Bạn đang xem bài viết ✅ Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước Ôn tập Toán lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn lớp 9 tham khảo.

Tài liệu tổng hợp lí thuyết, các ví dụ minh họa và các dạng bài tập về viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước. Thông qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi vào lớp 10 sắp tới.

I. Lý thuyết viết phương trình đường thẳng

Để làm được bài toán này ta thực hiện như sau:

1. Xác định hàm số y = ax + b biết hệ số góc a và đồ thị của nó đi qua điểm A(m; n)

+ Thay hệ số góc vào hàm số

+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b

2. Đồ thị của hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = a’x + b’ và đi qua A(m; n)

+ Đồ thị hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = a’x + b’ nên a = a’

+ Thay a = a’ vào hàm số

+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b

3. Đồ thị của hàm số y = ax + b vuông góc với đường thẳng y = a’x + b’ và đi qua A(m; n)

+ Đồ thị hàm số y = ax + b vuông góc với đường thẳng y = a’x + b’ nên a.a’ = -1 sau đó thay a vừa tìm được vào hàm số

+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b

Tham khảo thêm:   Top 15 món tráng miệng Việt Nam ngon nhất mà bạn nên biết

4. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(m; n) và B(p; q)

+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta được phương trình thứ nhất

+ Vì đồ thị của nó đi qua B(p; q) nên thay x = p và y = q vào hàm số ta được phương trình thứ hai

+ Giải hệ phương trình gồm hai phương trình trên ta sẽ tìm được a và b

5. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua A(m; n) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng c

+ Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng c nên nó đi qua điểm B(0; c)

+ Bài toán trở thành viết phương trình đường thẳng biết đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(m; n) và B(0; c)

6. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua A(m; n) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng c

+ Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng c nên nó đi qua điểm B(c; 0)

+ Bài toán trở thành viết phương trình đường thẳng biết đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(m; n) và B(c; )

II. Ví dụ về viết phương trình đường thẳng TMĐK cho trước

Viết phương trình đường thẳng (d) của hàm số y = ax + b biết:

a, Hàm số có hệ số góc là 2 và đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; -1)

b, Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = x + 1 và đi qua điểm A(1; 2)

c, Đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng y = 3x + 2 và đi qua điểm A(-1; -1)

d, Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(1; 1) và B(3; -2)

e, Đường thẳng (d) đi qua điểm A(3; 1) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2

f, Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3

Trả lời

a, Đồ thị hàm số y = ax + b có hệ số góc là 2 nên a = 2. Khi đó đồ thị hàm số có dạng y = 2x + b

Tham khảo thêm:   GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em Giáo dục công dân lớp 6 trang 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đường thẳng (d) có hàm số y = 2x + b đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được:

1 = 2 + b hay b = -1

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = 2x – 1

b, Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = x + 1 nên phương trình của đường thẳng (d) có dạng y = x + b

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1;2) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được:

2 = 1 + b hay b = 1

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = x + 1

c, Đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng y = 3x + 2 nên phương trình của đường thẳng (d) có dạng y = frac{{ - 1}}{3}x + b

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(-1; -1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được: - 1 = frac{1}{3} + b Leftrightarrow b = frac{{ - 4}}{3}

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = frac{{ - 1}}{3}x - frac{4}{3}

d, Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình a + b = 1 (1)

Đường thẳng (d) đi qua điểm B(3; -2) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình 3a + b = -2 (2)

Từ (1) và (2) ta giải ra được a = frac{{ - 3}}{2};b = frac{5}{2}

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = frac{{ - 3}}{2}x + frac{5}{2}

e, Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2 nên đường thẳng (d) đi qua điểm B(-2; 0)

Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(3; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình 3a + b = 1 (1)

Đường thẳng (d) đi qua điểm B(-2; 0) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình -2a + b = 0 (2)

Từ (1) và (2) ta giải ra được

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là:

f, Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có tung độ bằng 3 nên đường thẳng (d) đi qua điểm B(0; 3)

Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 16

Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình a + b = 1 (1)

Đường thẳng (d) đi qua điểm B(0; 3) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình b = 3 (2)

Từ (1) và (2) ta giải ra được a = -2 và b = 3

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = -2x + 3

III. Bài tập viết phương trình đường thẳng thỏa mãn đk cho trước

Bài 1: Hãy xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:

a, Có hệ số góc là 3 và đi qua điểm A(1; 0)

b, Song song với đường thẳng y = x – 2 và cắt trục tung có tung độ bằng 2

Bài 2: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm M(1; -2) và song song với đường thẳng (d’): x + 2y = 1

Bài 3: Viết phương trình đường thẳng (d) cắt đường thẳng (d’): x – y + 1 = 0 tại điểm có tung độ bằng 2 và vuông góc với đường thẳng (d”): y = 3 – x

Bài 4: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ và đi qua giao điểm của hai đường thẳng (d’): y = 4x – 3 và (d”): y = -x + 3

Bài 5: Viết phương trình trình đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 5 và đi qua điểm M(2; 3)

Bài 6: Viết phương trình đường thẳng y = ax + b biết đường thẳng đi qua hai đi qua hai điểm A(4; 3) và B(2; -1)

Bài 7: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm M(-2; 0) và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3

Bài 8: Viết phương trình đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = 3x + 1 và cắt trục tung tại hai điểm có tung độ là 4

Bài 9: Viết phương trình đường thẳng (d) song song với đường thẳng (d’): y = -2x và đi qua điểm A(2; 7)

Bài 10: Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc là -1 và đi qua gốc tọa độ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước Ôn tập Toán lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *