Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài Viếng lăng Bác (44 mẫu) Kết bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết bài Viếng lăng Bác bao gồm 44 mẫu kết bài dễ nhớ, ngắn gọn, được tuyển chọn từ những bài văn của các bạn học sinh giỏi lớp 9. Qua đó, giúp các em có nhiều tư liệu tham khảo để viết đoạn kết bàiphân tích, cảm nhận Viếng lăng Bác, cảm nhận khổ thơ đầu Viếng lăng Bác… thật hay.

Viếng lăng Bác

Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn 9, giúp các em ôn thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 thật hiệu quả. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Tổng hợp kết bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

  • Những cách viết kết bài Viếng lăng Bác hay (4 mẫu)
  • Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (10 mẫu)
  • Kết bài cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác (7 mẫu)
  • Kết bài Phân tích khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác (3 mẫu)
  • Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác (2 mẫu)
  • Kết bài phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác (3 mẫu)
  • Kết bài phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác (3 mẫu)
  • Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác (5 mẫu)
  • Kết bài phân tích hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác (3 mẫu)
  • Kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác (4 mẫu)

Những cách viết kết bài Viếng lăng Bác hay

Kết bài 1

Bằng những hình ảnh đẹp giàu tính biểu tượng cùng chất suy tưởng lãng mạn, nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện đầy xúc động tình cảm của những người con miền Nam khi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác, đó còn là sự trân trọng, biết ơn của nhà thơ cũng là của tất cả con người, dân tộc Việt Nam với tình yêu, sự nghiệp giải phóng sáng ngời như vầng thái dương của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tuy đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim, tâm hồn của mỗi người Việt Nam.

Kết bài 2

Đã có rất nhiều áng văn thơ bất hủ viết về Bác, về sự nghiệp cách mạng sáng ngời của Người, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương xứng đáng góp mặt trong những tác phẩm thi ca xuất sắc nhất viết về Bác, bằng tình cảm trân trọng, kính yêu của người con miền Nam, Viễn Phương đã nói lên tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam dành cho vị cha già dân tộc. Bác sẽ luôn là mặt trời sáng nhất, ấp áp nhất trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Hình ảnh về Bác, về sự nghiệp và cuộc đời của Bác đâu chỉ gây xúc động cho Viễn Phương, cho con người, dân tộc Việt Nam mà còn là người truyền cảm hứng cho rất nhiều con người, dân tộc trên thế giới, viết về Người, đúng như nhà thơ người Cu Ba từng viết: Hồ Chí Minh – tên người là cả một miền thơ.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 6 (Đề 1 đến Đề 3) Tuyển tập 52 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Kết bài 3

Có thể nói Viếng lăng Bác của Viễn Phương chính là kết tinh hoàn hảo nhất của tình yêu, tấm lòng của một người con Việt Nam và tài năng, sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Viếng lăng Bác không chỉ thể hiện niềm xúc động của Viễn Phương khi ra viếng lăng Bác mà còn thể hiện sự biết ơn, kính yêu của nhà thơ hay cũng chính là của tất cả con người Việt Nam trước công lao to lớn của Người dành cho đất nước, dân tộc. Nguyện ước được làm hàng tre trung hiếu bên Bác cuối bài thơ thực xúc động, bởi đó là tình cảm, sự trân quý đẹp đẽ nhất mà nhà thơ muốn gửi đến Bác.

Kết bài 4

Bằng ngôn ngữ giản dị, lời thơ nhẹ nhàng, chân thành như một lời tâm sự, nhà thơ Viễn Phương đã bộc lộ niềm xúc động khôn xiết và cả lòng biết ơn, kính yêu sâu sắc với Bác khi được vinh dự là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy của Viễn Phương cũng chính là tiếng lòng chung của toàn thể người dân Việt Nam Người – vị cha già dân tộc. Và với Viễn Phương, với tôi hay với hàng triệu con người Việt Nam, Bác và tấm lòng, công lao của Bác đối với dân tộc sẽ luôn sống mãi trong trái tim.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Bài thơ “Viếng lăng Bác” thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ mà không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ đã truyền được cảm xúc của mình đến với người đọc chính bởi cảm xúc của cả đồng bào Nam Bộ nói riêng của dân tộc nói chung. Chúng ta những cháu ngoan của Bác Hồ cũng xin nguyện như Viễn Phương làm cây tre trung hiếu, làm bông hoa đẹp, làm tiếng chim hay và làm muôn ngàn công việc tốt để dâng lên Người.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Bài thơ đã cho thấy tình cảm của Viễn Phương nói riêng và cả của dân tộc nói chung dành cho Bác. Qua đó em rất yêu quý và tự hào về Bác em hứa sẽ cố gắng học tập, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy để trở thành người công dân tốt.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Với một loạt hệ thống hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Viễn Phương đã minh chứng cho người đọc một tình cảm thiết tha sâu nặng mà người con muốn dành tặng người cha dù bao xa cách trở. Tình cảm kính yêu, sự tự hào, niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn sống mãi cùng thời gian và bạn đọc mọi thế hệ hôm nay.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 4

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 5

Cùng với bài Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, các em có thể tham khảo thêm một số bài học khác như: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam qua bài Viếng lăng Bác, Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 6

“Bác Hồ – người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”, hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 7

Bài thơ Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, đồng thời lại còn mang được một hàm súc và đẹp. Nhà thơ Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, trong mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ – một sự cân đối và vô cùng hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn với Bác. Thực sự đây là một bài thơ hay, một bài ca ngân vang ca ngợi về Bác Hồ và thể hiện được một nỗi niềm của chính nhà thơ với Bác.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 8

Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 9

Cùng với rất nhiều bài thơ ca ngợi Bác, Viếng lăng Bác của Viễn Phương mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng. Bài thơ đã thể hiện trong lòng ta những cảm xúc tự hào, biết ơn vô hạn với vị cha già vĩ đại của dân tộc.

Kết bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 10

Thật vậy, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương khiến người đọc không cầm được nước mắt vì tình cảm của một người con dành cho Bác. Qua đó thấy được vị trí của Bác Hồ trong lòng dân quan trọng như thế nào.

Tham khảo thêm:   Top 10 phim về chó thông minh và cảm động nhất thế giới

Kết bài cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Dùng những hình ảnh thơ đặc sắc, thể hiện tình cảm thiết tha, chân thành bằng lời thơ giản dị, chân thực, nhà thơ Viễn Phương đã nói thay lời cho hàng vạn nhân dân miền Nam, bày tỏ tình cảm, niềm kính yêu tha thiết nhất, lòng biết ơn thành kính nhất với Hồ Chủ tịch. Bài thơ rất giàu cảm xúc và để lại ấn tượng cho người đọc về những tình cảm rất chân thành và giản dị.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc “. Như vậy, đọc xong bài thơ, chúng ta càng cảm thấy thấm thía hơn công lao và sự nghiệp, tư tưởng vĩ đại của Bác mãi trường tồn bất diệt với thời gian năm tháng. Và người đọc cũng nhận thức ra một điều cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự phát triển của non sông, đất nước, làm cho đất nước Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” trên thế giới mà Bác đã từng gửi gắm cho thế hệ trẻ Việt Nam trong quá khứ và mãi mãi về sau!.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã mang theo tình cảm của bao con dân miền Nam ra viếng lăng Bác, đây như là cuộc hồi hương của thi sĩ về gốc gác, về vùng miền, về quê hương của chính mình. Nhà thơ Viễn Phương mang đến một tình cảm dạt dào, một sự xúc động của người con trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ dân tộc kính yêu.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 4

Tóm lại, với những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, với giọng thơ nghiêm trang thành kính, với cảm xúc hết sức chân thành, nhà thơ viễn Phương đã nói hộ cho mọi người nỗi xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ – vị cha già của dân tộc.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 5

Bài thơ “Viếng Lăng Bác” đã để lại cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc sâu lắng và thiết tha. Với nhiều hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ Viếng Lăng Bác, Viễn Phương đã thay mặt nhân dân miền Nam nói riêng và toàn thể nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác những nỗi niềm cảm xúc chân thành, sự tôn kính thiêng liêng. Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc và gợi nhắc cho những thế hệ mai sau kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng một cách sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của một người vĩ đại mà vô cùng giản dị – Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời tươi đẹp.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 6

“Viếng lăng Bác” là bài thơ đẹp và hay của nhà thơ. Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần được vào thăm lăng Bác. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam dành cho người cha già kính yêu. Với những nét đặc sắc riêng về nghệ thuật và nội dung, bài thơ đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 7

Viếng lăng Bác của Viễn Phương vừa giàu hình ảnh, vừa giàu trữ tình đằm thắm. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thành sâu sắc tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu. Viếng lăng Bác đã được phổ nhạc trở thành một trong những bài hát được nhân dân cả nước yêu thích.

Kết bài Phân tích khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

Kết bài Phân tích khổ 1 Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Như vậy, cả khổ thơ thứ nhất bao trọn là những xúc cảm đầu tiên của tác giả khi lần đầu được tới thăm lăng Bác. Trong khổ thơ đó, có nỗi đau xót mất đi Bác, nhưng ẩn chứa trong đó phảng phất là niềm tự hào dân tộc.

Kết bài Phân tích khổ 1 Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Như vậy, với khổ thơ mở đầu bài thơ Viễn Phương đã đưa người đọc đến với những ấn tượng đầu tiên khi vào lăng Bác: đó là hình ảnh hàng tre. Ai chưa từng đến thăm lăng Bác cũng cảm nhận được hàng tre ấy qua những dòng thơ đầy xúc cảm gần gũi của nhà thơ. Thông qua đó bộc lộ niềm tự hào về người con của dân tộc Việt Nam.

Kết bài Phân tích khổ 1 Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Cả khổ thơ là niềm xúc động, bồi hồi của tác giả sau 7 năm trời, 7 năm ấy là 7 năm gian lao, khó khăn của đất nước, bom không ngừng rơi, người Việt không ngừng ngã xuống nhưng người dân Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, vẫn đứng hiên ngang, thẳng hàng, cùng với Bác đấu tranh và gìn giữ quê hương này.

Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Khổ thơ 1 bài thơ Viếng lăng Bác gói gọn tầm nhìn của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Có lẽ, tác giả đã đứng lặng rất lâu để ngắm nhìn, suy ngẫm, hồi tưởng trong niềm xúc động mãnh liệt. Đây là lần đầu tiên được ra thủ đô, được viếng Bác, gặp gỡ người cha già vĩ đại của dân tộc. Biết bao tâm sự, biết bao nhớ thương dồn nén bấy lâu giờ sắp được thỏa nguyện. Giây phút trọng đại ấy khiến cho nhà thơ nghẹn ngào, xúc động không thể nói nên lời.

Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người Việt Nam vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh Việt Nam cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Shindo Life và cách nhập

Kết bài phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Với thể thơ 8 chữ được viết xuyên mạch thì ở câu cuối của khổ 2 tác giả đã viết thành 9 chữ làm cho câu thơ dài, khiến cho nhịp thơ chậm, lại kết hợp hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo, từ ngữ giàu sức biểu cảm miêu tả cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Tình cảm nhớ thương của nhân dân sẽ không bao giờ dứt mà nó kéo dài bất tận như thời gian vậy. Một người là một bông hoa thì đoàn người là tràng hoa dâng lên Bác.

Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Khổ thơ kết lại trong hình ảnh đóa hoa dâng Người với niềm tiếc thương vô hạn, những câu thơ bảy, tám và chín chữ với nhịp thơ chậm rãi như kéo dài hơn những nỗi nhớ thương khôn nguôi. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.

Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm rãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thương nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

Kết bài phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài phân tích khổ 3 bài Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Khổ thơ bày tỏ cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác một lần nữa nói hộ tấm lòng tiếc thương của biết bao người. Những vần thơ như nghẹn lại, rưng rưng mà cảm động nhưng vẫn không kém phần trang trọng, chỉnh chu. Bác vẫn sống trong lòng mỗi chúng ta, bởi “trời xanh là mãi mãi”.

Kết bài phân tích khổ 3 bài Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.

Kết bài phân tích khổ 3 bài Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Khổ thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với giọng điệu và những hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu cảm đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Với những vần thơ hàm súc, trang nghiêm, tha thiết, giàu cảm xúc, hai khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ “Viếng lăng Bác”, đã bộc lộ cảm xúc chân thành, sâu sắc của một người con phương Nam tới thăm lăng Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm chân thành, tha thiết mà tất cả những người con Việt Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” gói trọn tình cảm kính yêu của nhà thơ dành cho vị cha già của dân tộc. Cảm xúc tự nhiên, chan thành, bột phát thể hiện tấm lòng của nhà thơ và nhân dân toàn miền Nam đêm ngày mong mỏi. Người cha già ấy đã mãi mãi nằm xuống nhưng tình cảm của Người, tình thần của Người mãi mãi soi rọi non sông, làm ấm lòng dân tộc.

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Con người Bác – bảy mươi chín mùa xuân trọn đời cống hiến cho nhân dân, đất nước, đứng trước Bác tác giả không kìm nén được cảm xúc. Bác mãi là hình tượng cao đẹp, trường tồn trong lòng những người con nước Việt.

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 Viếng lăng Bác – Mẫu 4

Bác đã dành cả cuộc đời mình vì nước, vì dân, mọi cảm xúc không để ngăn lại được khi người con miền Nam được đứng trước Bác. Muôn đời này Bác vẫn ở trong tim những người con đất Việt.

Kết bài cảm nhận khổ 2 và 3 Viếng lăng Bác – Mẫu 5

Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Khổ 2 và 3 của bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Kết bài phân tích hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc Việt Nam. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc.

Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.

Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác

Kết bài phân tích khổ cuối Viếng lăng Bác – Mẫu 1

Dù Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói riêng, nhân dân Việt Nam ta nói chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác cũng là ước nguyện đẹp nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của nhân dân ta.

Kết bài phân tích khổ cuối Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Hình ảnh cây tre mở ra ở đầu bài thơ rồi khép lại bài thơ một cách khéo léo. Hình ảnh cây tre là biểu tượng của tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất, sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc. “Muốn làm cây tre” là khát vọng hóa thân thành một phần thiêng liêng của đất nước. Đồng thời, đó cũng là lời hứa, là quyết tâm tiếp tục thực hiện di nguyện của Bác: xây dựng và bảo vệ đất nước vững bền trong thời đại mới, của tác giả.

Kết bài phân tích khổ cuối Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ giản dị mà cô đúc. Bài thơ chính là tâm tình, là lời tri ân, sự biết ơn của con dân gửi tới vị cha già kính yêu của dân tộc, cả đời gắn bó, sát cánh, hy sinh cho sự nghiệp của cả dân tộc.

Kết bài phân tích khổ cuối Viếng lăng Bác – Mẫu 4

Khổ 4 bài thơ ‘Viếng lăng Bác’ diễn tả nỗi niềm riêng nhưng mang tình cảm khái quát chung. Tác giả đã viết một loạt câu thơ không chủ ngữ, nhấn mạnh ba lần điệp ngữ muốn làm như một khát vọng khôn nguôi. Khát vọng của những người đã một lần được về thăm lăng, những người chưa một lần được đến thăm lăng mà tấm lòng luôn hướng về Bác kính yêu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài Viếng lăng Bác (44 mẫu) Kết bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *