Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ Soạn Lý 9 trang 63, 64 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 23 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 63, 64.

Soạn Vật lí 9 bài 23 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về tính chất, đặc điểm của từ phổ và đường sức từ. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ

Lý thuyết Từ phổ – Đường sức từ

Giải bài tập Vật lí 9 trang 63, 64

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả lớp học của em (Dàn ý + 13 mẫu) Bài văn tả lớp học hay nhất

Lý thuyết Từ phổ – Đường sức từ

I. Từ phổ

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

– Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh

– Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu

II. Đường sức từ

Các đường sức từ có chiều nhất định.

– Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

– Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

3. Liên hệ thực tế

Nhờ sự chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất mà làm cho Trái Đất như một nam châm khổng lồ có từ trường rất mạnh.

Nhờ có từ trường này, Trái Đất đã tạo nên một lớp đã tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ chống lại “bão” Mặt Trời.

Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải hứng chịu các hạt mang điện có hại mà Mặt Trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 63, 64

Câu C1

Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa (hình 23.1).

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn làm kẹo chỉ hồng kiểu Hàn Quốc siêu hấp dẫn

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

Gợi ý đáp án

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

Câu C2

Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3).

Gợi ý đáp án

Các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ định hướng theo một chiều nhất định.

Câu C3

Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra cực nào của thanh nam châm?

Gợi ý đáp án

Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của thanh nam châm.

Câu C4

Hình 23.4 cho ta hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó, hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực.

Gợi ý đáp án

Vẽ các đường sức từ như hình dưới. Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực gần như những đường thẳng song song.

Câu C5

Biết chiều một đường sức từ của thanh nam châm như trên hình 23.5. Hãy xác định tên các từ cực của thanh nam châm?

Gợi ý đáp án

Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

Tham khảo thêm:  

Câu C6

Hình 23.6 cho hình ảnh hai từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng

Gợi ý đáp án

Các đường sức từ được biểu diễn trên hình có chiều từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của thanh nam châm bên phải.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ Soạn Lý 9 trang 63, 64 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *