Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện Soạn Lý 9 trang 68, 69 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 25 Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 68, 69 và câu hỏi trong sách bài tập Vật lí 9 bài 25.

Soạn Vật lí 9 bài 25 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về sự nhiễm từ của sắt, thép. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện

  • Lý thuyết Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện
  • Giải SGK Vật lí 9 trang 68, 69
  • Giải SBT Vật lí 9 Bài 25

Lý thuyết Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện

I. Sự nhiễm từ của sắt, thép

Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

– Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

Tham khảo thêm:   Tả chim Hải Âu (3 mẫu) Tập làm văn lớp 5

Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

II. Nam châm điện

Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non

Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:

+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng – giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chạy qua vòng dây

+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây

Giải SGK Vật lí 9 trang 68, 69

Câu C1

Nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây?

Gợi ý đáp án

Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.

Câu C2

Quan sát và chỉ ra các bộ phận của nam châm điện mô tả trên hình 25.3. Cho biết ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây.

Gợi ý đáp án

Nam châm điện trên có cấu tạo gồm một oosngs dây dẫn trong đó có lõi sắt non, trên thân ống dây có ghi các số 0, 1000, 1500 là chỉ số vòng dây có trong ống.

Dòng chữ 1 A – 22 Ω cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường độ 1 A, điện trở của ống dây là 22 Ω.

Câu C3

So sánh các nam châm điện được mô tả trên hình 25.4. Trong các nam châm điện a và b; c và d; b,d và e thì nam châm nào mạnh hơn?

Tham khảo thêm:   Tháng cô hồn kiêng gì? 17 điều kiêng, cấm kỵ trong tháng cô hồn

Gợi ý đáp án

Ta thấy cuộn dây a , b, c có cùng cường độ dòng điện chạy qua nhưng b có số vòng dây lớn hơn c, c có số vòng dây lớn hơn a =>Vì vậy nam châm b mạnh hơn c, c mạnh hơn a.

Ta thấy cuộn dây d, e có cùng cường độ dòng điện đi qua là 2A nhưng e có số vòng dây lớn hơn => Nam châm e mạnh hơn nam châm d.

Câu C4

Khi ta chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao?

Gợi ý đáp án

Do kéo được nam từ thép nên khi mũi kéo chạm vào thanh nam châm thì bị nhiễm từ, vì vậy sau khi mũi kéo không chạm vào nam châm nữa thì vẫn hút được vụn sắt.

Câu C4

Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?

Gợi ý đáp án

Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện để dòng điện không chayj qua ống dây.

Câu C6

Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu?

Gợi ý đáp án

Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm điện từ của sắt, nó có cấu tạo gồm một ống dây dẫn, trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, xung quanh ống dây có một từ trường, lõi sắt non giúp làm tăng từ tính của nam châm.

Cấu tạo của nam châm điện có lợi thế hơn nam châm vĩnh cửu ở chỗ:

Có thể tăng lực từ của nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.

Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

Tham khảo thêm:   Toán 10 Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách Giải SGK Toán 10 trang 41 - Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải SBT Vật lí 9 Bài 25

Bài 25.1

Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

a. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn có tác dụng từ nữa không?

b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?

Trả lời:

a. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm điện không còn tác dụng từ.

b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì khi ngắt điện, thép còn giữ được từ tính, nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.

Bài 25.2

Trong nam châm điện được vẽ trên hình 25.1, nếu thay lõi sắt non bằng lõi niken thì:

a. Từ trường có mạnh hơn cuộn dây không có lõi không?

b. Đầu A của cuộn dây là cực từ gì?

Trả lời:

a. Từ trường sẽ mạnh hơn cuộn dây không có lõi

b. Đầu A của cuộn dây là cực Bắc.

Bài 25.3

Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.

a. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?

b. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.

c. Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật dụng bằng sắt, thép khi đặt gần nó.

Trả lời:

a) Vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của nam châm thì bị nhiễm từ nên có thể khẳng định nó đã trở thành nam châm.

b) Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.1.

c) Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và sẽ trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó bị nam châm hút

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện Soạn Lý 9 trang 68, 69 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *