Bạn đang xem bài viết ✅ Viết: Luyện tập tả cây cối – Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết: Luyện tập tả cây cối (Viết đoạn văn ở phần thân bài) giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 72. Qua đó, giúp các em viết đoạn thân bài cho bài văn tả cây cối thật hay.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập tả cây cối của Bài 6: Ước mơ của em – Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 72

Câu 1

Đọc và trả lời câu hỏi:

Hoa sầu riêng

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy xá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

Lá bàng

Tham khảo thêm:   Cây Huyết dụ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, ló lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đỏ đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?

c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?

Trả lời:

a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng giới thiệu đối tượng định tả.

b) Các câu tiếp theo có quan hệ tiếp nối, thể hiện đặc điểm của đối tượng trong câu mở đoạn?

c) Trình tự miêu tả của đoạn văn đầu tả theo từng bộ phận còn đoạn hai tả theo trình tự thời gian.

Câu 2

Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau:

a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.

b) Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.

Trả lời:

a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định: Giờ đã là sát Tết, nên trên cây quất có rất nhiều trái. Những trái quất lớn như trái chanh, chín vàng ươm, thơm nức mũi. Lác đác là một vài trái nhỏ hơn vẫn còn xanh. Nhìn cây như có cả trăm chiếc bóng đèn lấp lánh đang sáng bừng lên vậy.

Tham khảo thêm:  

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết: Luyện tập tả cây cối – Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *