Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những mở bài bài thơ Bếp lửa (67 Mẫu) Mở bài Bếp lửa của Bằng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mở bài Bếp lửa tuyển chọn 67 mẫu mở bài hay, độc đáo nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới để viết đoạn mở bài thật hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.

Bếp lửa

Mở bài cho một bài văn vô cùng quan trọng, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho cả bài văn. Với 67 Mở bài Bếp lửa trong bài viết dưới đây, các em sẽ nhanh chóng viết đoạn mở bài phân tích bài thơ Bếp lửa, phân tích khổ 1, phân tích khổ 2, khổ 3…. thật hay.

Mục Lục Bài Viết

Tổng hợp mở bài Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất

  • Mở bài chuyên sâu Bếp lửa (5 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận về bài thơ Bếp Lửa (5 mẫu)
  • Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (16 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài Bếp lửa (5 mẫu)
  • Mở bài phân tích 3 khổ thơ đầu Bếp lửa (3 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa (3 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa (3 mẫu)
  • Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa (5 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa (2 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp Lửa (5 mẫu)
  • Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa (7 mẫu)

Mở bài chuyên sâu Bếp lửa

Mở bài 1

Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong cái giá lạnh của mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đương cặm cụi sưởi ấm những nguồn thương qua từng chữ, từng câu mà được thắp lên ngọn lửa đượm đà của một thời thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu dấu…Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khó rõ đã có bao nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa”. Chỉ biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hoài niệm kia sẽ là gì nếu không phải một tình lan tỏa với cái nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”, với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người”.

Mở bài 2

Mỗi ng­ười khi xa quê họ đều nhớ về quê hương với những kỷ niệm gần gũi nhất, thân thương nhất. Tế Hanh nhớ về quê là nhớ về dòng sông. Giang Nam nhớ về quê là nhớ về những buổi trốn học đuổi bư­ớm. Rồi “kẻ nhớ canh rau muống”, “ người nhớ cà đầm tương”. Những cái bình thư­ờng quen thuộc tư­ởng chừng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng khi xa rồi mới không thể nào quên. Bằng Việt trong những năm tháng du học ở Liên xô nhớ da diết về hình ảnh bếp lửa với ng­ười bà thân thư­ơng. Một người bà giàu tình ân nghĩa.

Mở bài 3

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Mở bài 4

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Mở bài 5

Nhà thơ Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông bắt đầu làm thơ từ khi còn là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài, tại đây ông cũng đã cho ra đời nhiều bài thơ trong đó có bài thơ “Bếp lửa” sáng tác năm 1963. Bài thơ là những dòng hồi tưởng về quá khứ, những suy ngẫm trăn trở đầy xúc động của người cháu về người bà, về tình bà cháu, hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và ở đó hiện lên bao kỉ niệm thơ ấu, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với bà, cũng như tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Mở bài cảm nhận về bài thơ Bếp Lửa

Mở bài cảm nhận Bếp lửa – Mẫu 1

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ “Bếp lửa”, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

Mở bài cảm nhận Bếp lửa – Mẫu 2

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

Mở bài cảm nhận Bếp lửa – Mẫu 3

Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. Thơ Bằng Việt sâu trầm, tinh tế, bình dị dễ làm lay động lòng người. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả rời xa quê hương học ngành luật ở Nga. Từ xa tổ quốc, nhà thơ bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ, nhớ về quê hương vẫn còn đang trong cuộc chiến đau thương mất mát. Đặc biệt hình ảnh bếp lửa nồng đượm và người bà hiền hậu đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tham khảo thêm:  

Mở bài cảm nhận Bếp lửa – Mẫu 4

Trong cuộc sống, có những kí ức và hoài niệm làm chúng ta luôn cố gắng để tìm về, trải qua những gian lao, khắc khổ, biến cố cuộc đời ta mới nhận ra những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình thật thiêng liêng và cao quý biết bao, nó là cả tuổi thơ, là bước đệm giúp ta vào đời. Với Bằng Việt “ Bếp lửa” chính là kí ức, là vật báu còn sót lại trong tâm trí mà ông muốn lưu giữ. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả về những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, khiến cho biết bao thế hệ người đọc phải rung động cùng rung cảm với về tình bà cháu.

Mở bài cảm nhận Bếp lửa – Mẫu 5

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Vì nó là cái nôi, cái nguồn cội của sự trưởng thành. Đối với Bằng Việt cũng vậy và tuổi thơ ông là những, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 1

Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 2

Bằng Việt sinh năm 1941, là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Năm 1963, Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp Lửa, một bài thơ có nhiều đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung. Đặc biệt có giá trị về mặt nội dung bài thơ, gợi lại những kỉ niệm về người bà, tình cảm bà cháu sâu sắc, thấm thía. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc đối với người đọc.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 3

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 4

Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,… Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, che chở trong những ngày bố mẹ đi làm xa và niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 5

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm”

Không biết vì lẽ gì hai câu thơ đó cứ theo tôi mãi trong suốt năm tháng xa nhà của mình. Mỗi lần nhớ về bà, nhớ về nhà tôi lại nhớ đến nó – nhớ đến “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 6

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình, một tuổi thơ trong sáng, hạnh phúc, hoặc một tuổi thơ dữ dội, đau thương,… nhưng sâu trong trái tim mỗi người, những kỉ niệm, những hồi ức về tuổi thơ luôn là thứ có sức ám ảnh sâu sắc và lớn lao nhất cuộc đời mà ta mãi không thể quên. Nó sẽ đi theo ta suốt những chặng đường đầy thăng trầm của đời ta, ăn sâu vào tâm khảm và ngự trị vĩnh hằng trong tim ta… Dù tuổi thơ ta có ngọt ngào hay cay đắng, thì vẫn còn có một hoặc nhiều con người đã nâng đỡ ta, chăm sóc ta,… và để lại dấu ấn làm kỉ niệm sống mãi theo thời gian, năm tháng…. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ như thế… Một tuổi thơ đói khổ, cô đơn nhưng lại đầy đủ, ấm áp và hạnh phúc vô cùng!

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 7

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 8

Có những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu của câu chữ. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến với tình bà cháu gắn bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Bằng Việt đã thổi hồn vào “bếp lửa”, vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 9

Nhà thơ Bằng Việt sinh ngày 15/06/1941, quê ông thuộc xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho nền thi ca của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú và dồi dào với rất nhiều các tác phẩm có giá trị. Thơ Bằng Việt thiết tha, mượt mà và trong trẻo. Nhiều áng thơ đã khai thác tối đa những kỷ niệm cùng mơ ước của tuổi trẻ.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 10

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, mượt mà khi viết về những kỉ niệm với gia đình, với lứa tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Bếp lửa, được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học tập tại Liên Xô. Nhớ bà và nhớ những kỉ niệm về bà, Bằng Việt đã viết bài thơ này, nó được trích trong tập Hương cây – Bếp lửa cùng với Lưu Quang Vũ. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm thắm thiết của người cháu dành cho bà cũng như nỗi nhớ bà khôn nguôi của tác giả.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 11

Tình yêu thương, lòng biết ơn và ký ức tuổi thơ luôn là hành trang quý giá nâng bước chân ta vào đời. Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong vòng tay che chở của mẹ, sự ấm áp của tình cha. Nhưng, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn và giàu ý nghĩa hơn nếu tuổi thơ chúng ta có một người bà để yêu quý bà và được bà yêu quý.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 12

Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ như thế, đọc lên không còn thấy câu thơ, chỉ thấy tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mỹ, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc ông viết nên những vần thơ xúc động, ám ảnh lòng người. Bài thơ là những dòng tâm sự xúc động về tình bà cháu, tình yêu quê hương được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 13

Quê hương là nơi yên bình và đẹp đẽ, nơi lưu giữ những kỷ niệm thuở ấu thơ, nơi có gia đình, có căn bếp thân thương nồng khói. Để mỗi khi ta đi xa, lại man mác nhớ về và viết lên những vần thơ thật đẹp. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ như vậy.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 14

Bằng Việt là một nhà thơ hiện đại nổi bật của thơ ca Việt Nam với những sáng tác mới mẻ, giàu cảm xúc. Cùng với Lưu Quang Vũ, nhà thơ đã chắp bút viết nên tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” đã gieo vào lòng người đọc biết bao xúc cảm, bồi hồi. “Bếp lửa” là một bài thơ nổi bật trong tập thơ ấy, là dấu ấn đặc sắc trong sự nghiệp văn chương, góp phần khẳng định tài năng, cảm quan nghệ thuật của nhà thơ Bằng Việt.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 15

Có những kỉ niệm hóa thành động lực, sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, giông bão trong cuộc đời. Bằng Việt cũng mang trong mình những kỉ niệm tuổi thơ mà mãi mãi ông không bao giờ quên, ấy là kỉ niệm về bếp lửa và người bà mà ông yêu quý nhất. Tất cả những tình cảm đẹp đẽ, chân thành ấy đã được ông tái hiện đầy đủ nhất trong bài thơ Bếp lửa.

Mở bài phân tích bài thơ Bếp Lửa – Mẫu 16

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình… Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch Chi đội năm học 2022 - 2023 Kế hoạch thi đua Chi đội năm học mới

Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài Bếp lửa

Mở bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 1

Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,…

Mở bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 2

Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu.

Mở bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 3

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 4

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình… Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang Vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

Mở bài phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa – Mẫu 5

Cùng với Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật,… Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và có lẽ, cảm nhận hết những khó khăn của đất nước, vẻ đẹp của những con người bình dị trong thời kỳ Tổ quốc đau thương mà những vần thơ được viết lên thật chân thành, tình cảm gia đình và lòng yêu nước được hòa làm một. Bài thơ Bếp lửa được Việt Bằng viết năm 1963, khi tác giả đang là một sinh viên học Luật tại Liên Xô. Nỗi nhớ nhà, cùng nỗi lòng của người con xa xứ được thể hiện đầy xúc động. Đặc biệt, được bộc lộ rõ trong đoạn đầu của tác phẩm.

Mở bài phân tích 3 khổ thơ đầu Bếp lửa

Mở bài phân tích 3 khổ thơ đầu Bếp lửa – Mẫu 1

Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy.

Mở bài phân tích 3 khổ thơ đầu Bếp lửa – Mẫu 2

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!

Thơ của Bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm. Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn sương sớm… mà sao tha thiết nghĩa tình thế, mà sao lắng sâu đến thế. Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha, chân thành không thể nào quên. Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta những dư vị ngọt ngào.

Mở bài phân tích 3 khổ thơ đầu Bếp lửa – Mẫu 3

Bài thơ được sáng tác khi ông mới mười chín tuổi và đang du học ở Liên Xô. Những năm tháng xa quê hương, xa gia đình nỗi nhớ luôn thường trực trong ông chính là nỗi nhớ về người bà đáng kính. Tình cảm và kỉ niệm của hai bà cháu được gợi lên bởi một hình ảnh thật mộc mạc, thân thương.

Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 1

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Mở bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 2

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở bài phân tích khổ 2 bài Bếp lửa – Mẫu 3

Gia đình là cái nôi êm, tổ ấm, là điểm tựa vững chắc của mỗi người. Vì lẽ đó mà tình cảm gia đình đã chẳng còn xa lạ trong thơ ca Việt Nam từ muôn đời. Cũng như bao nhà thơ khác, Bằng Việt đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm chân thành của mình với người bà đáng kính qua bài thơ “Bếp lửa”. Đây là một trong những bài thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu và những năm tháng sống bên bà mà khổ thơ thứ hai đã bày tỏ được những kí ức tuổi thơ năm lên bốn tuổi. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp.

Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 1

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà…

Mở bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 2

Mỗi người sinh ra ai cũng có cho mình những kỷ niệm về một thời tuổi thơ. Vui có buồn có, sướng vui có thì khó nhọc cũng có. Nhà thơ Bằng Việt cũng vậy, với riêng ông, cả một thời tuổi thơ là những gì cả cuộc đời sau đó ông đã không thể nào quên, những kỷ niệm bên người bà dấu yêu, và đó là lý do mà bài thơ Bếp lửa ra đời. ”Bếp lửa” không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người… “Bếp lửa” hay cùng chính là bà đang bên cháu, hình ảnh bà đang hiện về lung linh qua ánh lửa.

Mở bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 3

Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô.

Mở bài phân tích khổ 3 bài Bếp lửa – Mẫu 4

Nhắc đến Bằng Việt, không ai là không nhắc đến Bếp lửa. Bếp lửa như một thứ gì đó âm ỉ nhưng không bao giờ tắt vì nó là tất cả những gì nhà thơ có của một thời tuổi thơ của mình. Bằng Việt sáng tác ra bài thơ Bếp lửa trong những tháng năm xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà con người ta cảm thấy cô đơn và dễ hoài niệm. Ông đã có những kỷ niệm với biết bao nhiêu gian khổ cùng người bà yêu dấu của mình, những kỷ niệm đã đi cùng ông cho đến cả cuộc đời sau này.

Mở bài phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 1

Nhà thơ Bằng Việt có một người bà, người mà suốt bao nhiêu tháng năm tuổi thơ đã cùng ông lớn lên, người đã thổi vào tâm hồn thân thiện, giúp ông hiểu thế nào là sự biết ơn, thán phục và là người đã tạo dựng lên cho ông có một tuổi thơ không thể nào quên trong những năm tháng chiến tranh. Chính vì vậy mà bài thơ Bếp lửa được ra đời, một bài thơ ông viết để dành riêng cho người bà kính yêu của mình.

Mở bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 2

Chiến tranh mang đến cho con người ta sự ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. Nó khiến cho bao nhiêu gia đình phải chịu sự chia cắt, bao nhiêu gian khổ gánh nặng lên vai người đi, người ở lại. Có ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh mới biết trân trọng sự bình yên. Và Bằng Việt là một nhà thơ đã có một tuổi thơ như vậy, tuổi thơ sống trong chiến tranh phải sống xa bố mẹ, chiến tranh bắt người bà yêu dấu của ông phải một mình gánh vác trọng trách chăm lo cho người cháu. Cũng nhờ đó mà với ông bao nhiêu kỷ niệm gắn với tuổi thơ bên bà đã giúp ông sáng tác thành công bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà người ta dễ hoài niệm và nhớ về quá khứ.

Mở bài phân tích khổ 4 bài Bếp lửa – Mẫu 3

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình… Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông.

Tham khảo thêm:   Toán 6 Luyện tập chung trang 95 Giải Toán lớp 6 trang 95 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 1

Hai khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa là sự tái hiện những hồi ức về người bà tần tảo của một thời tuổi thơ hiện hữu về trong tâm trí người cháu với những gian khó, vất vả. Hình ảnh người bà đã trở thành một phần ký ức trong cháu, là mảnh ghép trong tâm hồn cháu để rồi cho đến mãi sau này khi đã trưởng thành và phải sống xa nhà thì hồi ức về sự hy sinh của bà đã nhắc nhở người cháu không được quên những tận tụy và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 2

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ của Bằng Việt thật thiết tha và nồng thắm. Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn sương sớm mà sao tha thiết nghĩa tình thế, mà sao lắng sâu đến thế. Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha, chân thành không thể nào quên. Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta những dư vị ngọt ngào.

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 3

Ai sinh ra và lớn lên cũng mang theo bên mình một hành trang chứa đựng bao kỷ niệm của một thời tuổi thơ. Cái tuổi thơ của một thời trong trẻo bên người thân. Và với riêng nhà thơ Bằng Việt thì ông đã có cho mình một tuổi thơ như thế, tuổi thơ bên người bà, những kỷ niệm mà cho mãi đến sau này khi đã trưởng thành, khi xa nhà thì những kỷ niệm đó vẫn trở về hiện hữu. Những kỷ niệm về bà bên chiếc bếp lửa. Đó là lý do mà bài thơ Bếp lửa ra đời.

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 4

Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, tỏa sáng trong gia đình:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 5

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, đã thể hiện tình cảm bà cháu tha thiết qua những dòng hồi tưởng của tác giả chân thành và cảm động. Điều này được bộc lộ rõ nét qua hai khổ cuối của bài.

Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa

Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 1

Tình cảm gia đình luôn là tình cảm hết sức thiêng liêng cao đẹp trong tâm tưởng của mỗi một con người Việt Nam. Viết về đề tài này, nhà thơ Bằng Việt đã có những vần thơ rất hay thông qua tác phẩm “Bếp lửa”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp của tình bà cháu qua dòng hồi tưởng về quá khứ được sống trong sự bao bọc, chở che của người bà. Và sự đùm bọc, yêu thương đó đã trở thành hành trang đi theo suốt cuộc đời tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ

Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 2

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa. Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 3

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở bài cảm nhận khổ thơ cuối bài Bếp lửa – Mẫu 4

Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp lửa năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga. Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”. Những kỉ niệm thân thương gợi nhớ, thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ này. Kết thúc bài thơ là lời tâm tình thiết tha.

Mở bài phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích 3 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – Mẫu 1

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Bếp lửa” của ông được sáng tác năm 1963 khi ông đang là một sinh viên Luật tại nước ngoài. Bài thơ là lời của người cháu trưởng thành bồi hồi, xúc động khi nhớ về những kỉ niệm cùng người bà của mình. Đặc biệt ba khổ cuối của bài thơ đã gợi lên cho người đọc thấy được những suy ngẫm về bà cũng như cuộc đời bà của người cháu. Đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của người cháu yêu thương luôn dành cho người bà thân yêu của mình.

Mở bài phân tích 3 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – Mẫu 2

Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ. Tác giả Bằng Việt cũng vậy, ông đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Hình ảnh in sâu trong tâm trí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Bài thơ Bếp lửa là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu dành cho nhau. Trong đó ba khổ thơ cuối bài đã diễn tả rất chi tiết sự chiêm nghiệm và tình cảm của cháu dành cho bà- ngọn lửa sáng rực trong tim của cháu.

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp Lửa

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu – Mẫu 1

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông dành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu – Mẫu 2

Bài thơ Bếp Lửa là một bài thơ thuộc đề tài tình cảm gia đình của văn học Việt Nam ta thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ đã được tác giả Bằng Việt gửi trọn vẹn tình cảm và nỗi thương nhớ sâu sắc cho người bà tần tảo, vất vả, giàu tình yêu thương của mình. Bài thơ là một bài ca về tình cảm bà cháu ấm áp và cảm động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh về bếp lửa với những nỗi ám ảnh nguôi ngoai.

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu – Mẫu 3

Trong số các nhà thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Bằng Việt là một trong những nhà thơ hàng đầu. Khi nhắc đến Bằng Việt, người ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ Bếp lửa. Đây là bài thơ được tác giả sáng tác về tình bà cháu trong giai đoạn kháng chiến với những yêu thương ấm áp. Ở Bếp lửa, tác giả đã thổi hồn vào thơ về một khoảng hồi ức đẹp đẽ nhất.

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu – Mẫu 4

Bằng Việt thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. Bài thơ Bếp lửa là tác phẩm tiêu biểu phong cách thơ Bằng Việt. Qua hình ảnh bếp lửa, nhà thơ làm hiện lên kỉ niệm tuổi thơ và tình bà ấm áp, đồng thời thể hiện tình yêu thương đối với người bà hiền hậu, với quê hương, đất nước.

Mở bài cảm nhận về tình bà cháu – Mẫu 5

Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học… Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 1

Bằng Việt là nhà thơ cùng lứa với các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt hàm chứa những tình cảm rộng lớn, yêu thương. Tiêu biểu cho hồn thơ ông là bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi tác giả đang là một sinh viên ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh sống xa quê hương, xa người thân, những tình cảm về tuổi thơ có điều kiện được đơm mầm, nảy nở, được tác giả chiêm nghiệm dài lâu. Hình ảnh người bà kính trong dòng cảm xúc miên man của người cháu được thể hiện qua những dòng thơ nhớ thương da diết, không nguôi.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 2

Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những kỉ niệm tuổi thơ với một hình ảnh thân thuộc nào đó? Phải chăng hình ảnh ấy đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nơi tâm hồn? Với Bằng Việt, có lẽ bóng dáng thân thương của người bà bên bếp lửa đã thấm đẫm trang kí ức tuổi thơ.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 3

Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ Bếp Lửa và những cảm nhận về tình bà cháu thấm thía, sâu sắc thiêng liêng. Và hình ảnh người bà đã sống mãi trong lòng người đọc về một người phụ nữ Việt Nam âm thầm hi sinh, yêu thương cao cả và là ngọn lửa bất diệt của niềm tin cho người cháu yêu thương của mình, khơi dậy trong lòng chúng ta niềm xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng, cao đẹp.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 4

Bếp lửa của Bằng Việt là chuỗi những dòng kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và hơn hết những kỉ niệm đó luôn gắn với người bà thân yêu. Chỉ với một bài thơ bảy khổ nhưng đã khắc họa những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của bà. Bà cũng chính là biểu tượng của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, luôn hi sinh hết lòng vì con, vì cháu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất qua những dòng thơ thấm đẫm tình yêu thương.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 5

Từ lâu, những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ đã khơi nguồn cảm xúc dồi dào, bất tận cho biết bao những người nghệ sĩ để sáng tác lên những bài văn hay, những bài thơ tuyệt mĩ về người bà, người mẹ. Và Bằng Việt, với bài thơ “Bếp lửa” cũng đã góp một tiếng thơ tuyệt mĩ ấy về hình ảnh người bà – một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu tình yêu thương con, thương cháu tha thiết.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 6

Từ lâu hình ảnh người phụ nữ đã trở thành mạch nguồn xuyên suốt nuôi dưỡng văn học Việt Nam. Áng thơ về hình ảnh những người bà, người mẹ luôn chạm đến trái tim người đọc. Hình ảnh người bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng là một trong số đó.

Mở bài phân tích hình ảnh người bà – Mẫu 7

Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen … Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những mở bài bài thơ Bếp lửa (67 Mẫu) Mở bài Bếp lửa của Bằng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *