Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (65 mẫu) Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính tuyển chọn 65 mẫu mở bài hay, độc đáo nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới để viết đoạn mở bài thật hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài cho một bài văn vô cùng quan trọng, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho cả bài văn. Với 65 Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong bài viết dưới đây, các em sẽ nhanh chóng viết đoạn mở bài phân tích bài thơ, cảm nhận 2 khổ đầu… thật hay.

Mục Lục Bài Viết

Tổng hợp mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

  • Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay (5 mẫu)
  • Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính (12 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính (5 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính (6 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính (6 mẫu)
  • Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu)
  • Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính (7 mẫu)
  • Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (10 mẫu)

Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay

Mở bài 1

Suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, đã có vô vàn những câu chuyện, bài văn, bài thơ nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi hào hùng, anh dũng của quân dân ta nơi chiến trường, trong đó không thể không kể đến những bài thơ của Phạm Tiến Duật. Bản thân Phạm Tiến Duật đã từng là một người lính trẻ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, trong quá trình chiến đấu ông đã sáng tác văn thơ và những vần thơ trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông đã cho người đọc thấy được hình ảnh của một thế hệ trẻ yêu nước. Bài thơ đã khắc họa những sự thật trần trụi trong chiến tranh gian khổ, những chiếc xe không kính, những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vừa hiên ngang, lạc quan và dũng cảm.

Mở bài 2

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ của tác giả Phạm Tiến Duật được sáng tác trong giai đoạn tác giả đang tham gia kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong binh đoàn vận tải Trường Sơn, có thể nói đây là một bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề người lính thời kháng chiến chống Mỹ. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính độc đáo và mới lạ mang trong mình những sự thật tàn khốc của bom đạn, bên cạnh đó là hình ảnh của những người lính lái xe, đại diện cho một thế hệ trẻ dũng cảm, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì hòa bình, thống nhất đất nước.

Mở bài 3

Một trong những bài thơ tiêu biểu về chủ đề người lính trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ chính là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn những năm tháng chống Mỹ. Trên con đường huyết mạch nối hậu phương với tiền tuyến những người lính trai trẻ vẫn hiên ngang hùng dũng trước mưa bom bão đạn, hàng ngày lái những chiếc xe không kính băng băng trên đường. Bài thơ dường như đã trở thành lời kêu gọi, hồi cổ vũ và sự quyết tâm chiến đấu và chiến thắng cho toàn thể quân và dân ta đặc biệt là thế hệ trẻ.

Mở bài 4

Vẻ đẹp hình tượng người lính từ lâu đã đi vào trong văn học nghệ thuật và trở thành một chủ đề quen thuộc trong mỗi thời kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nổi lên những vần thơ hào hùng ca ngợi những người lính trẻ chiến đấu nơi chiến trường miền Nam ác liệt, là những cô gái thanh niêm xung phong, những chàng trai lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Một trong những bài thơ hay viết về hình tượng người lính trong những tháng ngày kháng chiến chống Mĩ gian khổ, hào hùng đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Lấy cảm hứng từ những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã khắc họa bức tranh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ và thiếu thốn, ca ngợi vẻ đẹp những người lính hiên ngang, bất khuất, tình đồng chí đồng đội và tình yêu tổ quốc thiết tha.

Mở bài 5

Phạm Tiến Duật – một trong những gương mặt tiêu biểu cho nhà thơ thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau khi tốt nghiệp đại học ông đã xung phong gia nhập vào binh đoàn vận tải hoạt động trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Vừa chiến đấu vừa sáng tác thơ, thơ của Phạm Tiến Duật đã mang tất cả những gì là hiện thực của cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường, tiêu biểu như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, đó là hiện thực về sự thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, hiện thực trần trụi lại được tô đẹp bởi hình ảnh người lính xung phong đầy nhiệt huyết, quyết tâm, tinh thần lạc quan yêu đời và hừng hực ý chí chiến đấu.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ và lớn lên “trong sắc áo của anh bộ đội Trường Sơn” giữa những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ. Tiếng thơ Phạm Tiến Duật hình thành và lớn lên với những bài thơ “Trường Sơn đông – Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong, Nhớ….” đã góp phần trẻ hoá thơ Việt Nam thời chống Mỹ. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được rút ra trong tập thơ “Vầng trăng – quầng lửa” của tác giả. Trong bài thơ tác giả đã xây dựng một hình tượng độc đáo những “chiếc xe không kính” chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận vì chiến trường miền Nam ruột thịt.

Tham khảo thêm:  

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Những năm tháng chống Mỹ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và những dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những những cô gái thanh niên xung phong, anh bộ đội cụ Hồ là một trong những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hiên ngang hào hùng của người chiến sĩ.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây…

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)

Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong,… là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những chiến sĩ lái xe trên đường chiến lược Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6

Phạm Tiến Duật( 1941 -2007) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thơ của ông chủ yếu viết về hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử, tiêu biểu là bài thơ ” bài thơ tiểu đội xe không kính” ra đời năm 1969 khi cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang diễn ra ác liệt. Qua việc khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính nhà thơ làm nổi bật tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 7

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những năm tháng sục sôi khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người sức của, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến và Phạm Tiến Duật cũng có mặt trong đội ngũ ấy. Anh đã được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh ác liệt và trở thành một nhà thơ – chiến sĩ. Chùm thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô gái thanh niên xung phong đã được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 8

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông từng cầm súng chiến đấu và công tác trong đội ngũ những chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phường ra tiền tuyến: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra trận lúc bấy giờ như ánh sáng chói chang, như gió mát lồng lộng phả vào tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ, khiến thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu thật khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 9

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 10

Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941- 2007) là nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu viết về thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Thơ của ông mang phong cách tự do, phóng khoáng, vui tươi, giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết vào năm 1969, được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970. Bài thơ thể hiện rõ sự tinh nghịch, nhưng cũng hiên ngang, bất khuất của những người chiến sỹ trong thời kỳ kháng chiến.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 11

Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

Những câu hát rộn ràng, mà vẫn đầy tha thiết được phổ từ bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhưng đến với thơ ca ông ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với chất ngang tàng, khí thế, vô cùng dũng cảm kiên cường của những người lính, họ là đại diện tiêu biểu cho người lính Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng.

Mở bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 12

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng thời với Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Trà…Với giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc, thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và các cô gái thanh niên xung phong. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một thi phẩm hay, rất tiêu biểu cho đặc điểm thơ và phong cách nghệ thuật đó của nhà thơ. Tác phẩm nằm trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1969, sau được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đưa vào bài thơ của mình một hình ảnh vô cùng độc đáo mà không kém phần mới lạ, đó chính là những chiếc xe không kính. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã dựng lên được hình ảnh cao đẹp của những người lính lái xe thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Phạm Tiến Duật là một trong những cái tên quen thuộc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ, nếu hình tượng người lính trong thơ Chính Hữu mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của anh lính nông dân, trong thơ Quang Dũng mang nét hào hoa, đa tình, lãng mạn của những chàng trai đất hà thành thì người lính trong thơ Phạm Tiến Duật mang vẻ đẹp của sức trẻ, tinh nghịch, hóm hỉnh lạc quan yêu đời. Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã thể hiện rất rõ điều đó.

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Câu thơ quen thuộc gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Hình ảnh những người trẻ tuổi từ biệt quê hương lên đường chiến đấu mãi mãi là biểu tượng đẹp của một dân tộc kiên cường, bất khuất. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ – những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Với Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật cũng đóng góp “một tiếng hát sôi nổi trẻ trung” trong bản trường ca hào hùng ấy.

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đã đi vào văn học, thơ ca một cách sinh động, hào hùng và đầy khí thế, trong đó nổi bật là hình ảnh của những người lính trẻ, những cô gái xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật viết trong thời kì ấy không chỉ có tinh thần hiên ngang, bất khuất của những người chiến sĩ trẻ mà còn có hình ảnh của những chiếc xe không kính – minh chứng cho chiến tranh tàn khốc, cho sự anh dũng, ung dung trước khó khăn, gian khổ của người lính.

Mở bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên trẻ trung tinh nghịch mà sâu sắc, thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thành công hình tượng người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, những con người anh hùng của thời đại anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm như thế.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.

Tham khảo thêm:   Dầu gió có thể gây hại thậm chí tử vong nếu bạn dùng sai cách

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Vậy, vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ này lại không có kính để chắn gió, chắn bụi. Điều này được nhà thơ Phạm Tiến Duật giải thích trong hai câu đầu bài thơ:

Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính”. Tên bài thơ vừa độc đáo, vừa hiện thực, để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ. Vì sao lại có sự không bình thường ấy? Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc, tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn, hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã ghi dấu vẻ đẹp người lính là vẻ đẹp ở tư thế của người ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vận tải có một không hai trên thế giới, với một khí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn nắng mưa, gió bụi, đói ăn, đói ngủ.

Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Trong cuộc trường chinh chống Mĩ để giải phóng quê hương, giành độc lập, tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật trung tâm, hội tụ những gì cao đẹp nhất.
Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Là một nhà thơ quân đội, phục vụ trong đơn vị vận tải trên con đường Trường Sơn máu lửa, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, độc đáo là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các anh vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn.

Mở bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi

Gió bụi của hiện thực và cũng là những gian khổ, thử thách mà các chiến sĩ lái xe phải vượt qua trên suốt chặng đường ra mặt trận. Qua chặng đường đầy gió bụi, mái tóc xanh của các chàng trai có sự thay đổi đáng sợ: “Bụi phun tóc trắng như người già”. Thế nhưng các anh vẫn rất lạc quan, yêu đời và hóm hỉnh: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ”ko kính”, ”ko đèn”, ”ko mui”, ”thùng xe xước” qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp trường đại học sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông có giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông viết về đề tài chiến tranh và hình tượng người lính.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là “Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca” bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là “Vết xe lăn” nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã ghi dấu vẻ đẹp người lính là vẻ đẹp ở tư thế của người ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vận tải có một không hai trên thế giới, với một khí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn nắng mưa, gió bụi, đói ăn, đói ngủ. Bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5

Phạm Tiến Duật là một trong các nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Thơ của ông lôi cuốn người đọc bằng sự sống động, tự nhiên, táo bạo. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn, cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Mở bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6

Trong chặng đường văn học giai đoạn 1945 – 1975, cùng với rất nhiều nhà thơ trẻ khác Phạm Tiến Duật cũng mạnh dạn góp ngòi bút của mình vào vườn thơ ca kháng chiến. Với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ông đã phần nào khẳng định tài năng, trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính cùng phong thái ung dung ngang tàng của những người lính lái xe. Và khép lại bài thơ là ý chí bền bỉ chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt của nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh những đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó của đồng đội, Phạm Tiến Duật đã sáng tác “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước.

Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

... Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Từ mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính chiến đấu và hoạt động trên con đường chiến lược Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ ác liệt nhất. Lửa khói chiến trường, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe dũng cảm… in dấu chói lọi, kỳ vĩ như những tượng đài trong thơ Phạm Tiến Duật.

Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Phạm Tiến Duật là nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của ông đa phần đều viết về hình tượng của người lính và những người con gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của ông là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đặc biệt là ba khổ cuối của bài thơ.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10 quán đồ nướng Hàn Quốc nổi tiếng ở Sài Gòn mà bạn cần phải biết

Mở bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Mẫu 4

Bỏ qua những khó khăn, vất vả, những người lính Trường Sơn đã kết bạn với nhau trên đường đi chiến đấu, tiếp cho nhau thêm sức mạnh tiến tới. Ba khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã đề cao tinh thần đoàn kết cao đẹp của người lính cụ Hồ. Chính sức mạnh của họ đã đưa kháng chiến tới thắng lợi.

Mở bài phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích khổ 5, 6 – Mẫu 1

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.

Mở bài phân tích khổ 5, 6 – Mẫu 2

Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. Đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Phạm Tiến Duật – một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho ra đời “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ “yêu nước”, với tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền Nam cùng tình đồng đội đồng chí thắm thiết.

Mở bài phân tích khổ 5, 6 – Mẫu 3

Trong cuộc trường chinh chống Mĩ, để giải phóng quê hương, để giành lấy độc lập, để dành lại tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật tiêu biểu, hội tụ những gì cao đẹp nhất. Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận, bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đòan lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, một bài thơ độc đáo. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích bài thơ, ta mới cảm nhận, hiểu biết đầy đủ hơn về người lính, đồng thời đó ta cũng sẽ thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.

Mở bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ hay nhất viết về chủ đề chiến tranh- người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Lần đầu tiên hình ảnh “trần trụi”, méo mó của những chiếc xe không kính xuất hiện trên những trang thơ, không những thế nó còn vút lên thành thơ và làm nổi bật được vẻ đẹp của những người lính lái xe. Không chỉ tập trung khắc họa “diện mạo” những chiếc xe bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh, nhà thơ Phạm Tiến Duật còn hướng ngòi bút của mình đến đời sống tâm hồn phong phú và tình cảm gắn kết thiêng liêng giữa những người lính. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 6 của bài thơ.

Mở bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Mở bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Với Phạm Tiến Duật, tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Có yêu thơ mới tìm đến thơ. Tìm đến thơ, một phần là tìm đến ngôn từ chữ nghĩa. Thơ đâu là chuyện “nhai câu nhá chữ’”(chữ dùng của Cao Bá Quát). Thi sĩ có thực tài mới có thể thổi hồn vào ngôn từ. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là”, ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 1

Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu cho thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ông thường viết về người lính và những thanh niên xung phong, với giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 đã vẽ lên chân dung những người lính sôi nổi, lạc quan, mà cũng vô cùng anh hùng, dũng cảm.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 2

Tác giả Phạm Tiến Duật là một người lính, nhà văn tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Vừa cầm súng vừa cầm bút, ông đã dùng tiếng thơ của mình để góp phần vào công cuộc bảo vệ nền hòa bình độc lập dân tộc. Trong các tác phẩm về người lính của Phạm Tiến Duật không thể không nhắc tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ không chỉ khắc họa vẻ đẹp người lính lái xe hiên ngang mạnh mẽ mà còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 3

Hình ảnh những chiếc xe không kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã góp phần hiện thực hóa cái khốc liệt, trần trụi của chiến tranh thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Còn những chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật lại là hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 4

“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận. Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác” (trích “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”). Những câu ca quen thuộc do tác giả Huy Thục sáng tác đã tái hiện thành công những đoàn quân ra trận với trái tim yêu nước mãnh liệt. Trên những tuyến đường hành quân đó, không chỉ có những đoàn bộ đội, dân công mà còn có những tiểu đoàn xe “bon bon” chạy để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến. Điều này đã được tác giả Phạm Tiến Duật làm nổi bật thông qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tạo nên một hình tượng độc đáo, đặc sắc và giàu ý nghĩa về hình tượng những chiếc xe không kính.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 5

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ thuộc thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ông thường viết về người lính và những thanh niên xung phong, với giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch. Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 đã vẽ lên chân dung những người lính sôi nổi, lạc quan, mà cũng vô cùng anh hùng, dũng cảm.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 6

Phạm Tiến Duật là cây bút xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông chủ yếu viết về những chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Nguyên là một thành viên của đoàn 559, Phạm Tiến Duật đặc biệt quan tâm đến những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi tươi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam của họ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ khá tiêu biểu cho chủ đề ấy của anh.

Mở bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính – Mẫu 7

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật. Thơ ông không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà, âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên, sống động, gân guốc, độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 1

Những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong, của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn trở thành một đề tài hết sức hấp dẫn, luôn nhận được sự quan tâm, sáng tác của nhiều tác giả. Và trong những tác phẩm ấy, ta không thể không nhắc đến những người lính trên chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Chân dung họ hiện lên với những khám phá mới mẻ mà vẫn vô cùng thống nhất.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 2

Có thể nói, thơ Phạm Tiến Duật như một luồng gió mới thổi vào vườn thơ cách mạng với một phong cách vô cùng sáng tạo. Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, ông đã đưa tất cả những chất liệu của hiện thực đời sống chiến trường vào trong thơ ca. Tuyến đường Trường sơn khói lửa – tuyến đường của mưa bom bão đạn, của chiến tranh tàn khốc và của lòng nhiệt huyết tuổi trẻ. “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” – niềm vui đó như ánh sáng chói chang soi sáng tâm hồn nhà thơ để tạo thành một hồn thơ chiến sĩ rất lạ, rất mới, rất độc đáo. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về những người lính lái xe can trường, dũng cảm, lạc quan, yêu đời trong mưa bom, bão đạn. Họ quyết chiến đấu hi sinh vì lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Đó là tiếng nói chân thành của người trong cuộc với một tâm hồn đấy chất thơ.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 3

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những người lính lái xe”.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 4

Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu của các nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với bài thơ này, nhà thơ đã khắc họa hình tượng những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 5

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 6

Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu Bốn. Từng là lính lái xe nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này. “ Tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu. Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 7

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ, đã từng trải nghiệm cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn nên thơ của Phạm Tiến Duật hầu như chỉ viết về những người lính trẻ và những cô thanh niên xung phong. Thơ ông chinh phục trái tim bạn đọc bằng những giọng điệu sôi nổi trẻ trung, ngang tàng và mang đậm chất lính.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 8

Nói đến thơ ca thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, không thể không nhắc đến một người, đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông như thể được sinh ra để làm thơ về cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta và để trở thành đỉnh cao của thơ ca thời kỳ này. Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 9

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hình ảnh những chiến sĩ lái xe vận tải đã “để thương để nhớ” cho tâm tưởng nhà thơ tài hoa Phạm Tiến Duật. Bởi vậy nên dẫu chẳng một ngày làm lính lái xe nhưng những trang thơ Phạm Tiến Duật luôn ầm ì tiếng động cơ chạy máy và giòn tan tiếng cười nói của những chàng lính lái xe “trẻ măng tơ” Người đọc khó có thể quên những chàng trai ngang tàng, tinh nghịch nhưng đầy lí tưởng ấy trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 10

Nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ. Từng chiến đấu trong đội ngũ những người chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phương ra tiền tuyến. Thơ ông có giọng điệu khỏe khoắn tràn trề sức sống, tinh nghịch vui tươi mà giàu chất suy tưởng. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – một bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật đã nêu lên hình tượng những người chiến sĩ lái xe vui vẻ tếu táo mà đĩnh đạc hiên ngang can đảm, thắm tình đồng đội bạn bè bền vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (65 mẫu) Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *