Bạn đang xem bài viết Vì sao tháng 12 lại được gọi là tháng Chạp, tháng Củ Mật? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tháng 12 chính là khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm vì mọi người sẽ phải hoàn tất công việc, mua sắm quà tết để đón Tết Nguyên Đán. Và có thể bạn sẽ thường nghe mọi người gọi tháng 12 này là tháng Chạp, tháng Củ Mật, vậy vì sao tháng 12 có những cái tên này? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Vì sao tháng 12 gọi là tháng Củ Mật?

Vì sao tháng 12 gọi là tháng Củ Mật?Vì sao tháng 12 gọi là tháng Củ Mật?

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng “củ mật” là một loại củ nào đó, nhưng thực ra đây là một từ Hán Việt, với ý nghĩa của chữ “củ” trong “củ soát” – nghĩa là xem xét, kiểm soát, còn “mật” nghĩa là cẩn mật, không để lộ, thất thoát. Nói một cách dễ hiểu hơn thì “củ mật” có nghĩa là kiểm soát cẩn thận.

Vậy vì sao tháng 12 lại được gọi là tháng Củ Mật? Cách gọi này có thể được bắt nguồn từ việc ngày xưa tháng 12 là tháng mà bọn đạo tặc tăng cường hoạt động để kiếm tiền tiêu, dễ mất trộm vì là tháng thu hoạch cuối năm, mọi người bận rộn nên dễ lơ là.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 Đề thi HSG Văn 10

Do đó, tháng 12 gọi là tháng Củ Mật để mọi người nhắc nhở lẫn nhau hãy hết sức thận trọng, cẩn tắc, tránh tối đa các sai sót trong những ngày cuối năm.

Tháng Củ Mật là tháng phải kiểm soát cẩn thận, đề phòng trộm cướpTháng Củ Mật là tháng phải kiểm soát cẩn thận, đề phòng trộm cướp

Bên cạnh đó, “củ mật” còn có ý nghĩa nữa là cẩn thận củi lửa, vì vào cuối năm người xưa thường tổ chức tiệc tùng, cỗ bàn nhiều, cùng với thời tiết hanh khô nên dễ sơ sẩy gây ra hỏa hoạn.

Còn hiện nay, tháng 12 là tháng mà mọi người bận rộn để hoàn tất công việc cuối năm cũng như tham gia nhiều bữa tiệc tất niên nên dễ gây ra nhiều tai họa như tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm,…

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?

Gọi tháng 12 là tháng Chạp cũng xuất phát từ văn hóa Trung Quốc xưa, vì chữ “chạp” là một biến âm của “lạp” trong tiếng Hán, mà Lạp là một lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch của người Trung Quốc xưa và tháng cuối năm này cũng được gọi là Lạp nguyệt (với “nguyệt” nghĩa là tháng).

Khi nhắc đến “lạp” thì cũng có nghĩa là “lạp mả”, tức thăm nom, sửa dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, liên quan đến tập tục trên nên “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên.

Tham khảo thêm:   Công thức tính thế năng Công thức Vật lí 8

Tháng Chạp cũng có nghĩa là lễ tất niênTháng Chạp cũng có nghĩa là lễ tất niên

Bởi vì có phần chịu ảnh hưởng qua lại với Trung Quốc nên trong văn hóa Việt Nam, tháng 12 cũng là tháng có nhiều lễ cúng bái và dần được gọi là “giỗ chạp”. Người Việt cũng coi trọng việc chăm sóc mồ mả tổ tiên nên cuối năm cũng là dịp mà mọi người thăm nom, sửa dọn phần mộ cho tươm tất và thắp hương để mời tổ tiên về nhà ăn tết.

Bên cạnh đó, chữ “lạp” cũng có một cách hiểu khác nghĩa là thịt, vì tháng cuối năm mọi người sẽ tích trữ các loại thực phẩm để đối phó với mùa đông và để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, trong đó thì thịt là một loại thực phẩm quý giá, quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Với những giải đáp về ý nghĩa của tháng Chạp, tháng Củ Mật để gọi tháng 12, Wikihoc.com hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa quan trọng của tháng 12 cuối năm để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán thật đong đầy nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao tháng 12 lại được gọi là tháng Chạp, tháng Củ Mật? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *