Bạn đang xem bài viết Xỏ lỗ tai có đau không? Cách chăm sóc sau khi xỏ lỗ tai tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Xỏ lỗ tai ngày càng được nhiều bạn trẻ áp dụng như một cách thể hiện cá tính và làm đẹp. Có 2 cách phổ biến thường được áp dụng là bấm khuyên tai và xỏ khuyên tai. Tuy nhiên dù là ở cách nào, nếu bạn không chăm sóc kỹ càng, vết bấm khuyên, xỏ lỗ có thể bị nhiễm trùng, đau, mưng mủ,…gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Vì vậy, trong bài viết hôm nay Wikihoc.com sẽ đưa ra những chăm sóc từ A – Z sau khi xỏ lỗ tai cho bạn tham khảo thực hiện để bảo vệ đôi tai được tốt hơn.

Xỏ lỗ tai có đau không?

Việc xỏ lỗ tai có đau hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xỏ, người thực hiện cũng như ngưỡng chịu đau của mỗi người,...nên rất khó có thể xác định chính xác rằng bạn có đau khi xỏ lỗ tai hay không.

Bên cạnh đó, các vị trí xỏ lỗ tai sẽ có mức độ đau khác nhau như:

  • Vành tai ít đau hơn so với các vị trí khác.
  • Vành tai con là phần nhô ra tại mặt trước của tai, vị trí này khi xỏ tương đối đau.
  • Vành tai trong có nhiều sụn nên sẽ đau nhiều, dễ mưng mủ nếu chăm sóc không kỹ.
  • Vành tai giữa là vị trí đau nhất, khó vệ sinh sau khi xỏ.
  • Dái tai không có xương và sụn, tương đối dày nên ít đau.
  • Đầu sụn trong sẽ đau nhẹ nhưng lâu hồi phục và khó chăm sóc vì diện tích nhỏ và sâu bên trong.

Xỏ lỗ tai có đau không?Xỏ lỗ tai có đau không?

Từ những thông tin trên cho thấy, vị trí xỏ lỗ tai sẽ ảnh hưởng lớn đến việc có đau hay không, thông thường khi xỏ ở dái tai sẽ ít đau hơn các vị trí còn lại.

Tham khảo thêm:   Mẫu tiểu phẩm tổ chức Trung thu 2023 7 Tiểu phẩm đêm Trung thu 2023

Cảm giác có đau hay không còn phụ thuộc lớn vào ngưỡng chịu đau của mỗi người. Người sợ kim tiêm, chịu đau kém sẽ cảm giác rất đau khi xỏ lỗ tai, còn người chịu đau tốt thì sẽ không có quá nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tay nghề của người thực hiện cũng rất quan trọng, nếu người có kỹ thuật thực hiện với thao tác nhanh sẽ không đủ thời gian trải nghiệm cảm giác đau đớn.

Sau khi xỏ lỗ tai bao lâu thì lành?

Thời gian lành lại của lỗ xỏ còn tùy thuộc vào vị trí bấm, cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Khi mới xỏ lỗ tai, vết thương sẽ sưng đỏ và có thể bị chảy máu trong vài giờ đầu. Thông thường, lỗ xỏ ở dái tai sẽ lành sau 6-8 tuần, trong khi những vị trí khác sẽ lâu hơn.

Sau khi xỏ lỗ tai bao lâu thì lành?Sau khi xỏ lỗ tai bao lâu thì lành?

Một số triệu chứng có thể xảy ra sau khi xỏ lỗ tai

Tai bị chảy máu

Có thể vì lần đầu tiên xỏ lỗ tai nên sẽ bị chảy máu do tổn thương, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được. Tuy nhiên, nếu sau 1 ngày mà vẫn không hết thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Tai bị sưng, đau ngứa

Nguyên nhân có thể do dụng cụ bấm tai không được khử trùng sạch sẽ hoặc do thói quen thường chạm tay lên vết bấm khiến tai bị sưng, đau ngứa.

Tai bị nổi hạch

Một trong số nguyên nhân đó là bạn bị dị ứng với các chất liệu khuyên khi đeo hoặc do dính các hóa chất khi tắm rửa như: Sữa rửa mặt, sữa tắm,… vào vết xỏ làm nổi hạch.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bạn nên dừng đeo và đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Tai bị nổi hạch, sưng đau ngứaTai bị nổi hạch, sưng đau ngứa

Tai bị chảy nước vàng, mưng mủ

Đây là dấu hiệu của tai sau khi xỏ đã bị nhiễm trùng hoặc do khuyên tai gây nên tình trạng dị ứng. Vì thế bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý đúng cách, tránh để lâu sẽ nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:   Cách xác định vị trí Pokemon cực nhanh

Tai bị lồi thịt, nhiễm trùng

Nếu bạn bị nhiễm trùng máu sẽ khiến tai bị lồi thịt, nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cũng phải đi khám ngay để có lời khuyên từ bác sĩ.

Cách vệ sinh lỗ tai khi mới xỏ

Việc vệ sinh lỗ xỏ mỗi ngày là điều cần thiết, nhất là trong tuần đầu tiên. Bạn nên vệ sinh mỗi ngày 2 – 3 lần vì bụi, vi khuẩn bám trên tai sẽ dễ gây kích ứng, nhiễm trùng.

Bước 1Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc đeo găng tay.

Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽRửa tay bằng xà phòng sạch sẽ

Bước 2 Dùng tăm bông thấm vào một ít nước muối sinh lý (Natri Clorid), rồi lau nhẹ cả trước, sau lỗ xỏ và xung quanh.

Lau nhẹ cả trước, sau lỗ xỏ và xung quanh bằng nước muối sinh lýLau nhẹ cả trước, sau lỗ xỏ và xung quanh bằng nước muối sinh lý

Bước 3 Dùng cồn đỏ nhỏ vào đầu tăm bông, sau đó lau sạch mặt trước và sau lỗ xỏ.

Lưu ý: Chỉ dùng cồn đỏ trong khoảng 15 ngày đầu khi mới xỏ.

Dùng cồn đỏ lau sạch mặt trước và sau lỗ xỏDùng cồn đỏ lau sạch mặt trước và sau lỗ xỏ

Bước 4 Đợi khô khoảng 2-3 phút rồi dùng tăm bông thấm nước muối lau lại một lần nữa.

Lau lại bằng nước muối một lần nữaLau lại bằng nước muối một lần nữa

Bước 5 Dùng tăm bông sạch lau lại 2 mặt của lỗ xỏ.

Lấy tăm bông sạch lau lại 2 mặt của lỗ xỏLấy tăm bông sạch lau lại 2 mặt của lỗ xỏ

Một số lưu ý khi chăm sóc lỗ tai sau khi xỏ

Không tự ý tháo khuyên tại nhà

Bạn không nên tự ý tháo hoa tai để thay cho đến khi lỗ xỏ đã lành, vì tháo hoa tai ra sớm thì lỗ xỏ có thể bị khép liền lại hoặc không lành đúng cách. Vết xỏ lỗ có thời gian lành hoàn toàn là từ 4-8 tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người.

Không nên tự ý tháo khuyên tại nhàKhông nên tự ý tháo khuyên tại nhà

Không sờ lên tai quá nhiều

Nếu bạn có thói quen sờ vào lỗ tai thì nên từ bỏ ngay việc này, vì khi chạm vào lỗ xỏ khuyên quá nhiều sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng. Nếu phải chạm vào, tay buộc phải đã rửa bằng xà phòng, đảm bảo vệ sinh.

Không sờ lên tai quá nhiều lầnKhông sờ lên tai quá nhiều lần

Tránh vướng vào lỗ xỏ

Bạn phải chú ý cẩn thận, tránh để lỗ xỏ, khuyên tai vướng vào tóc, quần áo, mũ, khăn,… và các vật dụng khác vì có thể làm rách da, đau đớn.

Tham khảo thêm:  

Tránh vướng vào lỗ xỏTránh vướng vào lỗ xỏ

Tránh va đập, nằm đè lên lỗ xỏ

Khi ngủ bạn nên lưu ý tránh nằm đè lên lỗ xỏ, cố gắng nằm ngửa ra. Vì tai áp vào gối sẽ tạo áp lực gây đau, nếu áo gối không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gây nhiễm trùng.

Tránh va đập, nằm đè lên lỗ xỏTránh va đập, nằm đè lên lỗ xỏ

Tránh đi bơi, không để tiếp xúc với các hóa chất, mồ hôi

Bạn không nên đi bơi trong khoảng 2 tháng đầu vì nước ở bể bơi, nước biển có vi khuẩn sẽ gây viêm, sưng ở lỗ xỏ.

Cũng nên lưu ý, tránh để dầu gội đầu, dầu xả tóc và các sản phẩm hóa chất khác dính lên tai, vì các thành phần trong chúng có thể gây kích ứng, nhiễm trùng. Nếu để dính mồ hôi, dầu gội, dầu xả,…thì bạn cần vệ sinh ngay lỗ xỏ, không để lâu dễ gây kích ứng.

Tránh đi bơi, không để tiếp xúc với các hóa chất, mồ hôiTránh đi bơi, không để tiếp xúc với các hóa chất, mồ hôi

Cần ăn gì và kiêng ăn gì sau khi xỏ lỗ tai?

Sau khi xỏ lỗ tai, bạn cũng nên ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh và vitamin cho cơ thể như:

  • Cá hồi chứa nhiều acid béo Omega-3 có công dụng giảm sưng tấy, giảm đau tốt.
  • Hạt lựu chứa nhiều vitamin A và vitamin C có tác dụng chống viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh lành.
  • Cam, quýt chứa nhiều vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh protein, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.

Bổ sung nhiều rau xanh và vitamin cho cơ thểBổ sung nhiều rau xanh và vitamin cho cơ thể

Ngoài ra, bạn không nên ăn các thực phẩm như: Thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng, đồ nếp và rau muống vì sẽ dễ gây vết thương bị mưng mủ, đau nhức và sưng tấy. Đồng thời, hạn chế uống đồ có cồn như: Bia, rượu,…

Tìm hiểu thêm: Bấm lỗ tai kiêng gì để giúp da mau lành và tránh không bị sưng mủ

Sau khi xỏ lỗ tai, vệ sinh là yếu tố quan trọng để lỗ xỏ không nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe. Với những thông tin từ bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ đôi tai của mình.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xỏ lỗ tai có đau không? Cách chăm sóc sau khi xỏ lỗ tai tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *