Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn thuyết minh về con trâu (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn Thuyết minh về con trâu gồm 5 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của con trâu để viết đoạn văn thuyết minh thật hay.

Con trâu

Con trâu là một trong những hình ảnh thân thuộc, gắn liền với thôn quê dân dã, yên bình và người nông dân chân lấm tay bùn. Với 5 Đoạn văn thuyết minh về con trâu trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com hy vọng sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong quá trình học tập của mình.

Đoạn văn thuyết minh về con trâu – Mẫu 1

Trâu vốn là loài vật quen thuộc gắn bó với đời sống Việt Nam. Hình ảnh con trâu hiền lành chăm chỉ gắn bó với công việc. Loài trâu Việt Nam được thuần hóa và được bắt đầu từ trâu đầm lầy có đặc tính hiền lành, dễ bảo không hung dữ và nổi loạn như trâu rừng và trâu không thuần. Trâu được nuôi rộng rãi ở Việt Nam và đặc biệt là những vùng nông thôn. Giống đực thì có thân hình to, béo hơn trâu cái, nó có hai cái sừng to và dài trên đầu, cong vút, trán rộng phẳng còn trâu cái thì có thân hình gầy hơn trâu đực nhưng lại linh hoạt trong việc di chuyển. Chân trâu rất to và chắc có thể chống đỡ cơ thể. Đuôi trâu ta và dài thường phe phẩy để đuổi những con vật như muỗi, ruồi. Chính những đặc điểm này lên trâu mới thích hợp với việc ruộng lúa, dễ nuôi, dễ bảo nên có thể chung sống hòa thuận với người nông dân.

Đoạn văn thuyết minh về con trâu – Mẫu 2

Sinh ra từ làng, từ nhỏ em đã được dạy :”Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Chính vì vậy, em luôn coi con trâu như người bạn và thành viên trong gia đình mình. Chú trâu nhà em được mua về từ lúc còn là con nghé con bé bỏng và hiếu động. Lúc mới về, cậu ta nhỏ, nhút nhát và còn hơi lạ. Nhưng dần dần, cũng quen và khá nghịch ngợm. Lớn hơn thì có vẻ “nghiêm túc, người lớn” hơn. Chú trâu nhà em có bộ lông màu xám. Chú ta nặng ký lắm, tận gần 500kg, thuộc dạng bự nhất trong đám trâu trong làng. Hàng xóm thường hỏi bố mẹ em chăm sao mà khéo thế? Bốn cái chân của nó to và chắc khỏe, vì cần phải làm nhiều việc nặng như kéo xe, cày bừa phụ con người. Hai cái tai to bằng bản tay hay ve vẩy để đuổi mấy con côn trùng. Cặp sừng thì to ơi là to, cong vút và nhọn. Ai mà lạ thì nhìn cặp sừng ấy của nó thì hãi lắm, chứ em thì quen rồi với cả chú ta hiền lắm sẽ không húc ai. Cặp sừng như để trang trí thể hiện đẹp mã thôi ý mà. Mũi của nó được bố em xỏ dây để có thể buộc và điều khiển khi di chuyển, chắc nó cũng khó chịu nhưng phải làm thế để nhắc nhở chứ nó làm sao hiểu khi nào cần sang trái, sang phải đâu. Con trâu này có cái bụng căng tròn, vì lúc nào cũng được cho ăn no nê. Nó có thói quen nhai lại nữa, thường ra đồng cứ ăn nhộm nhoạm cho đầy bụng, rồi khi về nhà nằm bẹp lại nhai lại cho kĩ. Trâu vừa là công cụ sản xuất vừa của gia đình vừa là bạn của em. Khi đi thả diều em rất hay ngồi trên lưng trâu. Kể cả khi mang sách ra đồng, em cũng hay tựa vào lưng trâu để đọc sách. Chưa bao giờ em coi nó chỉ như là một con vật bình thường. Với em nó là một điều đặc biệt gắn liền với những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ê-mi-li, con... trang 49 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 5

Đoạn văn thuyết minh về con trâu – Mẫu 3

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc… Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Viết đoạn văn thuyết minh con trâu

Từ bao đời nay, con trâu gắn liền với đời sống của những người nông dân Việt Nam. Con trâu chính là người bạn đồng hành trên những cánh đồng lúa, là cả cơ nghiệp của người nông dân. Trâu là động vật móng guốc, giống như bò, dê, cừu. Một năm trâu đẻ 1-2 lứa, mỗi lứa khoảng từ 1-2 con. Loại trâu thường được nuôi ở Việt Nam là trâu nước, cày ruộng rất khỏe, chịu được bùn nước. Người xưa có bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”. Trâu là người bạn đồng hành trên những cánh đồng lúa, và là biểu tượng của sự chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân Việt Nam. Trên những cánh đồng mới ươm mạ, trâu có bộ lông đen mướt, lẽo đẽo đi trước để giúp người nông dân có những mảnh đất được cày xới lên đều tăm tắp. Trâu cùng người dân ra đồng từ sáng sớm và đến hết buổi mới được về, và đặc biệt bận rộn vào những ngày mùa. Ngày nay, người nông dân đã có máy cày bừa nhưng vẫn trâu vẫn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Trâu đi vào ca dao, tục ngữ, văn học và tiềm thức của người Việt Nam từ bao đời.

Tham khảo thêm:   Hoá học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước Giải Hoá học lớp 8 trang 142

Đoạn văn Thuyết minh con trâu chi tiết

Đối với người nông dân, con trâu là một tài sản vô cùng quý giá và quan trọng, đặc biệt là người nông dân xưa. Trong xã hội cũ, trâu đối với người nông dân là vật quý, nó quyết định đến vị thế xã hội, sự giàu, nghèo của mỗi người. Và trâu còn được người nông dân Việt yêu quý bởi những lợi ích nhiều mặt về vật chất và tinh thần. Những chú trâu lông xám, hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, sừng hình lưỡi liềm và hai đai trắng ở cổ và hai xương ức, chính là trâu Việt Nam, chúng được thuần hoá từ trâu rừng với sức bền dai, thân hình vạm vỡ. Những chú trâu này đã đem lại nhiều lợi ích vật chất cho người nông dân Việt. Đó là làm công cụ lao động đắc lực. Trâu thường kéo một ngày 3-4 sào ruộng. Không những thế, chúng còn là phương tiện vận chuyển hàng hoá và thóc lúa. Những chú trâu Việt vừa thân thiện vừa có lợi ích nhiều. Chính vì thế, ông bà ta xưa có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong đời sống vật chất của người nông dân không thể thiếu những món ăn từ sữa và thịt trâu. Trâu có thể cung cấp một lượng thực phẩm dồi dào và lớn. Trâu cái cho tỉ lệ thịt xẻ 42%, trâu thiến là 45% và trâu đực hai tuổi là 48%. Ngoài ra trong một chu kì vắt sữa, trâu có thể cho 400 – 500kg sữa. Khả năng cho phân của trâu cũng rất lớn, nhờ có phân trâu mà đồng ruộng, cây cối ớ các làng quê thường xanh tốt. Có thể nói, những lợi ích từ trâu là rất nhiều, thế nên chúng luôn được người nông dân yêu quý và coi trọng. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều người dân rất ưa dùng hàng Mĩ nghệ. Và bạn có biết những đồ vật như lược, trống, quai cập, giày dép là làm từ đâu không? Một số được gia công bằng nguyên liệu từ trâu đấy các bạn ạ. Sừng trâu được người thợ dùng làm lược, những chiếc lược giản dị và xinh xắn. Da trâu được dùng để làm trống, và còn nhiều hàng tiêu dùng khác nữa. Trâu như người bạn thân gắn bó đối với đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 37 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn thuyết minh về con trâu (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *