Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu Soạn Lý 9 trang 58, 59, 60 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 21 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 58, 59, 60 và câu hỏi trong sách bài tập Vật lí 9 bài 21.

Soạn Vật lí 9 bài 21 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về tính chất, đặc điểm ứng dụng của nam châm vĩnh cửu. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Giải Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

  • Giải SGK Vật lí 9 trang 58, 59, 60
  • Giải SBT Vật lí 9 Bài 21
  • Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21 Nam châm vĩnh cửu
  • Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21

Giải SGK Vật lí 9 trang 58, 59, 60

Câu C1

Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không ?

Gợi ý đáp án

Đưa thanh kim loại đó đến gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng….Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.

Câu C2

Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả hình 21.1

+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

+ Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm hai lần và cho nhận xét.

Gợi ý đáp án

+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm dọc theo hướng Nam – Bắc.

+ Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc như cũ.

Câu C3

Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.

Gợi ý đáp án

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

Câu C4

Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Cách làm món dạ dày hấp tiêu thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ bầu

Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

Câu C5

Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng Nam?

Gợi ý đáp án

Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm (đây chỉ là giả thuyết, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh tập tập vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng đã nêu)

Câu C6

Người ta dùng la bàn để xác định hướng Bắc, Nam(hình 21.4). Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

Gợi ý đáp án

Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc (trừ ở hai cực của Trái Đất).

Câu C7

Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

Gợi ý đáp án

Đầu của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu có ghi chữ S là cực Nam.

Câu C8

Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5

Gợi ý đáp án

Trên hình 21.5, sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.

Giải SBT Vật lí 9 Bài 21

Bài 21.1

Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Trả lời:

Đưa các quả đấm cửa lại gần thanh nam châm. Nếu quả đấm bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn đấm cửa nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm làm bằng đồng.

Bài 21.2

Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thế kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?

Trả lời:

Có. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu, chúng đẩy nhau.

Bài 21.3

Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.

Trả lời:

Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của Trái Đất: đặt kim nam châm thăng bằng trên giá thẳng đứng, kim nam châm sẽ chỉ hướng Bắc, Nam theo từ trường của Trái Đất. hoặc dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên các cực của thanh nam châm.

Bài 21.4

Quan sát hai thanh nam châm trong hình 21.1. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1

Trả lời:

Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của hai nam châm đó cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.

Tham khảo thêm:   Cách ướp cá chiên vàng giòn, đậm vị đơn giản tại nhà

Bài 21.5

Hình 21.2 mô tả tính chất từ của Trái đất. Các từ cực và các cực địa lí của trái đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?

Trả lời:

Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí. Từ cực nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam (xem hình 21.3).

Bài 21.6

Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.
B. Chỉ có từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Bài 21.7

Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.

Bài 21.8

Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Trả lời:

21.6 C 21.7 C 21.8 A

Bài 21.9

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Bài 21.10

Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mêm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc-Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Bài 21.11

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Trả lời:

21.9 D 21.10 C 21.11 C

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21 Nam châm vĩnh cửu

I – NAM CHÂM VĨNH CỬU

Nam châm nào cũng có hai cực.

Khi để tự do,cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam

Kí hiệu:

Tham khảo thêm:   Bảng xếp hạng Bóng đá: BXH FIFA, BXH NHA, BXH TBN, BXH Đức, BXH Ý...

+ N (Nouth): cực Bắc

+ S (South): cực Nam

II – ĐẶC ĐIỂM

– Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban, gađolini…)

Ở hai từ cực của nam châm hút sắt mạnh nhất

– Nam châm hầu như không hút đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ

– Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng

– Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

Khi một nam châm thẳng bị gãy thì chúng sẽ tạo thành các nam châm nhỏ

III – KIM NAM CHÂM

Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn)

IV – ỨNG DỤNG

Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21

Câu 1: Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực
B. Hai cực
C. Ba cực
D. Bốn cực

Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.

Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 6: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu Soạn Lý 9 trang 58, 59, 60 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *