Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác (4 mẫu) Cảm nhận khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 mẫu Cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn về những cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến khi rời lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Viếng lăng Bác

Khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian. Chi tiết mời các em tải miễn phí 4 mẫu cảm nhận khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Khổ thơ cuối nói lên niềm lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ khi phải trở về miền Nam. Đến giờ phút chia tay, sắp phải chia xa người cha già kính mến, trong lòng nhà thơ trào dâng bao nỗi niềm xúc động. Lòng thương nhớ bấy lâu đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. “Mai về miền Nam” – đang ở giây phút hiện tại, nghĩ về lúc phải chia xa, bao nỗi nhớ niềm thương lại dâng lên tràn đầy, không thể nào kìm nén. Câu thơ giống như một lời giã biệt, cụm từ “thương trào nước mắt” cho ta thấy nỗi xúc động mãnh liệt của nhà thơ, nước mắt ấy là giọt nước mắt của nhớ thương, của khao khát được ở lại mãi bên Người, giọt nước mắt nhớ thương của người con về thăm cha muộn màng nhưng sâu nặng biết bao. Dù có lưu luyến, có bịn rịn, không muốn rời xa Bác thì cũng đến lúc phải trở về miền Nam, nhà thơ chỉ có thể gửi lòng mình ở lại bằng cách hóa thân vào cảnh vật bên lăng Bác. Nhà thơ muốn hóa thân làm “con chim hót” để cất tiếng hót đem lại chút tươi vui rộn rã cho Người, muốn làm “đóa hoa” tỏa hương sắc nơi Người yên nghỉ và đặc biệt, muốn làm “cây tre trung hiếu” để nhập vào hàng tre bên lăng, canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Điệp ngữ muốn làm và các hình ảnh liệt kê đã tạo nên nhịp điệu thơ dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam với Bác. Một lần nữa hình ảnh cây tre lại xuất hiện tạo kết cấu đầu cuối tương ứng mang đến một ý thơ mới mẻ: cây tre trung hiếu là hình ảnh ẩn dụ cho lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung của dân tộc Việt Nam suốt đời đi theo lí tưởng của Người. Kết thúc bài thơ là sự xa cách về không gian địa lí nhưng lại gần gũi trong ý chí và tình cảm, bài thơ từ đây kết thúc nhưng tâm sự nhà thơ lại vút cao, một nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, những nỗi niềm tự nguyện về cuộc đời mình để xứng đáng với Con Người khiêm nhường và vĩ đại. Đó cũng chính là nỗi niềm của muôn triệu con tim Việt Nam với Bác.

Tham khảo thêm:   Dầu gió có thể gây hại thậm chí tử vong nếu bạn dùng sai cách

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác – Mẫu 1

Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc phải chia tay. Lòng nhớ thương,đau xót kìm nén đến giờ vỡ oà thành nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Ước nguyện được hoá thân thành con chim, đoá hoa, cây tre để canh giữ, điểm tô cho nơi vị lãnh tụ kính yêu yên nghỉ. Hình ảnh cây tre lặp lại cuối bài tạo ấn tượng đậm nét thể hiện lòng kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác. Điệp ngữ “muốn làm”, cấu trúc câu được lặp lại tạo thành nốt nhạc dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng trào dâng mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Như vậy bước chân ra đi nhưng tấm lòng của người con miền Nam thì ở lại. Tiếng lòng đó, ước nguyện đó không chỉ là của riêng tác giả mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người.

“Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất suy tưởng, chất trữ tình đằm thắm với cách sử dụng nhiều luyến láy ngôn ngữ, phong phú âm điệu khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận. Chính vì vậy nó đã sớm được phổ nhạc và trở thành một bài ca sâu lắng, giàu sức truyền cảm và quen thuộc với mỗi người Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Công dụng và các món ngon với rau tiến vua

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác – Mẫu 2

Nếu như ở cả ba khổ thơ đầu, tác giả cố kìm nén cảm xúc nơi sâu thẳm đáy lòng thì đến với khổ thơ cuối, khi sắp phải chia xa người, lòng lại nặng trĩu, cảm xúc chợt tuôn trào:

“Mai về miền Nam dâng trào nước mắt”

Xa Bác, làm sao không buồn, không luyến tiếc cơ chứ. Vừa mới đến với Bác thôi nhưng vì một lẽ nào đó mà phải chia tay, cảm giác thật bịn rịn khó tả. Tác giả còn bộc bạch niềm mong muốn, khát vọng của mình:

“Muốn là con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc tới 3 lần vừa thấy được sự gấp gáp, sự khát khao mãnh liệt của nhà thơ. Chỉ muốn làm con chim nhỏ để cất tiếng hót quanh Bác mỗi ngày, muốn làm đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, để tô sắc thắm cho nơi đây. Và lời ước nguyện cuối cùng của tác giả:

“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Mỗi người là một cây tre trung hiếu với Bác, thì cả hàng tre là cả dân tộc trung hiếu với Người. Nguyện trung thành và hiếu kính với Người suốt một đời. Luôn học tập và đi theo con đường lí tưởng cách mạng của Người. Ước nguyện đâu phải chỉ của riêng mình Viễn Phương đâu mà còn là ước nguyện của con dân miền Nam, là ước nguyện của cả dân tộc.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Giải Toán lớp 7 trang 108, 109, 110 - Tập 2 sách Cánh diều

Cảm nhận khổ thơ thứ 4 bài Viếng Lăng Bác

Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

“Muốn là con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cây tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác (4 mẫu) Cảm nhận khổ 4 bài thơ Viếng lăng Bác của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *