Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều Soạn Lý 9 trang 76, 77, 78 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 28 Động cơ điện một chiều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 76, 77, 78.

Soạn Vật lí 9 bài 28 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Lý thuyết Động cơ điện một chiều

I. Nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

– Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn so sánh dựa trên đề tài câu tục ngữ Một kho vàng không bằng một nang chữ Luyện tập thao tác lập luận so sánh

+ Nam châm tạo ra từ trường (Bộ phận đứng yên – Stato)

+ Khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (Bộ phận quay – Rôto)

Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

II. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật

– Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện (Stato)

– Bộ phận quay (Rôto) của động cơ điện kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 76, 77, 78

Câu C1

Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD qua khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua như hình 28.1

Gợi ý đáp án

Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD qua khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua được biểu diễn trên hình 28.1. Khi đó khung dây sẽ quay dưới tác dụng của hai lực F1 và F2.

Câu C2

Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó

Tham khảo thêm:   Viết 1 đoạn văn bằng tiếng Anh nói về sở thích xem phim (6 Mẫu) Đoạn văn tiếng Anh về sở thích hay nhất

Gợi ý đáp án

Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.

Câu C4

Nhận xét về sự khác nhau của hai bộ phận chính của nó so với mô hình động cơ điện mà em vừa mới tìm hiểu.

Gợi ý đáp án

Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

Câu C5

Khung dây trong hình 28.3 quay theo chiều nào?

Gợi ý đáp án

Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây được vẽ trong hình dướ

Khung dây quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Câu C6

Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?

Gợi ý đáp án

Khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện.

Câu C7

Kể một số ứng dụng của động cơ điện mà em biết?

Gợi ý đáp án

Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em. Động cơ điện trong các dụng cụ gia đình như quạt, máy bơm, máy giặt…

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 6: Cánh diều (Sách học sinh) SGK lớp 6 mới năm 2023 - 2024

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 28

Câu 1: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:

A. Nam châm điện đứng yên (stato).
B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).
C. Nam châm điện chuyển động (roto).
D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).

Câu 2: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

A. Nhiệt năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Cơ năng thành điện năng.
D. Điện năng thành nhiệt năng.

Câu 3: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.
C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 4: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?

A. Bàn ủi điện và máy giặt.
B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.
C. Quạt máy và nồi cơm điện.
D. Quạt máy và máy giặt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều Soạn Lý 9 trang 76, 77, 78 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *