Bạn đang xem bài viết Vì sao một vài bà mẹ mang thai không nghén, có nguy hiểm không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ốm nghén là tình trạng phổ biến thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Các triệu chứng ốm nghén sẽ diễn ra từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Sau đó, tình trạng này sẽ biến mất sau 14 tuần mang thai. Một số biểu hiện nghén mà mẹ bầu thường gặp như: Mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt,…

Thậm chí, một số thai phụ sẽ gặp trạng thái chán chường, sợ đồ ăn, không ăn được… khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại không gặp bất cứ triệu chứng nghén nào và thai nhi vẫn phát triển bình thường khi đi thăm khám bác sĩ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mang thai không nghén có nguy hiểm không? Bạn hãy theo dõi tiếp các thông tin sau nhé!

Nguyên nhân của việc mang thai nhưng không nghén

Trên thực tế, cơ địa của mỗi một người phụ nữ sẽ không giống nhau. Vì vậy mà những biểu hiện trong thai kỳ của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, triệu chứng ốm nghén sẽ không xảy ra ở một số thai phụ.

Mang thai không nghén là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, một số mẹ bầu không nghén có thể ăn uống ngon miệng và có sức khỏe tốt hơn bình thường.

Tham khảo thêm:   Lịch sử lớp 5 Bài 22: Đường Trường Sơn Giải bài tập Lịch sử 5 trang 47

Nguyên nhân của việc mang thai nhưng không nghénNguyên nhân của việc mang thai nhưng không nghén

hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mang thai không nghén sau đây:

Do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormone

Theo các nhà khoa học, cơ chế gây ra ốm nghén cho đến hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tình trạng này được cho là sự kết hợp của các yếu tố như hormone, di truyền, tâm lý, thiếu vi chất,… Nhưng cơ chế thay đổi hormone được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Hormone Human Chorionic Gonadotropin (HCG) – hormone thai kỳ được tạo ra bởi các tế bào nhau thai và có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nồng độ HCG càng cao thì triệu chứng nghén sẽ nặng hơn, đặc biệt là đối với các mẹ bầu mang đa thai.

Bên cạnh đó, một số hormon như estrogen, progesterone sẽ bị thay đổi trong thai kỳ và gây nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cơ địa thích nghi tốt với sự thay đổi của hormone hoặc mang một số yếu tố về mặt di truyền sẽ không bị nghén khi mang thai.

Do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormoneDo cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormone

Do môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việc

Một số mẹ bầu trong thai kỳ bị áp lực bởi công việc hoặc căng thẳng quá mức sẽ không nhận ra mình đang bị nghén. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu thích nghi nhanh với những thay đổi hoặc hay tập trung vào các vấn đề khác cũng có thể không bị ốm nghén khi mang thai.

Tham khảo thêm:   Thiệp mừng ngày Gia đình Việt Nam Mẫu thiệp mừng ngày 28/6

Các mẹ bầu không nên lo lắng quá nhiều về vấn đề nghén hay không nghén để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mà cần phải phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sự phát triển tốt nhất thai nhi.

Do môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việcDo môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việc

Những câu hỏi xoay quanh việc mang thai không nghén

Mang thai không nghén có nguy hiểm không?

Mang thai không nghén là trạng thái hoàn toàn bình thường. Thậm chí, mang thai không nghén sẽ khiến bạn cảm thấy may mắn hơn vì không gặp tình trạng khó chịu như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt… dẫn đến suy nhược cơ thể, căng thẳng như một số thai phụ khác.

Như vậy, các mẹ bầu mang thai không nghén có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này. Vì trong trường hợp này thai nhi vẫn phát triển bình thường, cơ thể mẹ cũng khỏe mạnh và nhiều sinh lực do bạn có thể ăn uống ngon miệng hơn.

Mang thai không nghén có nguy hiểm không?Mang thai không nghén có nguy hiểm không?

Mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai không?

Mặc dù hầu hết các trường hợp mang thai không nghén là trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một số thai phụ không ốm nghén do nồng độ hormone của họ thấp hơn bình thường và dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý nếu các triệu chứng ốm nghén xảy ra mạnh mẽ nhưng lại đột ngột biến mất thì nguy cơ sảy thai sẽ rất cao. Đặc biệt là việc ốm nghén đột ngột biến mất từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11 của thai kỳ.

Tham khảo thêm:  

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bầu nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường. Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp các dấu hiệu bất thường như co thắt âm đạo, ra máu nhiều,… thài hãy ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai không?Mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai không?

  • Mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh?

Trên thực tế, nhận định con kém thông minh do mẹ bầu mang thai không nghén là hoàn toàn không có cơ sở. Việc con thông minh sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, quá trình dưỡng thai và môi trường phát triển.

Do đó, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh. Vì vậy, các mẹ bầu nên ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để luôn đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất có thể.

Mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh?Mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh?

Trên đây là thông tin về việc mang thai không nghén ở một số mẹ bầu. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao một vài bà mẹ mang thai không nghén, có nguy hiểm không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *