Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (5 mẫu) Phân tích nhân vật Anh thanh niên hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 Dàn ý Phân tích nhân vật Anh thanh niên ngắn gọn, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn phân tích Anh thanh niên thật hay, đầy đủ những ý quan trọng.

Anh thanh niên

Nhân vật chính Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã để lại biết bao ấn tượng khó phai nhòa trong lòng độc giả, cho chúng tha thấy được sự hy sinh thầm lặng cho quê hương, đất nước. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để học tốt môn Văn 9:

Dàn ý phân tích Anh thanh niên hay nhất

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và tác giả Nguyễn Thành Long.
  • Giới thiệu về nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài:

a) Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên:

– Hoàn cảnh sống cô đơn, khắc nghiệt, thiếu thốn.

  • Ở một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hơn 2600m.
  • Suốt bốn mùa chỉ toàn cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

– Công việc:

  • Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
  • “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tín mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo cáo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.
  • Một ngày có bốn giờ “ốp”: ghi lại chính xác những con số từ máy đo và dùng bộ đàm báo về.
  • Gian khổ nhất là “ốp” lúc một giờ sáng: mưa tuyết, rét nhưng anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

=> Công việc vất vả, gian khổ, đòi hỏi độ chính xác cao và ý chí kiên cường, mạnh mẽ.

b) Những vẻ đẹp trong phẩm chất của anh thanh niên:

– Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm với công việc của mình:

  • Làm việc một mình, không ai quản thúc nhưng chưa bao giờ bỏ “ốp” vì giá rét.
  • Coi công việc là niềm vui, lẽ sống: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”, “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
  • Ngữ khí vui vẻ, tự hào khi nói về công việc của mình.

– Tuy ở một mình nhưng anh thanh niên có cuộc sống rất khoa học, thơ mộng:

  • Anh thanh niên trồng cả một vườn hoa: hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím đỏ, hồng phấn,…
  • Anh thanh niên sống trong “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.
  • Mọi thứ được anh sắp xếp gọn gàng “chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
  • Anh nuôi gà, uống nước chè và đọc sách mỗi ngày.

– Cởi mở, chân thành, quan tâm đến người khác:

  • Rất mừng rỡ khi có khách tới thăm.
  • Cắt hoa tặng cho cô kĩ sư.
  • “Tôi không biết kỉ niệm thế nào… cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay”. Anh thanh niên không ngần ngại bày tỏ suy nghĩ về những điều mà đáng lẽ người ta chỉ nghĩ chứ ít khi nói ra => Vô tư, hồn nhiên.
  • Đào củ tam thất cho bác lái xe khi biết vợ bác vừa ốm dậy.
  • Đưa cho bác họa sĩ cái làn trứng để mọi người ăn trưa.

– Con người khiêm tốn, thành thật:

  • Anh cảm thấy việc mình làm thật nhỏ bé.
  • Từ chối khi bác họa sĩ có ý định vẽ chân dung mình và giới thiệu những người khác xứng đáng hơn.

c) Đánh giá:

– Về nhân vật anh thanh niên:

  • Tuy chỉ là một người bình thường nhưng anh thanh niên lại có những phẩm chất rất cao quý, đáng học hỏi.
  • Anh thanh niên là chân dung của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Anh thanh niên là đại diện cho những người trẻ đang cống hiến hết mình cho đất nước.
Tham khảo thêm:   Chó Akita: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, giá bán

– Về nghệ thuật:

  • Những lời đối thoại giúp nhân vật bộc lộ được suy nghĩ của mình.
  • Lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giản dị.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.

Lập dàn ý phân tích nhân vật Anh thanh niên

1, Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật anh thanh niên:

  • Truyện được sáng tác sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả, kể về những con người sống và lao động trên vùng núi cao hẻo lánh này.
  • Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng là nhân vật trung tâm của truyện, là một trong những biểu tượng của người lao động xây dựng đất nước sau chiến tranh.

2, Thân bài

a, Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe:

  • “Biệt danh”: một trong những người cô độc nhất thế gian. Anh cố tình làm cây gỗ chắn ngang đường để dừng các đoàn xe đi lên núi chỉ để gặp gỡ, nói chuyện với mọi người cho đỡ cô đơn.
  • Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m đã 4, 5 năm.

⇒ Qua lời kể ngắn gọn, anh thanh niên hiện lên đầy bất ngờ, gây ấn tượng mạnh.

b, Nhân vật anh thanh niên biểu tượng cho thế hệ trẻ xây dựng đất nước

– Đặc thù công việc: đo nắng gió, mưa, chấn động địa chất; làm việc bất kể ngày đêm theo khung giờ đã định “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”

⇒ Chuyên tâm với công việc, trong căn nhà nhỏ chỗ dành cho công việc cũng nhiều hơn.

– Hình dáng, tính cách của anh thanh niên: tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ; anh rất thân thiện, quý người, tốt bụng (đào tam thất cho vợ bác lái xe, hái hoa tặng cô gái và bác họa sĩ, nhiệt tình tiếp chuyện).

– Phẩm chất đáng quý của anh:

  • Nhiệt huyết, có trách nhiệm với công việc, với cuộc sống: coi công việc là bạn, coi việc cống hiến là lẽ đương nhiên của con người với cuộc đời, với đất nước.
  • Lí tưởng cao đẹp, không ngại gian khó: sáng sớm hay nửa đêm cũng làm việc không bỏ một ngày.
  • Khiêm tốn, thật thà: khi biết bác họa sĩ vẽ mình liền kể ngay những tấm gương khác mà anh cho là tốt hơn, chăm chỉ, nhiệt huyết hơn anh; anh thật thà đến ngây ngô khi trả lại cô gái chiếc khăn tay cô cố tình để lại làm tin.

⇒ Sự hi sinh thầm lặng của anh là hình ảnh biểu tượng cho sự cống hiến, hi sinh của biết bao người, mang lí tưởng cao đẹp, cống hiến cho tổ quốc mà không ngần ngại.

c, Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

  • Miêu tả nhân vật thông qua cách nhìn của một nhân vật khác: thông qua bác lái xe, qua bác họa sĩ, cô gái, lột tả nhân vật anh thanh niên một cách khách quan, chân thực.
  • Miêu tả tính cách, nội tâm nhân vật qua những hành động và đoạn đối thoại

3, Kết bài

Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Anh thanh niên đại diện cho những người trẻ, sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Anh mang những đức tính đáng quý, đáng học hỏi
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua con mắt của nhân vật khác và qua sự tự bộc lộ của nhân vật, xây dựng hệ thống lời thoại chân thực, gần gũi, chứa đựng nhiều triết lí nhưng không khô khan.

Dàn ý Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

1. Mở bài

  • Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm sáng tác,…)
  • Giới thiệu chung về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời,…)
  • Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và từ đó nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm.

2. Thân Bài

a. Phân tích nhân vật anh thanh niên

– Công việc và hoàn cảnh sống

  • Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” – công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
  • Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
Tham khảo thêm:  

→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

– Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên

+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

  • Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định
  • Anh quan niệm “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.
  • Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi với “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
  • Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng.

+ Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh

  • Sống một mình giữa đỉnh núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “thèm người”.
  • Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp
  • Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được chỉ bởi lần trước anh thấy bác lái xe nói bác gái đang ốm

+ Anh thanh niên luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.

  • Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen thật tuyệt – anh trồng hoa, cả một vườn hoa với muôn vàn màu sắc, anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày,…
  • Anh rất thích đọc sách

+ Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.

  • Với anh thanh niên, công việc của mình chỉ là công việc bình thường như biết bao công việc khác.
  • Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình

b. Từ nhân vật anh thanh niên nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm

  • Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.
  • Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

3. Kết bài

  • Khái quát những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật và cảm nhận của bản thân.

Dàn ý Phân tích nhân vật Anh thanh niên ngắn gọn

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để thấy được phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ âm thầm

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

  • Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
  • Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động

2. Phân tích nhân vật anh thanh niên

a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

  • Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
  • Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
  • Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh )
  • Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình

b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

– Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

  • Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng ( đỉnh cao 3000 m)
  • Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
  • Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
  • Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
Tham khảo thêm:   10 phim anime học đường với nội dung hấp dẫn, diễn tả đúng tâm lý nhân vật

– Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

– Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

  • Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
  • Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
  • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc

III. Kết bài

  • Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
  • Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
  • Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Dàn ý Phân tích nhân vật anh thanh niên chi tiết

I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Trong chương trình học sách giáo khoa, chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả được đưa vào học. đặc biệt là tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm nói đến một cuộc gặp gỡ của những con người với mỗi công việc và ý tưởng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu.

II. Thân bài: phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

1. Tác giả Nguyễn Thành Long:

  • Là một nhà văn Việt Nam
  • Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
  • Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bát cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984),…

2. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:

  • Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật trong chợ
  • Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của a thanh niên
  • Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo

3. Nhân vật anh thanh niên:

a. Nhân vật là một người thanh niên:

– Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn.

– Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….

– Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống

  • Anh yêu công việc của mình
  • Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người
  • Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp

– Cuộc sống của anh không cô độc, buồn tẻ như mọi người nghĩ

– Anh có những hành động đẹp

– Anh thanh niên có một nếp sống đẹp

b. Công việc thầm lặng cho đất nước của một con người:

  • Anh là kĩ sư vườn rau
  • Anh là cán bộ nghiên cứu sét

c. Ý nghĩa công việc của anh thanh niên:

  • Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
  • Cuộc sống giản dị nhưng đẹp của một con người.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa

  • Một người yêu công việc, yêu đất nước
  • Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (5 mẫu) Phân tích nhân vật Anh thanh niên hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *