tú khá phổ biến, do đó, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại bất kỳ cửa hàng cây cảnh nào. Giá thành của cây hoa Thanh Tú dao động từ 25.000 đồng – 45.000 đồng/cây.

Địa chỉ tham khảo:

Nông nghiệp phố: Số 81 đường Nguyễn Minh Hoàng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Cây cảnh Hà Nội: Số 828 Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, Hà Nội

Thanh Tú có giá dao động từ 25.000 đồng – 45.000 đồng và được bán tại bất kỳ cửa hàng cây cảnh

Wikihoc.com hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu thêm về ý nghĩa của hoa Thanh Tú. Từ đó, bạn có thể chọn cho mình một chậu Thanh Tú và chăm sóc, ngắm nhìn nét đẹp mộc mạc, đơn giản nhưng không kém phần độc đáo của hoa Thanh Tú.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa thanh tú tại nhà tuyệt đẹp tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *