Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích Dàn ý & 13 bài thuyết minh cuốn sách lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thuyết minh về cuốn sách mà em yêu thích tuyển chọn 13 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về những bài học, những thông điệp mà mỗi cuốn sách mang tới cho chúng ta.

Cuốn sách

Với 13 bài thuyết minh cuốn sách Hạt giống tâm hồn, Không gia đình, Thi nhân Việt Nam, Cảm ơn người lớn, … hy vọng sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp các em tích lũy vốn từ, ngày càng học tốt văn thuyết minh hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Dàn ý Thuyết minh về một cuốn sách

1. Mở bài

  • Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: cuốn “Cảm ơn người lớn”.

2. Thân bài

* Nguồn gốc, xuất xứ:

  • Cuốn sách thứ 44 của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
  • Xuất bản ngày 17 – 11 – 2018 bởi Nhà xuất bản trẻ.
  • Sách xuất bản tại Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới

* Hình thức của cuốn sách:

  • Sách hình chữ nhật: dài khoảng 20cm, rộng khoảng 13 cm
  • Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng.
  • Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả “Nguyễn Nhật Ánh”.
  • Tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn
  • Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng “Cảm ơn người lớn”
  • Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh và tên nhà xuất bản.
  • Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện
  • Gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống giả.

* Nội dung bên trong sách

  • Sách có 264 trang
  • Cuốn sách được chia làm 19 chương
  • Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau.
  • Các mẩu chuyện liên kết với nhau
  • Nhân vật trong truyện: cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,….

* Giá trị sách mang lại:

  • Đưa người đọc về với những chân trời của kí ức tuổi thơ
  • Cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình.
  • Bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn con người
  • Là món quà tặng thân thương và đáng trân trọng

* Sách trên thị trường:

  • Nơi bán
  • Giá cả
  • Đánh giá của người đọc

* Cách giữ gìn và bảo quản sách

  • Không để sách bừa bãi, nhẹ nhàng, tránh quăn mép
  • Bọc bìa sách
  • Lau bụi

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách.

Thuyết minh sách giáo khoa Ngữ văn 9

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 nói riêng và sách giáo khoa nói chung là một đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh và giáo viên. Bởi đây là phương tiện để giáo viên truyền đạt kiến thức và giúp học sinh thu nhận những kiến thức bổ ích đó. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bao gồm nhiều tác phẩm truyện và thơ đặc sắc, giúp học sinh có cái nhìn toàn vẹn hơn về nền văn học Việt Nam và nước ngoài.

Cuốn sách có hai tập, thuộc bản quyền của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, do nhiều giáo sư có tên tuổi biên soạn. Đó là ông Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên, Nguyễn Văn Long làm chủ biên phần Văn, Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên phần Tiếng Việt và thầy giáo Trần Đình Sử làm chủ biên phần Tập Làm Văn cùng một số giáo sư khác như Lê A, Diệp Quang Ban, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thại… Chịu trách nhiệm về phần xuất bản do Chủ tịch Hội đồng Thành viên Mạc Văn Thiện, Tổng Giám đốc GS.TS Vũ Văn Hùng, phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập TS. Phan Xuân Thành. Về phần biên tập có các tên tuổi như Kim Chung, Ngọc Khanh, Nguyễn Trí Sơn, Nguyễn Kim Toàn, Trần Tiểu Lâm… Tính đến năm 2017, sách đã tái bản lần thứ mười hai. Quyển sách có tất cả 212 không kể hai trang bìa.

Cuốn sách được chia làm bốn phần chính là bìa sách, nội dung sách, phụ lục và phần mục lục. Đối với tập một bìa trước có màu hồng và hình ảnh quả gấc đỏ chót bên cạnh những cành cây xanh mướt. Còn tập hai thì bìa trước có in màu vàng kem trang nhã và hình ảnh những trái lựu lúc lỉu trên cành. Cả hai tập phía trên cùng bên trái đều có dòng chữ “Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo” màu đen đậm. Phía dưới là dòng chữ “Ngữ văn” được in to, màu đỏ đô. Bên cạnh số 9 màu trắng là hai chữ “Tập một” hoặc “Tập hai”. Cuối trang bìa là logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục được in hoa. Bìa sau có ghi tên các loại sách giáo khoa lớp 9. Phía trên cùng bên trái in hình Huân chương Hồ Chí Minh, bên phải là logo kỷ niệm 55 thành lập của Nhà xuất bản (tính đến năm 2012). Cuối trang là tem bảo hành, mã vạch và giá tiền.

Cuốn sách giáo khoa lớp 9 được biên soạn rất khoa học, rõ ràng, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh lớp 9. Cả năm có 34 bài học được chia đều ra hai tập. Mỗi bài đều có kiến thức của các phần: văn học, tiếng việt, tập làm văn. Đầu mỗi bài học có phần Kiến thức cần đạt để học sinh hiểu khái quát về bài. Các kiến thức được sắp xếp đan xen theo hướng tích hợp. Các tác phẩm văn học được sắp xếp theo trình tự thời gian, bao gồm tác phẩm thơ, tác phẩm văn của văn học Việt Nam và nước ngoài. Một số văn bản thuộc kiểu văn bản Nhật dụng cung cấp tri thức cho chúng ta về các vấn đề quan trọng, bức thiết đối với đời sống hiện nay như “Bàn về đọc sách”, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Phần văn học này lại được chia nhỏ ra thành các phần là phần văn bản, tên tác giả và xuất xứ tác phẩm; phần chú thích; phần Đọc-hiểu văn bản để học sinh chuẩn bị trước ở nhà; phần Ghi nhớ và phần Luyện tập Phần tiếng việt với những đơn vị kiến thức cơ bản như khởi ngữ, thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý…được trình bày khoa học, dễ hiểu. Phần Tập làm văn chủ yếu truyền đạt cho học sinh cách làm văn bản và có các bài kiểm tra, thực hành để đánh giá năng lực. Phần phụ lục là bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt để học sinh hiểu rõ ý nghĩa ghi gặp trong bài. Cuối cùng là phần mục lục để tra cứu tên bài và trang.

Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tuy không dày, không quá nhiều đơn vị kiến thức nhưng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết trong từng phân mục. Mỗi học sinh cần giữ gìn, bảo vệ, để ở nơi thoáng mát như trên giá sách để sách luôn mới, không bị nhàu nát.

Ngày nay có nhiều loại sách tham khảo ra đời để hỗ trợ cho chúng ta trong học tập. Nhưng cuốn sách Giáo khoa ngữ văn lớp 9 nói riêng và Sách giáo khoa nói chung luôn là tài liệu quan trọng nhất trên còn đường tiếp cận tri thức.

Thuyết minh về một cuốn sách – Không gia đình

Tôi là một đứa bé mồ côi…

Sinh ra trong một gia đình thiếu đi cái siết chặt từ bàn tay cha, và cái ôm ấm áp của mẹ. tôi đã luôn ước ao có được sự may mắn như bao đứa trẻ khác, nhưng cuộc sống chẳng rộng lòng cho ai tất cả, tôi đã thực sự sụp đổ khi đối diện trước những khổ đau ấy. Nhưng bất ngờ tìm thấy và đồng cảm với cuốn sách của một tác giả nổi tiếng Hector Malot, trong cuốn sách đã chứa đựng những khoảnh khắc đôi khi làm tôi đau đớn nhưng đôi khi lại thấy mình thật hạnh phúc.

Bão giông có thể đến và lấy đi hạnh phúc của bất cứ một ai, điều quan trọng ở đây là cách ta đón nhận những nghịch cảnh đó và đối mặt với chúng ra sao để làm cho những điều bình dị trở nên phi thường. Giống như cách mà cậu bé Remi trong tác phẩm “KHÔNG GIA ĐÌNH” mà tôi sắp sửa chia sẻ cho tất cả các bạn, cho những người đã và đang cần “động lực” để sống.

“Không gia đình” kể về cuộc phiêu bạt của Rêmi – một cậu bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, sống với mẹ nuôi ở một vùng quê hẻo lánh. Sau đó, em đi theo đoàn xiếc chó, khỉ của Vitali – một cụ già từng trải và đức độ, đi chu du và biểu diễn khắp mọi miền nước Pháp. Remi đã lớn lên trong sự gian khổ của cuộc hành trình. Nhiều lúc cả đoàn được ăn no mặc ấm, cũng có lúc phải đi trong trời đông giá rét, dưới cơn bão tuyết, nhịn ăn tưởng chết đến nơi. Rồi cụ Vitali mất, chỉ còn Rêmi và chú chó Capi trung thành. Từ đây em tự lập, không những lo cho mình, em còn cưu mang chú bé Matchia vào gánh hát rong. Họ đã trở thành đôi bạn thân, cùng nhau phiêu bạt, cùng chịu đựng gian khổ và cùng sẻ chia niềm sung sướng. Nhưng cuộc đời em đâu đã hết gian truân! Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ lụt đến mười bốn ngày đêm. Có lúc khác, em vào nhầm nhà một tên vô lại vì tưởng đó là cha đẻ của mình. Rồi em lại phải vào tù vì bị mắc án oan…Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, em vẫn noi theo nếp sống của cụ Vitali: giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích. Cuối cùng, giống như những kết thúc có hậu trong các câu chuyện cổ tích, Rêmi tìm lại được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc bên những người thân yêu.

Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Rêmi ta thấy được nhiều điều về số phận khổ đau của con người…Trước hết là Rêmi – nạn nhân của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu bao nhiêu gian khổ mới tìm lại được gia đình. Cuộc đời của cụ Vitali cũng là một bi kịch. Cụ vốn là một người đứng trên bậc cao nhất của nấc thang xã hội, nhưng cuối cùng lại phải làm nghề xiếc chó sống qua ngày. Sức lực của cụ bị bào mòn bởi sự khắc nghiệt của xã hội. Để rồi cụ chết, chết vì không tin vào lòng tốt của con người. Còn cả chú bé Matchia luôn bị đánh đập, hành hạ bởi ông chủ. Liệu còn số phận nào đáng buồn hơn thế? Nhưng cuốn sách này không chỉ có toàn đau khổ, nó cũng có nhiều điều thú vị để đọc, để cảm thấy vui vì những giá trị tốt đẹp của con người. Trước hết là tình cảm gia đình, tình thương của cụ Vitali dành cho Rêmi. Cụ đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt. Bà Milligan và Arthur cũng yêu Rêmi. Họ chăm sóc, cưu mang khi em rơi vào tình trạng khó khăn nhất.Và cũng thật thiếu sót nếu không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Rêmi và Matchia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi,luôn sát cánh cùng nhau trong hoạn nạn. Câu chuyện này còn ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của giới trẻ.

“Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang đông hay qua đoài tùy lòng.

Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi”

Hãy đắm chìm dòng cảm xúc của mình vào những trang sách để bản thân tự tin bước qua những thách thức mà cuộc sống đặt ra và để trái tim ta cảm nhận được thế giới này cần lắm những tình yêu thương như thế. Tuổi trẻ đừng ngại đương đầu với khó khăn bởi nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình rất dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. KHÔNG GIA ĐÌNH là một tác phẩm đầy tính nhân văn, đã mang đến cho độc giả những giá trị tinh thần tồn tại mãi theo năm tháng. Tác phẩm như ngọn đèn soi rọi cho biết bao tâm hồn thoát khỏi những bóng đêm của cuộc đời. Và cũng để những ai “có gia đình” suy ngẫm, làm sao sống cho tốt, xứng đáng với cái may mắn mà số phận ban cho.

Nếu như trong cuộc sống, sự hiến tặng đem tới niềm vui thì sự chia sớt lấy đi nỗi khổ. Ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào vũng lầy khổ đau hay tuyệt vọng. Thật không có gì quý giá bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh giúp ta đủ can đảm để vượt qua. Bàn tay ấy có thể không đủ sức kéo ta khỏi vũng lầy bất hạnh nhưng nó đã làm nỗi khổ đau kia vơi đi ít nhiều. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Thật sự cảm ơn ông, Hector Malot!

Thuyết minh về một cuốn sách – Thi nhân Việt Nam

Thơ – những âm vần và nhịp điệu dễ nhớ, giản dị mà lại sâu sắc. Tôi thích thơ, nó mang lại cho tôi cảm giác như đang lạc vào một khoảng không gian cùng với tác giả. Trong không gian ấy tôi cảm nhận được cả niềm vui, nỗi buồn và cả sự tiếc nuối mà tác giả mang đến trong tác phẩm. Một bài thơ có thể ngắn có thể dài, nhưng nó lại chứa đựng cả một tư tưởng lớn bao trùm cả một thời đại. Vì chính lẽ đó, tôi đã đến thư viện trường rất thường xuyên để tìm đến những bài thơ hay và tình cờ tôi đã thấy được cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh – Hoài Chân, trong đó có các tác giả mà tôi yêu thích cùng với các bài thơ của họ. Và như một lẽ tất nhiên, tôi đã mượn nó để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình.

Mở đầu của cuốn sách là một bài phê bình về “Một thời đại trong thi ca”. Tôi đã rất ngỡ ngàng vì có những thứ chưa tiếp xúc và chưa biết. Vì vậy, tôi đã định bỏ nó lại, nhưng Sapphire đã viết: “Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những thông điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể”. Quyết tâm của tôi lại nổi lên, tôi mở sách ra và ngồi đọc, tìm tòi tỉ mỉ những thông tin chưa biết. Quả thật, quyển sách đã đem đến cho tôi rất nhiều sự ngạc nhiên.

“Thi nhân Việt Nam” là cuốn sách phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới – những bài thơ lãng mãn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932–1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Cuốn sách đã tập hợp được rất nhiều tác giả mà tôi yêu thích cũng như các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử,…Tổng cộng có tất cả 44 nhà thơ và Tản Đà – nhà thơ giao thoa giữa hai thời đại cũ và mới được ở “ghế danh dự”.

Tác giả đã viết “Thi nhân Việt Nam” một cách rất tỉ mỉ và chân thành. Đây là một tài liệu tốt để rèn luyện kĩ năng lí luận văn học. Cuốn sách sẽ đem lại cho bạn những kiến thức phong phú. Chẳng hạn như ông đã nói rằng không thể lấy độ dài để định giá một bài thơ; nêu cách nhận diện thơ mới sao cho đúng đắn, là phải “sánh bài hay với bài hay”, bởi lẽ “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào”. Đồng thời ông cũng nói lên hai thời đại bao gồm trong cái ta chung và cái tôi riêng, tấn bi kịch của các nhà thơ mới, gợi ý cho họ lối thoát bằng tình yêu tiếng Việt.

Có một câu văn đặc biệt được trích dẫn ở nhiều tư liệu: “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Câu văn này thật sự rất hay, nó như một sự tổng kết cho một thời đại rực rỡ huy hoàng của thơ ca. Và nó cũng được rất nhiều thế hệ sau nhớ đến để mang theo suốt chặng đường đời của mình. Hoài Thanh, Hoài Chân đã làm rung động cả một thế hệ theo sau như vậy.

“Thi nhân Việt Nam” cũng đã trải qua một thời thăng trầm. Khi nó mới được xuất bản, người ta phủ nhận nó vì nó dám khen cái thứ “thơ buồn”. Nhưng điều càng bất ngờ hơn chính là Hoài Thanh cũng không ít hơn một lần chối bỏ nó. Có lẽ vì nó không hợp thời hợp thế chăng? Một cuốn sách tổng kết lại cả một giai đoạn thơ ca khi mới xuất hiện bị người ta phủ định, thì dần dà về sau, khi nhìn lại những tác phẩm ấy, ta mới hiểu rõ, mới sâu sắc cảm nhận được sự đánh giá, phê bình của tác giả dành cho một quãng thời gian đổi mới. Cuốn sách dù đã được trả về đúng vị trí, giá trị của nó nhưng thật đáng tiếc, Hoài Thanh đã mất, và cũng đem theo một nỗi niềm u uẩn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 89 sách Kết nối tri thức tập 1

“Thi nhân Việt Nam” là một cuốn sách rất hay. Nó phù hợp với những người yêu thơ ca. Nó cũng phù hợp với những ai muốn tìm nguồn tư liệu để tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng lí luận văn học. Cuốn sách không phải cứ đọc ngày một ngày hai là xong, mà trong từng câu chữ, ta phải ngẫm đi ngẫm lại rất nhiều lần để hiểu được ý nghĩa của nó. Tin tôi đi, thời gian của bạn sẽ không lãng phí nếu bạn dùng để đọc và ngẫm cuốn sách này. Đọc xong sách, tôi cảm nhận sâu sắc rằng Hoài Thanh không hổ danh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam hiện đại. “Thi nhân Việt Nam” chính là cuốn sách hay nhất viết về Thơ mới, và cũng là một trong những cuốn sách hay nhất của phê bình văn học Việt Nam.

Thuyết minh về một cuốn sách – Cảm ơn người lớn

Tôi rất yêu thích sách của bác Nguyễn Nhật Ánh, bởi thế mà luôn sưu tầm những cuốn sách được bác viết. Một vài cuốn sách hay phải kể đến như Cho tôi xin một vé đi tuổi, Kính vạn hoa, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hay Cô gái đến từ hôm qua,…Nhưng có lẽ cuốn sách gây ấn tượng với tôi nhất là cuốn “Cảm ơn người lớn” của bác vừa mới xuất bản gần đây.

Cuốn sách “Cảm ơn người lớn” là đưa con tinh thần thứ 44 của Nguyễn Nhật Ánh. Vào ngày 17 – 11 – 2018, sách được phát hành với hai bản bìa cứng và bìa mềm trong sự đón đợi của hàng ngàn độc giả trên cả nước. Ngoài ra, sách còn được xuất bản ở các nước châu u, Đài Loan và Nhật Bản. Đây là cuốn sách thứ hút rất nhiều sự quan tâm đến từ những người hâm mộ văn phong của Nguyễn Nhật Ánh. Sách do Nhà xuất bản trẻ in ấn và phát hành với số lượng hàng trăm ngàn cuốn.

Cuốn sách không quá dày vì nó chỉ vỏn vẹn 264 trang. Sách hình chữ nhật với chiều dài khoảng 20 cm và chiều rộng là 13 cm. Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng. Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả Nguyễn Nhật Ánh, tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn một chút: “Tôi viết cuốn sách sách này không dành cho trẻ em, tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng “Cảm ơn người lớn” sau lời đề từ của sách. Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh trong truyện cùng tên của nhà xuất bản trẻ phát hành sách. Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện, gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống hàng giả.

Lật từng trang sách, mân mê từng dòng chữ của cuốn sách ta như bị lôi cuốn vào từng câu chuyện đầy lý thú, hấp dẫn. Cuốn sách được chia làm 19 chương, mỗi chương là một mẩu chuyện, các mẩu chuyện được gắn kết với nhau mang đến nhiều cảm xúc khó tả. Xoay quanh các nhân vật như cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,….một thế giới tuổi thơ được mở ra thôi thúc người đọc bước vào khám phá. Những câu chuyện đơn giản, tủn mủn đấy thôi nhưng với lối kể nhẹ nhàng, tự nhiên, tác giả đã mang người đọc đến với những chân trời kí ức của tuổi thơ, những điều vốn quen thuộc mà vô tình người ta đã bỏ lỡ hay quên lãng . Các chương của truyện đều được kể theo ngôi thứ nhất, từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” khi đã lớn. Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau. Trong những câu chuyện ấy ngoài thế giới ngộ nghĩnh của tuổi thơ, ta được cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình. Cuốn sách bồi đắp thêm cho ta những cảm xúc trong trẻo nơi tâm hồn để biết yêu thương và trân trọng quá khứ, biết gìn giữ những giá trị của hiện tại và biết chia sẻ, cảm thông giữa cuộc đời.

Chúng ta hãy cùng đọc một vài trích dẫn đầy tâm đắc của cuốn sách nhé: “Nếu biết con cái là một lũ sinh vật lúc nào cũng hào hứng làm những chuyện ngốc nghếch sau lưng đấng sinh thành, chắc các bậc làm cha làm mẹ phải họp hành căng thẳng để bàn tính xem có nên đẻ ra bọn tôi hay không. […] Ờ, có lẽ điều đáng kể nhất mà người lớn đóng góp cho cuộc đời chính là họ làm ra trẻ con một cách hồn nhiên.” Lời nghĩ suy vừa hồn nhiên vừa sâu sắc của cu Mùi. “Thời gian biến tóc ta thành hoa lau, nhuộm hồn ta thành lá đỏ. Và đến một ngày nó sẽ biến đời cuộc đời ta thành mây trắng lang thang.” – Quan niệm về thời gian đầy triết lí. “Người lớn nên thấu hiểu và thông cảm cho trẻ con. Không phải vì người lớn nhiều tuổi hơn trẻ con. Mà là vì người lớn nay là “những đứa trẻ con đã lớn” – Bài học về sự cảm thông và bao dung dành cho nhau. “Bọn tôi còn cả cuộc đời phía trước để vật lộn, thậm chí để chịu đựng những đòn roi của cuộc sống; bọn tôi không biết tương lai của mình sẽ ra sao, cũng không biết cách chuẩn bị cho tương lai như thế nào nhưng hành động bồng bột thuở ấu thơ đó đã giúp bọn tôi hình thành một thói quen để sau này không phung phí hoặc phản bội lại những ý tưởng tốt đẹp mà tuổi thơ ban phát.” – Bài học về sự trân quý mỗi món quà mà cuộc đời ban tặng.

Bước vào “Cảm ơn người lớn”, ta không chỉ cảm nhận được nội dung sâu sắc mà còn thấy được tài năng trong ngòi bút của một tác giả dành trọn niềm yêu cho tuổi thơ. Giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh, dịu dàng lại không kém phần chiêm nghiệm, triết lí. Giọng điệu linh hoạt với ngôn từ không quá trau chuốt nhưng lại dễ đi vào lòng người. Dòng hồi tưởng phong phú mà tự nhiên, cuốn hút. Có thể nói cuốn sách từ hình thức đến nội dung và nghệ thuật đều vô cùng dễ thương và ý nghĩa.

Trên thị trường hiện nay, giá thành sách không quá cao. Cuốn Cảm ơn người lớn bìa mềm giá khoảng 75. 000 đồng, cuốn bìa cứng có giá khoảng 175.000đồng. Sách được bày bán tại các hiệu sách trên cả nước, hoặc cũng có thể chọn mua trên các trang mạng bán sách như Tiki, Shopee hay Fahasa,….Nếu kinh phí chưa cho phép, các bạn có thể đọc sách online trên các trang eBook cũng là một lựa chọn hợp lý.

Cuốn sách sau khi xuất bản đã được nhiều đọc giả bình luận tích cực. Ai cũng dành cho nó những lời tốt đẹp và sự cảm mến đáng trân trọng gửi đến tác giả là mình chứng cho sự tươi mới của giá trị mà chốn sách mang lại. Cuốn sách không kén người đọc, nó cũng không giới hạn cho một thành phần nào cả, sách dành cho mọi ngành nghề, mọi độ tuổi từ trẻ em, đến các bậc làm cha làm mẹ hãy những người ông, người bà khi đã về già. Mỗi lứa tuổi, mỗi thế hệ đều có những cảm xúc và cảm nhận cho riêng mình khi đọc cuốn sách này.

Sách không chỉ được mọi người mua về cất giữ cho riêng mình mà còn là những món quà tặng độc đáo. Học sinh mua tặng thầy cô, bạn bè yêu sách mua tặng cho nhau hay các con mua tặng cho bố mẹ đều rất ý nghĩa. Khi có cuốn sách trên tay, bạn phải giữ gìn nó cẩn thận để được bền lâu. Nhẹ nhàng lật từng trang sách, không để sách bị quăn mép vì sự bất cẩn của mình. Cẩn thận bọc bìa sách để tránh bị rách nát, dính nước. Và nhớ thỉnh thoảng phải lau bụi bẩn vương trên sách nữa nhé.

Ngay từ lần đầu đọc cuốn sách “Cảm ơn người lớn” tôi đã vô cùng thích thú. Thầm cảm ơn cuộc đời đã cho em thưởng thức một cuốn sách trọn vẹn và ý nghĩa đến như vậy. Đọc cuốn sách em học hỏi thêm được nhiều điều về lẽ sống, về sự lựa chọn và niềm tin trong cuộc đời. Mai này, trên hành trình của cuộc sống với những mỏi mệt, lắng lo, em vẫn sẽ tìm về với sự bình yên và thành thản trong những dòng văn yêu thương của “Cảm ơn người lớn”.

Thuyết minh về một cuốn sách – Một lít nước mắt

Cuộc sống của chúng ta sẽ kéo dài bao lâu? Không ai trong chúng ta có thể biết được. Chúng ta chẳng biết điều gì sẽ đến vào sáng mai khi chúng ta thức dậy. Vậy mà tôi, bạn, chúng ta liệu chúng ta đã sống hết mình trong cuộc sống này hay chưa? Hay chúng ta chỉ duy trì một cuộc sống đơn điệu, chẳng hề thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được tỉnh dậy một cách khỏe mạnh? Tôi đã từng như thế, từng trải qua những tháng ngày đơn điệu, vô hồn của tuổi trẻ, cho đến khi bắt gặp hình ảnh Saitou Aya trong tác phẩm nhật ký của cô – “Một lít nước mắt”. Cuốn nhật ký ấy đã khiến tôi rơi nước mắt, khiến tôi chợt nhận ra tôi đã thờ ơ với cuộc sống của mình đến mức nào!

Có lẽ nhiều bạn trong giới trẻ chúng ta hiện nay không hào hứng với những cuốn sách, các bạn không quan tâm, không muốn mất thời gian của mình vào chúng mà thay vào đó, các bạn sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như Smartphone, Ipad, … Theo thống kê của thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ đọc sách ít nhất thế giới, chỉ khoảng 0,7 cuốn/ năm so với Nhật Bản là 55 cuốn/ năm hay quốc gia Do Thái là 88 cuốn/ năm. Có lẽ rằng sách không cuốn hút các bạn bằng máy tính, smartphone, tivi hay ipad, … nhưng giá trị mà sách mang lại cho bạn vô cùng to lớn. Đó là nguồn tư duy khổng lồ, tri thức vô hạn, những cảm xúc chân thành. Sách chưa cuốn hút các bạn có lẽ bởi vì các bạn chưa tìm thấy cuốn sách của chính mình. Với tôi, cuốn sách đã thay đổi nhận thức của tôi với cuộc đời, cho tôi thêm tri thức và niềm tin, biến đổi cả cuộc sống của tôi, đó chính là “Một lít nước mắt”.

“Một lít nước mắt” là cuốn nhật ký của một cô bé người Nhật, mười bảy tuổi, tên là Kitou Aya. Cuộc sống của cô bé vốn vẫn bình thường, êm đềm trôi qua cho đến một ngày cô bé đột nhiên bị ngã quỵ ở trên đường đi học về và cha mẹ cô đã quyết định đưa cô vào bệnh viện. Các bác sĩ đã chẩn đoán cô bé bị mắc căn bệnh nan y “thoái hóa dây thần kinh tiểu não”. Căn bệnh ấy khiến cho người mắc sẽ dần trở nên yếu đuối, không thể khống chế được cơ thể của mình nữa, không thể tiếp tục các hoạt động như một người bình thường được nữa. Aya đã bị cầm tù trong chính cơ thể của mình, thân thể cứ ngày một yếu đi, từ một học sinh năng động, khỏe mạnh, Aya trở nên dần yếu hơn, từ việc phải từ bỏ các môn học thể thao yêu thích như chạy bộ, cầu lông, … leo cầu thang cũng trở thành một nỗi mệt nhọc lớn. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, Aya đã cố gắng từng ngày từng ngày, cố gắng học tập, cố gắng giao tiếp và cả động viên mọi người nữa. Aya luôn muốn trở thành một người có ích, không làm phiền tới ai dù đang mắc bệnh nặng. Từ việc leo cầu thang lên lớp, tới việc đi vệ sinh, Aya đều muốn tự làm, cô luôn thấy mình thật có lỗi khi bắt mọi người phải chăm sóc mình. “Mình thật có lỗi quá!” Aya đã nói vậy khi một người bạn nhẫn nại giúp cô leo từng bậc cầu thang.

Từng trang nhật ký của Aya là minh chứng cho tinh thần chiến đấu với bệnh tật tới cùng, luôn lạc quan, vui vẻ, mạnh mẽ và không bao giờ được bỏ cuộc. Gia đình của Kitou Aya đã rất đau khổ, nhưng chính Aya lại là người vực lại tinh thần cho cả nhà. Có lẽ ai đọc qua cũng không khỏi ám ảnh hình ảnh của Aya khi cô phải bò trên sàn nhà bằng cả chân và tay để di chuyển, mẹ của Aya ở phía sau đã cùng bò với con gái mình. Và khi cô bé bật khóc vì quá đau đớn, người mẹ ấy cũng đã bật khóc cùng người con của mình. Thế nhưng chính Aya lại động viên mẹ mình rằng: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc, con sẽ không đau nữa mà!” Tuy không thể thực hiện được ước mơ trở thành một giáo viên như mong ước, nhưng những trang nhật ký thấm đẫm nước mắt của Aya đã truyền cảm hứng cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Và câu chuyện về một Aya mạnh mẽ, luôn yêu đời, nghị lực sống của cô có lẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người khi được đọc từng trang nhật ký ấy.

Đọc hết tất cả những trang nhật ký của Aya, tôi mới nhận ra mình đã luôn vô tâm tới mức nào! Tôi không hề cảm thấy biết ơn vì cuộc sống đã cho tôi khỏe mạnh để học tập, không hề biết nhẫn nại thực hiện những điều nhỏ nhặt. Và chính “Một lít nước mắt” đã giúp tôi thay đổi nhân sinh quan của mình về cuộc đời. Cuộc đời vốn chẳng mắc nợ tôi điều gì cả. Vậy nên tôi phải sống làm sao để luôn được là mình trọn vẹn từng ngày, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Aya – cô bé mạnh mẽ mới mười bảy tuổi ấy đã dạy tôi phải biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh dù hoàn cảnh đó có khắc nghiệt đến thế nào thì chắc chắn bằng tinh thần của mình, chúng ta sẽ vượt lên trên tất cả. Bài học về lòng dũng cảm, về tinh thần lạc quan, mạnh mẽ ấy đã khiến cho tôi thêm niềm tin vào cuộc sống, thêm trân trọng từng khoảnh khắc được sống. Và hơn thế nữa, tôi nhận ra rằng dù bất cứ điều gì xảy đến với tôi, gia đình sẽ là người luôn luôn song hành, luôn ủng hộ và yêu thương tôi, dù tôi có ra sao đi chăng nữa.

Nếu ai đó đang dần mất đi niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy cuộc đời của mình thật không trọn vẹn thì hãy thử một lần lật giở từng trang nhật ký “Một lít nước mắt” của Aya Kitou. Tôi không biết bạn sẽ nhận được gì từ cuốn sách, nó có chạm đến được trái tim của bạn hay không, nhưng chắc chắn tinh thần, ý chí mạnh mẽ của Aya, niềm mong mỏi được sống, được vui chơi, mơ ước của cô bé mười bảy tuổi ấy sẽ khiến bạn phải khâm phục! Biết đâu đấy, sau khi đọc xong cuốn sách này, khi tỉnh dậy vào một buổi sáng, bạn chợt nhận ra rằng: Cuộc đời mình thật tươi đẹp biết bao!

Thuyết minh về một cuốn sách – Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn – hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Tham khảo thêm:  

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thường ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gửi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngán với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ. “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẩn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn có lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

Thuyết minh về một cuốn sách – Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế

Sách là sản phẩm của xã hội văn minh và hiện đại. Mỗi quyển sách chứa đựng một kho tàng kiến thức vô cùng lớn và chứa nhiều nội dung phong phú khác nhau. Nó cung cấp cho xã hội loài người chúng ta sự mới mẻ trong khám phá thế giới cũng như biết bao điều lí thú trong cuộc sống.

Nhưng điều quan trọng hơn chính là tìm được cuốn sách bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của bạn. Và một trong những cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến ở đây đó là cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” của tác giả người Singapore Adam Khoo và được dịch sang tiếng Việt bởi Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” được đúc kết từ rất nhiều năm kinh nghiệm của Adam Khoo. Adam muốn chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi, trên con đường đi đến thành công trong học vấn và sự nghiệp. Từ một đứa trẻ được coi là “vô dụng”, “bất tài”, “học kém” Adam đã vươn lên và trở thành một triệu phú trẻ và giàu có nhất Singapore. Nó cũng giống như tên cuốn sách, đó là những bí quyết để dẫn đến thành công mà anh chia sẻ qua từng trang sách, từng chương cũng như từng đề mục. Đầu tiên tác giả đã đưa ra một loạt những biểu hiện trước khi anh đến với thành công. Nó có thể được tóm gọn bằng những từ như “ngu si” “đần độn” (chương I). Nhưng lần lượt qua những trang sách sau bạn phải thật sự ngạc nhiên khi tác giả đã tự tạo ra cho mình một bước ngoặt lớn để thay đổi cuộc đời, số phận. Bằng những bước đi cơ bản từ dễ đến khó, Adam đã thực sự bắt tay vào hành động với mục tiêu phía trước. Lần lượt qua những trang sách này các bạn sẽ nhận biết được chân dung của một triệu phú trẻ đã phải vượt qua thử thách kiên trì như thế nào để có được ngày hôm nay. Càng đọc tôi càng thấy nó thực sự lôi cuốn, hấp dẫn, muốn đọc thật nhanh để tìm ra những bí quyết mà Adam đúc kết được. Bởi vì sự tò mò và thích thú đã khích lệ tôi lật sang những trang kế tiếp để tìm cái tôi cần. Phải công nhận Adam rất biết thu hút người đọc không chỉ bằng hình thức mà còn về cả nội dung. Bởi khi lật sang trang kế tiếp tôi thật sự lấy làm vui khi trau dồi kinh nghiệm của Adam là một thứ gì đó cất giấu cho riêng mình để chuẩn bị hành trang chiến đấu với khó khăn ở tương lai. Tôi xin trích dẫn một vài đề mục đang và đã được ứng dụng rộng rãi cho tất cả mọi người:

– Phương pháp học để nắm bắt thông tin (chương 5).

– Sơ đồ tư duy công cụ ghi nhớ tối ưu (chương 7).

– Trí nhớ siêu đẳng cho từ và số (chương 8,9).

Bạn thấy đấy những phương pháp trên đã giúp bạn cải thiện phần nào khó khăn trong học tập cũng như trong công việc. Chúng ta có thể lấy một ví dụ điển hình như sơ đồ tư duy (mind map) đã được ứng dụng mạnh mẽ ở trường học cũng như các lĩnh vực khác đã đạt được nhiều thành công. Có thể nói phương pháp không thì chưa đủ, để có nghị lực thực hiện các phương pháp trên quan trọng nhất đó là động lực để học tập. Đó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của sách được thể hiện ở phần III “Động lực cá nhân của bạn”. Từ chương 12 đến chương 16 Adam đã trình bày những bí quyết để vượt qua lười biếng, tập trung phát triển bản thân đó là điều quan trọng nhất đối với mỗi người hay tạo quyết tâm mạnh mẽ ở chương 16. Đối với phần cuối bạn sẽ tìm được phương pháp thi cử tốt nhất thông qua chương 17 “Tăng tốc về đích”. Chiến thắng và vinh quang ở chương 18. Theo tôi nghĩ bạn đọc đến phần cuối như thế này thì bước thành công đầu tiên của bạn đã hoàn thành. Để kiên trì đọc hết một cuốn sách không hình mà lại khô khan không cảm xúc thì rất khó đối với những người không biết kiên trì, nhẫn nại để đến đích.

Tôi đã đọc hết và đã đúc kết được những kinh nghiệm riêng cho mình. Mời các bạn cùng tôi tham khảo qua những bí quyết này!

Để thay đổi cuộc sống, tôi phải thay đổi. Bạn làm chủ cuộc sống của bạn. Bạn phải thay đổi sự tồi tệ ở thực tại để thành công chứ không phải nhìn về phía bóng tối của sự tồi tệ.

Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm. Bạn chưa thành công , chẳng sao vì bạn sẽ rút ra kinh nghiệm là chính nguyên liệu cho sự thành công của bạn.

Nếu mọi người làm được, tôi cũng làm được, họ cũng như bạn, một bộ não, một cơ thể con người. Họ làm được thì sao bạn lại không?

Từ những điều nói trên tôi có thể khẳng định rằng cho dù bạn là ai, đang ở đâu, đang học trường nào, đang hướng đến bất cứ mục tiêu gì trong học tập và trong cuộc sống, tôi xin chắc chắn với bạn một điều rằng, bạn sẽ tìm được câu trả lời trong quyển sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” chứa đựng những bí quyết để Adam Khoo lập nên kì tích.

Thuyết minh về một cuốn sách – Đắc Nhân Tâm

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất là “Đắc Nhân Tâm” của tác giả Dale Carnegie.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.

“Đắc Nhân Tâm” là cuốn sách vô cùng hữu ích. Nó không chỉ làm dạy cho con người hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.

Cuốn sách này không chỉ giúp con người phát triển được nhiều hơn nữa những kỹ năng, mà còn giúp phát triển tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp con người rất nhiều điều trong cuộc sống này.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.

Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.

Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Như vậy, “Đắc Nhân Tâm” thực sự là một cuốn sách giàu giá trị. Nó đã dạy cho con người nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc.

Thuyết minh về một cuốn sách – Hạt giống tâm hồn

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách “Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfrey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu biến chúng ta từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã. Ngoài cảm nhận về cuộc sống, nó còn cho ta biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt. Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ “nỗ lực”.

Tham khảo thêm:   Top 30+ phim hoạt hình hay nhất, nên xem một lần trong đời

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: “Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông”.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống.

Thuyết minh về một cuốn sách – Cây chuối non đi giày xanh

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.

Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.

Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.

Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.

Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

Thuyết minh về một cuốn sách – Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Nếu bạn từng có tuổi thơ với những ngày hè mộng mơ bên trang sách dang dở của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hay từng lớn lên từ những miền quê Việt Nam thanh bình chắc hẳn bạn cũng không thể bỏ qua cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – tác phẩm được giải thưởng văn học ASEAN năm 2010 của Nguyễn Nhật Ánh. Quyển sách đã gây sốt trở lại khi được đạo diễn Victor Vũ chuyển thể thành bộ phim với tựa đề được giữ nguyên.

Nguyễn Nhật Ánh quê tại thôn An Mỹ, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông được mệnh danh là ông hoàng của dòng văn học trẻ thơ. Trước trào lưu văn học nước ngoài ngày càng được giới trẻ ưu thích thì những tác phẩm viết về tuổi thơ của ông vẫn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Đó là minh chứng cho sự tồn tại mạnh mẽ của văn học Việt Nam.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 2010. Đây là một trong các truyện dài của ông, ra đời sau “Đảo mộng mơ” và “Lá nằm trong lá”. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010 đến bây giờ. Tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản.

Câu chuyện là những trang nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều – 13 tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường – một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận – cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa. Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi – con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.

Đây là câu chuyện cổ tích về tuổi thơ, tình anh em, về tình bạn giữa cuộc sống xô bồ, vội vã này. Nó giống như những bông hoa vàng trên bãi cỏ xanh rộng lớn để rồi khi gấp trang sách lại, ta khẽ mỉm cười, chợt nhận ra có cái gì đó nảy nở trong lòng. Đây là lần đầu tiên ông đưa ra nhân vật phản diện vào tác phẩm của mình. Sự đố kỵ, hung hăng của Sơn khi cố giành bé Mận từ tay Thiều. Bé Nhi chính là yếu tố làm cho câu chuyện liền mạch, tình cảm của các cô – cậu bé cũng gắn bó hơn bao giờ. Đối với những độc giả trung thành của nhà văn thì đây là tác phẩm có nét độc đáo so với các tác phẩm trước. Nguyễn Nhật Ánh trong một lần trả lời phỏng vấn đã chia sẻ: “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh, tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Khi ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi thơ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần”.

Cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ là cuốn sách chỉ để đọc một lần, thi thoảng chúng ta mở vài trang rồi gấp lại để khiến tâm hồn thêm chút thư thái, thảnh thơi giữa cuộc sống vội vã. Trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh cũng viết rằng: “Cuốn sách này không dành cho trẻ em nhưng viết cho những ai từng là trẻ em”. Và ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy, cuốn sách không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà dành cho ai từng có một tuổi thơ.

Thuyết minh về một cuốn sách- Những kẻ mộng mơ

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Có thể nói sách là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, sách cho ta tri thức, nuôi dạy tâm hồn và trí tuệ của con người. Và chắc hẳn ai cũng có ít nhất một cuốn sách yêu thích của riêng mình và tôi cũng vậy. “Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn là cuốn sách mà tôi trân quý nhất.

Có thể khẳng định rằng, cuốn sách này sẽ hấp dẫn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sự thu hút của nó đến từ cách mà tác giả phối màu và trang trí bìa sách. Cuốn sách nhỏ gọn, dài khoảng 17cm, rộng 12cm, tông màu trắng xám rất phù hợp với nội dung của cuốn sách. Mặt bìa bọc bìa bóng sáng, trơn nhẵn. Tác giả thật tinh tế và biết cách chiều lòng bạn đọc khi đính kèm theo cuốn sách những tấm ảnh nhỏ xinh dùng để người đọc viết lại cảm nhận của bản thân.

Hẳn rằng mỗi người chúng ta ai cũng đã có lần cảm thấy rằng mình thật vô dụng, rằng cuộc sống quá nhàm chán khiến ta bất lực, con người ta cảm thấy thật đơn độc, mệt mỏi và đánh mất bản thân mình. Vậy thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Cuốn sách giúp ta tìm lại chính mình, dẫn lối mình đến với bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách không hẳn là tản văn hay tiểu thuyết mà có lẽ đơn giản chỉ là một cuốn nhật kí, nhật kí của những người đang theo đuổi đam mê, người theo đuổi danh vọng hay kẻ đang tìm kiếm tình yêu hoặc một thứ gì khác. Bởi vậy ta có thể nhìn thấy được bản thân mình ở trong đó. Tuổi trẻ đầy những hoài bão nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi đau, những vấp ngã khiến ta cảm nhận rõ vị mặn chát của những tổn thương. Ta cảm nhận được vị cuộc đời: “Chúng ta ngủ vùi tuổi thanh xuân của mình trong một quãng đời. Khi tỉnh giấc chúng ta cố gắng tìm hiểu xem mình là ai. Tại sao mình lại tồn tại ở trên đời?”. Vậy tuổi trẻ có gì? Có lẽ là sự cô đơn, sự yếu đuối cùng cực khi đối mặt với cuộc sống. Với lời văn giản đơn không quá màu mè trau chuốt mang lại cho ta nhiều cảm giác chân thực, đầy những cảm xúc lẫn lộn. Ta như có sự đồng điệu với tác giả, từ đó soi chiếu vào bản thân, tìm sự giải thoát cho những khúc mắc trong quá khứ, mở lòng bao dung cho những điều đã qua để trưởng thành, để bắt đầu một hành trình mới.

Trong những tháng ngày, bản thân mệt mỏi muốn chùn bước, cuốn sách là liều thuốc xoa dịu tâm hồn tôi, làm tôi cảm thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu: “Tuổi trẻ chúng ta như một giấc mộng dài không lối thoát. Cho tới ngày chúng ta tỉnh giấc và tìm ra hướng đi cho riêng mình”. Tuổi trẻ của tôi đã có lúc là một trang giấy trắng vì sự lạc lối mất phương hướng nhưng đã có lúc nó cũng là trang giấy úa vàng nhuốm màu vì những giọt mồ hôi và cả nước mắt.

“Có những thứ ở lại. Có những thứ sẽ đi. Một lúc nào đó. Một nơi nào đó. Chúng ta bám víu cảm xúc, sự mất mát. Mà trưởng thành. Quên hết tất cả, hay chấp nhận hiện thực rằng chúng ta đã xa? Mong ai đó an yên cùng tôi” – Elvis Nguyễn.

Thuyết minh về một cuốn sách – Thép đã tôi thế đấy

Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích

Sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy, câu mới có câu nói: “Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc”. “Thép đã tôi thế đấy” là một trong số những cuốn sách như vậy. Cuốn sách từng được gọi là “cuốn sách gối đầu giường” của biết bao thế hệ thanh niên ở nước Nga và cả trên thế giới.

“Thép đã tôi thế đấy” là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky – một nhà văn nổi tiếng người Liên Xô. Nhân vật chính của tác phẩm là Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.

Trước khi tìm đến ánh sáng của cách mạng, Paven đã có một khoảng thời gian phải tham gia xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố. Công việc ở đây vô cùng nặng nhọc và vất vả trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Trong hoàn cảnh đó, anh gặp lại Tonya, và cô đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.

Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí… Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.

Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên ở các nước xã hội chủ nghĩa. Paven là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Ở Việt Nam, cuốn sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ trong những năm tháng chiến tranh. Nguyễn Văn Thạc có viết trong cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của mình: “Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là con người của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven… Đừng lười nữa. Sống say mê và dồn ép lại, đừng để những tháng ngày trôi qua vô vị nữa… Cuộc sống của Paven là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Hay như trong nhật ký Đặng Thùy Trâm, chị cũng đã viết rằng trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự “gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”.

Câu nói nổi tiếng nhất trong “Thép đã tôi thế đấy” đã trở thành tuyên ngôn cho lẽ sống của nhiều thanh niên: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”

Như vậy, “Thép đã tôi thế đấy” thực sự là một cuốn sách giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Cuốn sách đã đem lại nhiều bài học ý nghĩa cho mỗi người đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về một cuốn sách mà em yêu thích Dàn ý & 13 bài thuyết minh cuốn sách lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *