Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa lan huệ nở đều, đẹp rực rỡ tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa lan huệ mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ và tinh tế. Hoa lan huệ được nhiều người “mê mẩn” đến mức phải trồng bằng được trong không gian xanh của gia đình. Vậy cách trồng và chăm sóc như thế nào? Theo dõi bài viết này, Wikihoc.com sẽ hướng dẫn bạn nhé!
Giới thiệu về hoa lan huệ
Hoa lan huệ hay còn gọi là lan tứ diện, nguồn gốc của hoa lan huệ được trồng ở khắp các châu Mỹ nhiệt đới và ngày nay Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung hoa lan huệ cũng được trồng rất nhiều.
Đặc điểm hoa lan huệ
Hoa lan huệ có dạng củ giống như củ hành tây, là dạng rễ chùm và nhiều rễ phụ khác và có kích thước gần giống nhau. Thân và lá cây lan huệ thẳng đứng, dựng cao khoảng tầm từ 50 đến 70cm và bên trong rỗng, lá cây thì dày, hẹp, phẳng và dài.
Cây lan huệ có hình thức mọc giống như cây hành, mỗi cây sẽ cho ra 2- 5 bông hoa to ở đỉnh. Hoa lan huệ có thể sống được ở hai hình thức là sống trong đất và sống ở môi trường thủy canh.
Hoa lan huệ có 2 loại: Lan huệ đơn và lan huệ kép. Hoa lan huệ đơn sẽ có 6 cánh hoa xếp thành 2 lớp so le nhau, mỗi lớp có 3 cánh xếp thành hình tam giác, còn hoa lan huệ kép sẽ có nhiều cánh hoa hơn, xếp từ 3 lớp cánh trở lên.
Hoa lan huệ có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng đỏ, cam, đỏ cam,.. Hình dáng hoa giống như một cái loa với 6 cánh hoa nhọn tỏa ra rất đẹp, ngoài ra hoa còn có hương thơm thoang thoảng, nhưng đứng gần mới có thể cảm nhận được hoặc vào ban đêm hoa sẽ phát ra hương thơm ngào ngạt hơn.
Ý nghĩa hoa lan huệ
Với nhiều màu sắc đa dạng và cùng với hình dáng đẹp, hoa lan huệ luôn được những người yêu thích thiên nhiên trồng để trang trí, tô điểm trong không gian xanh của họ. Việc trồng những cây hoa lan huệ đủ màu sẽ làm ngôi nhà bạn trở nên rực rỡ, sang trọng và tạo được điểm nhấn hơn đấy nhé!
Ngoài ra hoa lan huệ còn có ý nghĩa giúp bầu không khí nhà bạn thêm trong lành và có hương thơm thoang thoảng, bạn sẽ luôn có cảm giác nhà mình như một công viên xanh thu nhỏ vậy!
Hoa lan huệ còn giúp ích cho y học, các sản phẩm từ hoa lan huệ có thể sử dụng để chữa các bệnh như nhiễm trùng, cầm máu, sưng tấy,…
Tham khảo thêm: Ý nghĩa hoa lan ngày Tết cổ truyền
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan huệ
Để lan huệ tây được phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất thì nên chọn giống tốt, đất màu mỡ, loại chậu phù hợp và nhiệt độ môi trường tốt. Bạn nên chọn củ từ lan huệ mẹ tách ra để nhân giống cho cây con, lưu ý là phải đảm bảo cây mẹ không bị bệnh, củ không úng và khỏe mạnh để giống cây con sinh trưởng và phát triển tốt, chọn củ không non và to nhất có thể nhé!
Chậu cây bạn nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với củ và có lỗ thoát nước.
Đất trồng thì nên chọn loại đất tơi xốp, có độ pH cao, nhiều chất dinh dưỡng, đất thoát nước tốt và có độ ẩm trung bình, không nên chọn loại đất không thoát nước tốt vì điều đó sẽ làm củ lan huệ bị úng và hư thối.
Cách trồng hoa lan huệ
Với những cây lan huệ vẫn còn vở bên ngoài thì bạn nên nhẹ nhàng bóc tách phần vỏ khô bên ngoài ra trước. Còn các củ lan huệ bị khô thì bạn nên ngâm trong nước khoảng tầm 1 ngày để củ hút được lượng nước vừa đủ rồi đem đi trồng nhé!
Cho đầy đất dinh dưỡng vào chậu gồm có phân hữu cơ, tro trấu sau đó đào lỗ ở giữa để đặt củ lan huệ vào (lưu ý đào vừa phải không quá sâu). Đặt củ lan huệ vào sau đó lấp nhẹ đất lại, bạn chú ý chỉ lấp ½ bề mặt củ và phần mầm hướng lên trên nha!
Ngoài ra còn có một hình thức trồng khác là thủy canh rất dễ dàng. Bạn chuẩn bị chậu nước phù hợp với củ lan huệ, hòa tan nước và phân bón vào trong chậu, đổ một lượng nước vừa đủ sao cho phần nước chỉ ngập khoảng ½ củ thôi nhé! Bạn phải thay nước thường xuyên để tránh tình trạng củ bị thối rữa.
Cách chăm sóc hoa lan huệ
Không cần phải tưới nước thường xuyên nhé, có thể 1 tuần tưới 1-2 lần thôi và nên đặt cây ở chỗ thoáng mát để cây dễ sinh trưởng.
Khoảng tầm 20 ngày đổ lại, bạn cần chú ý quan sát cây. Nếu cây có dấu hiệu mọc những đầu lá nhỏ thì nên bón phân cho cây thường xuyên và đem ra nơi có ánh sáng mặt trời để hấp thụ tốt hơn.
Cây lan huệ thích ánh sáng, tùy theo điều kiện sáng mà hình thức hoa sẽ thay đổi khác nhau. Nếu ở ngoài ánh sáng nhiều thì sẽ xuất hiện vòi hoa và lá ngắn hơn bình thường, nếu ở trong mát thì hoa và lá sẽ phát triển dài hơn. Bạn nên phơi cây vào buổi sớm, ánh nắng buổi sáng sớm sẽ làm cây hấp thụ nhiều hơn đấy!
Thường xuyên tỉa các cành lá già của cây và chăm bón phân đều đặn.
Ở cây hoa lan huệ thường xuyên có những loại sâu bệnh gây hại, ta nên quan sát thường xuyên và dùng các loại thuốc đặc trị như Danitol để diệt trừ. Cắt bỏ đi những phần lá bị sâu ăn hay côn trùng cắn để tránh bị lây lan.
Mua hoa lan huệ ở đâu? Giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua được hoa lan huệ ở các cửa hàng bán giống cây trồng nơi bạn sinh sống, bạn nên chọn những cửa hàng uy tín để đảm bảo cây mình có giống tốt nhé! Ngoài ra bạn có thể đặt trên các trang web bán giống cây uy tín để mua.
Tùy vào từng loại hoa lan huệ màu sắc khác nhau mà giá thành của từng loại khác nhau, nhưng cơ bản giá củ lan huệ dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/ củ tùy theo từng thời điểm.
Bộ sưu tầm các hình ảnh đẹp từ hoa lan huệ
Đây là tất tần tật những thông tin mà Wikihoc.com muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với thông tin này bạn có thể trồng cho không gian nhà mình một vườn hoa lan huệ đẹp nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa lan huệ nở đều, đẹp rực rỡ tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.