Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà (3 mẫu) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gồm 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích bé Thu thật hay.

Bé Thu

Truyện ngắn Chiếc lược Ngà đã xây dựng thành công nhân vật bé Thu, một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu cha tha thiết. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu

1. Mở bài:

Giới thiệu về Nguyễn Quang Sáng và truyện Chiếc lược ngà. Nêu hoàn cảnh sáng tác: năm 1966, vào thời chống Mĩ khốc liệt. Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc. Cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

2. Thân bài:

Khái quát được cảnh ngộ của bé Thu:

Đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần được cha chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho cha chỉ gửi trong tấm ảnh chụp cùng má.

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật bé Thu:

  • Tâm trạng của bé Thu lúc đầu: ngạc nhiên, sợ hãi và bỏ chạy; không nhận ông Sáu là cha vì ông không giống trong bức ảnh; luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu; phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang nhà bà ngoại kể nồi tức tối của minh (phản ứng rất thơ ngây của đứa trẻ).
  • Tâm trạng của bé Thu lúc sau: buồn rầu nghĩ ngợi thể hiện sự ân hận : nuối tiếc sau khi được bà ngoại giải thích; hối hận và nhận cha đúng lúc phải chia tay cha; bộc lộ tình cảm mãnh liệt và xót xa.
Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 41: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1000 Giải Toán lớp 3 trang 113, 114, 115 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu:

  • Tình huống truyện (éo le).
  • Khắc họa tâm lý nhân vật (sự bướng bỉnh trẻ con, khi cha sắp đi).
  • Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ (chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm).

3. Kết bài:

Tác phẩm là câu chuyện kể cảm động về tình cha con; thể hiện tấm lòng yêu thương, nhạy cảm của nhà văn đối với con người. Rút ra bài học, liên hệ nêu suy nghĩ bản thân.

Dàn ý phân tích bé Thu hay nhất

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

– Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.

2. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người Ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

* Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

– Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.

– Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

  • Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
  • Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng
  • Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy ráy chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
  • Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại
Tham khảo thêm:   Một số dạng toán thi Violympic lớp 4 Bộ đề thi Violympic môn Toán lớp 4

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

* Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

– Trước lúc ông Sáu lên đường

  • Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
  • Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

– Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

  • Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
  • Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
  • “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
  • Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quặp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

3. Kết bài

  • Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.
  • Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.
Tham khảo thêm:  

Lập dàn ý phân tích nhân vật bé Thu

1. Mở bài:

Giới thiệu về Nguyễn Quang Sáng và truyện Chiếc lược ngà. Nêu hoàn cảnh sáng tác: năm 1966, vào thời chống Mĩ khốc liệt. Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc. Cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

2. Thân bài:

Khái quát được cảnh ngộ của bé Thu:

Đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần được cha chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho cha chỉ gửi trong tấm ảnh chụp cùng má.

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật bé Thu:

  • Tâm trạng của bé Thu lúc đầu: ngạc nhiên, sợ hãi và bỏ chạy; không nhận ông Sáu là cha vì ông không giống trong bức ảnh; luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu; phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang nhà bà ngoại kể nồi tức tối của minh (phản ứng rất thơ ngây của đứa trẻ).
  • Tâm trạng của bé Thu lúc sau: buồn rầu nghĩ ngợi thể hiện sự ân hận : nuối tiếc sau khi được bà ngoại giải thích; hối hận và nhận cha đúng lúc phải chia tay cha; bộc lộ tình cảm mãnh liệt và xót xa.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu:

  • Tình huống truyện (éo le).
  • Khắc họa tâm lý nhân vật (sự bướng bỉnh trẻ con, khi cha sắp đi).
  • Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ (chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm).

3. Kết bài:

Tác phẩm là câu chuyện kể cảm động về tình cha con; thể hiện tấm lòng yêu thương, nhạy cảm của nhà văn đối với con người. Rút ra bài học, liên hệ nêu suy nghĩ bản thân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà (3 mẫu) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *