Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 3 Dàn ý & 21 bài văn hay lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Môi trường có ảnh hưởng đến mỗi người. Ở môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Do đó, ông cha ta đã có lời răn dạy qua câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Nội dung chi tiết của tài liệu bao gồm 3 dàn ý và 21 bài văn cùng với các mẫu mở bài và kết bài gián tiếp hay nhất, dành cho học sinh lớp 7. Mời tham khảo ngay sau đây.

Dàn ý giải thích câu Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

2. Thân bài

– Nghĩa đen: “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết; “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng.

– Nghĩa bóng: “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa; “đèn” gợi về những điều sáng rõ, tốt đẹp.

=> Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.

– Dẫn chứng: Chí Phèo (Nam Cao), Mạnh Tử (Mẹ hiền dạy con)…

– Nhiều người không bị ảnh hưởng môi trường: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Hồ Chí Minh…

– Liên hệ bản thân: Học sinh cần biết chọn bạn mà chơi, tích cực học tập, tránh xa thói hư tật xấu…

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa to lớn của câu tục ngữ trên.

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ngắn gọn

Đoạn văn mẫu số 1

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.

Đoạn văn mẫu số 2

Ông cha ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” gửi gắm đến một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Câu tục ngữ cũng có hai nét nghĩa. Về nghĩa đen, “mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó, câu tục ngữ muốn k huyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh. Một số tấm gương sáng có thể kể đến như Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ngày tháng sống trong hoàn cảnh ngục tù, Bác vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Họ có lối sống lệch lạc, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh để không bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa. Thời gian có trôi qua nhưng câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Bài văn mẫu số 1

Con người thường hay chịu tác động từ yếu tố môi trường xung quanh. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” gửi gắm đến một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có hai nét nghĩa. Về nghĩa đen, “mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó, câu tục ngữ muốn k huyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.

Bác Hồ chính là một dẫn chứng điển hình. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi – người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi…

Con người cần phải hiểu được rằng cần phải giữ được nhân cách cao đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể thấy đây là một lời khuyên giàu giá trị, ngay cả trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Họ có lối sống lệch lạc, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Điều đó thật đáng lên án và tránh xa.

Với một người học sinh, chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Việc học tập phải luôn được đặt lên đầu tiên, để từ đó xây dựng một con đường tương lai vững chắc.

Dù trải qua thời gian, nhưng tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng như vậy.

Bài văn mẫu số 2

Kho tàng lịch sử dân tộc ta có rất nhiều ca dao, tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm của nhân dân từ bao đời nay. Trong quá trình tồn tại, con người nhận ra được ảnh hưởng của môi trường tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Từ đó, ông cha ta đã gói gọn thông điệp đó trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đây là một câu tục ngữ hay và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn những hình ảnh gần gũi để so sánh, ví von nhằm thể hiện ý của mình. “Mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Còn “đèn” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái tốt.

Câu tục ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của môi trường sống. Khi ở trong môi trường hay tiếp xúc nhiều với những người tiêu cực, không tốt thì chúng ta cũng rất dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu, dễ bị lôi kéo theo những điều sai trái. Và ngược lại, khi chúng ta sống trong môi trường hay tiếp xúc với những người tích cực, cuộc sống của chúng ta sẽ học thêm được những điều hay, bổ ích. Môi trường ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến suy nghĩ, cư xử, hành động của mỗi chúng ta.

Không phải chỉ đến ngày nay mà từ thời Mạnh Tử, mẹ của ông đã nhận thức được tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con. Chúng ta biết đến Mạnh Tử là người giỏi giang, hiểu sâu biết rộng, đạo cao, đức trọng nhưng để có một ngày giỏi giang như ông thì đằng sau là một người mẹ hiền nuôi dạy ông nên người. Bà đã từng chuyển nhà tới ba lần để tìm cho Mạnh Tử một môi trường ưng ý. Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm – một vị quan tài giỏi xin rút lui khỏi chốn quan trường về ở ẩn vì ông sợ rằng chốn quan trường mưu mô sẽ kéo ông theo nó, biến ông thành một kẻ mưu mô, tham lam. Qua đó, chúng ta nên chọn cho mình một môi trường làm việc, môi trường sống, con đường đi tốt đẹp, tích cực để gìn giữ và phát triển nhân cách bản thân hơn.

Tham khảo thêm:  

Ngày nay thì câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” vẫn được mọi người nhắc nhở nhau. Trong gia đình, nếu bố mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, cùng nhau giáo dục con cái thì chắc chắn những người con sẽ phát triển tốt hơn, đạo đức, nhân cách hướng thiện. Bởi bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu, là ngọn đèn soi đường cho con cái mình dõi theo, học tập. Chính những cư xử, giao tiếp, đối xử lẫn nhau của bố mẹ là kim chỉ nam cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Ngược lại, nếu trong gia đình nếu bố mẹ bất hòa, hay cãi nhau, không quan tâm đến con cái thì đứa trẻ lớn lên trong môi trường ấy thường hư hỏng hơn. Ngoài xã hội, khi làm việc, tiếp xúc thường xuyên với môi trường không tốt đẹp thì chúng ta dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu và dần đánh mất bản tính lương thiện, thật thà của mình. Lấy ví dụ cụ thể trong môi trường trường học, nếu xung quanh là những người bạn xấu thường trốn học, quậy phá, học lực yếu, ăn chơi, đàn đúm, nếu bản thân lập trường không vững thì dễ bị lôi kéo, dễ hùa theo.

Tuy nhiên, không phải ai ở môi trường tốt cũng sẽ là người tốt, sống ở môi trường xấu thì cũng sẽ là người xấu, vấn đề nằm ở bản lĩnh, lập trường của chính mỗi con người. Có những người sai lầm, từng nghiện ngập, ra tù vào tội nhưng khi họ muốn hoàn lương thì chúng ta không được kì thị. Chúng ta phải dang rộng vòng tay để họ làm lại cuộc đời, ở bên chia sẻ, hòa đồng với họ chứ không phải xem họ là người xấu rồi tránh xa. Ở bên cạnh họ, ta còn biết được những sai lầm mà họ từng vấp phải để bản thân có thể tự rút ra cho mình, học được bài học từ người khác

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một lời khuyên, một triết lý sâu sắc giúp tôi có thêm cách nhìn đúng đắn về mối tương quan giữa môi trường và việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác định đúng đắn trong việc chọn nơi để ở, để làm việc, chọn bạn để chơi và hiểu hơn tầm quan trọng của môi trường tác động đến con người.

Bài văn mẫu số 3

Tục ngữ đúc kết những bài học kinh nghiệm quý giá. Chúng ta có thể kể đến câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nói đến tầm ảnh hưởng của môi trường sống đến con người.

“Mực” có màu đen, nếu tiếp xúc hoặc sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. “Mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. “Đèn” tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta: Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người. Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nề nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấy ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

Bài văn mẫu số 4

Môi trường có ảnh hưởng đến mỗi người. Ở môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Do đó, ông cha ta đã có lời răn dạy qua câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. “Mực” là mực tàu để viết. Còn “đèn” là một đồ vật dùng để phát sáng. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Có những người vẫn giữ gìn được nhân cách tốt đẹp. Ví dụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người dù sống trong hoàn cảnh lao tù, cực nhọc nhưng người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.

Thầy Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Có thể thấy rằng, điều đó được xuất phát từ việc lựa chọn môi trường sống đúng đắn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã đem đến cho con người bài học quý giá. Mỗi người hãy ghi nhớ đến tích cực hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Bài văn mẫu số 5

Trong cuộc sống chắc mỗi người đều tìm cho mình những người bạn tốt để chơi và gắn bó đó là một truyền thống lâu bền của dân tộc ta. Trong kho tàng những câu ca dao và tục ngữ Việt Nam đã nổi bật lên rất nhiều những đạo lý đó và tiêu biểu là câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” đã được xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ rất nhiều năm và nó được lưu truyền một cách rất rộng rãi thể hiện một truyền thống cũng như kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã để lại. Nó giống như một kim chỉ nam soi đường và là bài học kinh nghiệm quý báu của mỗi con người. Mỗi người chúng ta đều hiểu rằng câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc. Nghĩ đen của câu này nói về gần mực thì đen, bởi mực có màu đen vì vậy gần mực sẽ đen, gần đèn có ánh sáng thì rạng. Nhưng đó chỉ là ở khía cạnh nghĩ đen, còn nghĩa bóng, nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đó là nên tìm những người bạn tốt để chơi bởi khi chúng ta chơi với những người bạn xấu hoặc không tốt thì dần chúng ta cũng sẽ trở thành những người như vậy.

Câu tục ngữ trên đã mang một ý nghĩa sâu rộng bởi khi sống trong cuộc sống này ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm sống của bản thân để từ đó đúc kết nên câu tục ngữ này, khi sống trong một xã hội chúng ta nên tìm và chơi với những người có phẩm chất đạo đức tốt, không nên chơi với những người tệ nạn, nó sẽ làm cho chúng ta dần trở thành những con người xấu, cuộc sống trải qua bao nhiêu năm thì câu tục ngữ này vẫn đúng bởi lẽ đó là những bài học kinh nghiệm đường đời mà ông cha ta đã gắn bó và để lại cho nhân dân, mỗi con người chúng ta đều phải học hỏi và coi đó là vốn sống riêng của mình để có thể tìm những người bạn tốt để phấn đấu trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi chúng ta đều phải gần những người thực sự có phẩm chất cao quý do đó chúng mới có thể trở thành những con người đức hạnh.

Tham khảo thêm:  

Câu tục ngữ này rất đúng bởi trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những trường hợp tương tự như vậy, ai chơi với những người xấu và không tốt thì họ cũng là con người như vậy, chơi lâu ngày thì bản chất của chúng ta cũng giống họ, nhưng ngược lại đối với những người luôn chọn cho mình những người bạn tốt để chơi họ sẽ trở thành người tốt và vô cùng đức độ, những điều đó đều có nguyên nhân và hệ quả của riêng nó, nó đem lại những điều rất tốt đẹp cho mỗi con người chúng ta, chính vì vậy mà mỗi chúng ta cũng đều cần có những phẩm chất tốt như vậy để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Gần mực thì đen cũng giống như gần những người xấu thì nhân cách và phẩm chất của chúng ta sẽ bị thay đổi theo họ, chơi với những người tệ nạn thì trước sau gì chúng ta cũng giống họ. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều những hoàn cảnh như vậy, thường thì những người tệ nạn cờ bạc chơi với những người cờ bạc và rồi học vào con đường cùng, con đường tăm tối của xã hội, không ai coi trọng và còn bị người đời phê phán, đó là những điều cực kỳ không tốt.

Những người học tốt, có công danh xán lạn thì chơi với những người xán lạn, những người có đạo đức tốt sẽ chơi với những người có phẩm chất tốt, vậy tại sao mỗi chúng ta không chọn cho mình những người bạn thực sự tốt để chơi từ đó chúng cũng trở thành con người như họ, mỗi người đều cần phải có những chính kiến riêng của mình vì vậy hãy coi trọng và phát triển họ cũng giống như phát triển chính bản thân mình. Không ai có thể lựa chọn được nơi mình sinh ra nhưng chắc chắn họ có thể lựa chọn được nơi mình sẽ đứng và lựa chọn cho mình những người bạn cực kì tốt để chơi, đó là một quy luật mà không thể nào có thể thay đổi được. Nếu muốn trở thành con người như thế nào thì đều do chúng ta lựa chọn để trở thành những con người như thế, bởi lẽ không ai có thể chọn bạn cho mình ngoài mình ra.

Nhưng câu tục ngữ trên cũng có mặt chưa hoàn toàn đúng bởi trong xã hội, cũng có những trường hợp họ tốt nhưng học có thể chơi với những người không tốt, nhưng tính kiên định của họ lớn vì vậy họ không bị sao nhãng và trở thành con người xấu kia. Trường hợp này cũng có nhưng rất ít chính vì vậy mà nhân dân ta vẫn rất coi trọng câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta chỉ có thể phát huy và giữ gìn nó chứ không thể thay đổi nó. Nhiều người không biết vận dụng câu tục ngữ này, cuối cùng đã trở thành những con người xấu và không tìm được con đường đi cho chính mình. Kết quả họ chỉ là những con người có phẩm chất không tốt và rồi họ lâm vào những con đường tối tăm và không có nơi lương tựa, điều đó là hệ quả của việc gần mực thì đen. Cũng có những trường hợp người xấu chơi với những người tốt, học có thể thay đổi chính bản thân họ để trở thành những con người tốt kia. Đó là một điều vô cùng cao quý và mỗi chúng ta có thể học hỏi và phát huy nó một cách tối đa, bởi lẽ trong cuộc sống này chúng ta cần học hỏi và phát triển nó theo một quy luật.

Có rất nhiều những trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó, nó là vốn sống và những phẩm chất cao quý trong con người Việt Nam. Mỗi con người đều có thể phát huy được chính bản năng của mình trong đó nó góp phần tạo nên cho chúng ta những nền tảng và kinh nghiệm sống quý giá mà ông cha ta đã để lại, kinh nghiệm sống đã được đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ này, nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta là biết vận dụng và phát huy nó một cách tối đa và hiệu quả, mỗi người đều biết học tập và tu dưỡng đạo đức tốt để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Trong cuộc sống cũng có rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần học hỏi câu tục ngữ của dân tộc tiêu biểu đó là những con người biết vươn lên trong cuộc sống, học chơi với những người có ý chí tiến lên và rồi chính bản thân họ cũng có thể phát triển được những điều quý báu mà tiềm ẩn đã lâu trong con người của họ. Mỗi người chúng ta đều có quyền được học hỏi và đó được coi như là bài học quý báu và cũng là những bài học đường đời và nó đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin tươi sáng vào một cuộc sống tốt đẹp. Như trong cuộc sống này chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần biết học hỏi và vươn lên, chính vì vậy họ cũng sẽ trở thành những con người đức độ và có ý chí vươn lên mạnh mẽ, họ là những con người đại diện cho đèn mà những ai gần những ngọn đèn này cũng sẽ rạng sáng, đó là những điều mà ông cha ta muốn nhắn nhủ lại cho mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ này là bài học quý báu cho dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy nó một cách tối đa để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Mỗi người đều là những tấm gương sáng cho tinh thần phát triển cội nguồn và những bài học vô cùng quý giá cho dân tộc ta, mỗi chúng ta cần coi nó là kim chỉ nam để phát triển cuộc đời của mình một cách toàn diện và ngày càng mạnh mẽ.

Bài văn mẫu số 6

Trong cuộc sống hằng ngày môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành của mỗi cá nhân con người. Các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đều tác động tới mỗi cá nhân chúng ta, và điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Vì sao ông cha ta lại mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để thể hiện ý của mình? Như ta đã biết “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa vậy nên ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ là nếu ta tiếp xúc hay giao du với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, nếu ta chơi với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.

Chúng ta biết rằng môi trường học tập của các em học sinh hay như môi trường sống của chúng ta là đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Đặc biệt là các em học sinh người ta nói tâm hồn học sinh lứa tuổi thiếu niên như tờ giấy trắng quả không sai tuổi trẻ có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện, thử thách nhiều vì vậy cũng chưa có chưa có bản lĩnh vững vàng để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống khi được tiếp xúc với cái xấu, cái hay cái đúng nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai, chính xác.

Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, một môi trường trong sáng lành mạnh sẽ khác hẳn với một đứa trẻ sống trong môi trường có nhiều cái xấu. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó. Và ngược lại môi trường giáo dục sư phạm mẫu mực của nhà trường cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với những đứa trẻ chưa ngoan đưa chúng trở lại với chuẩn mực đạo đức con người, cũng có biết bao đứa trẻ hư được gia đình chiều chuộng nhưng khi đưa đến trường với sự rèn rũa của cô giáo và quy luật của nhà trường mà các em dần biết lỗi sai của mình và kịp thời sửa lỗi để từ đó các em có thể trở thành một đứa trẻ ngoan.

Khi ta phần nào hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ thì chúng ta cần thấy rõ ảnh hưởng và sức tác động to lớn quan trọng của môi trường bạn bè đối với cuộc sống học tập sinh hoạt của thiếu niên, học sinh. Mỗi người cần chọn cho mình một người bạn tốt để chơi, để có thể học tập được ở bạn nhiều cái hay cái tốt.

Nhưng chỉ học tập cái tốt mà tránh xa cái xấu ra thì chưa đủ, ta còn phải lên án cái xấu không thỏa hiệp với nó để cái xấu ngày càng có cơ hội phát triển, đồng thời ta cũng phải biểu dương cái đẹp để cho cái đẹp tiếp tục được phát huy, nhân rộng hơn trong xã hội.

Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn cho mình những cái đúng, cái hay cái đẹp để chơi cũng như chọn bạn mà chơi. Tuy nhiên không phải là xa lánh người mắc khuyết điểm mà là ta nên chỉ ra cái điểm sai của bạn để từ đó bạn có thể đẩy xa cái xấu và tiến lại gần hơn đèn, làm như vậy không những giúp được bạn mà ta còn tự mình tỏa sáng. Hãy tránh xa những cám dỗ của bóng tối, chọn bạn tốt để chơi để cùng học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

Bài văn mẫu số 7

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại khi đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu từ đời trước. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cũng là một trong số đó.

Tham khảo thêm:  

Trước hết, hình ảnh “mực” có màu đen, dễ bị vấy bẩn. “Mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Còn “đèn” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái xấu. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.

Câu tục ngữ chính là bài học mà kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống. Môi trường có vai trò với việc hình thành nhân cách của con người. Trong một gia đình, cha mẹ chính là tấm gương để con cái nói theo. Ở trường học, thì thầy cô lại chính là người có ảnh hưởng đến học sinh. Có ai đó đã từng nói rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào”. Bạn bè cũng có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Có những người vẫn giữ gìn được nhân cách tốt đẹp, giống như đóa hoa sen vậy:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng của dân tộc. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi – người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị tốt đẹp đã bị thay đổi. Chính vì vậy, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp cho con người có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Đối với một học sinh như em, câu tục ngữ đã giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” sẽ trở thành một bài học nhắc nhở con người cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày.

Bài văn mẫu số 8

Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ đã mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. Trước hết, “mực” là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

Có thể kể đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là dẫn chứng cho “gần mực thì đen” vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh – “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên đúng đắn, giàu giá trị đối với mỗi người. Mỗi người cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bài văn mẫu số 9

Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc. Một trong số đó là câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người.

Xét theo nghĩa đen, mực là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn đèn là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, mực gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn đèn gợi về những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.

Không thể phủ nhận rằng, môi trường có tầm ảnh hưởng rất lớn sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi chúng ta sống trong một môi trường xấu, tiếp xúc với người có nhiều thói hư tật xấu thì dễ trở nên sa ngã, sai lầm. Và ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường tốt, tiếp xúc với những người có lối sống lành mạnh, nhân cách tốt đẹp thì sẽ trở học được nhiều điều đáng giá, trở thành người có ích. Cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam được sinh ra trong một gia đình có truyền thống học tập, cả bố mẹ đều là giảng viên đại học. Họ đã có cách dạy dỗ và định hướng đúng đắn để Đỗ Nhật Nam trở thành một con người tài năng, giỏi giang. Ngược lại, có nhiều bạn trẻ sống trong một gia đình bất hạnh, chịu nhiều đau khổ khi còn bé, dễ hình thành suy nghĩ lệch lạc và gây ra những hành động sai lầm.

Tuy nhiên, rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một ví dụ điển hình. Mặc dù, ông sống trong môi trường nhà lao toàn lừa lọc, chém giết nhưng vẫn giữ phẩm chất thanh cao – biết quý trọng người tài, có thiên lương trong sáng. Hay những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. Họ đều là những tấm gương để chúng ta học tập.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá. Chúng ta cần biết lựa chọn môi trường sống hợp lí, nhưng cũng nên giữ được phẩm chất thanh cao dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mở bán gián tiếp Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Mở bài gián tiếp – Mẫu 1

Kho tàng lịch sử dân tộc ta có rất nhiều ca dao, tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm của nhân dân ta. Trong quá trình tồn tại, con người nhận thấy được ảnh hưởng của môi trường tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Từ đó, ông cha ta đã gói gọn thông điệp đó trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đây là một câu tục ngữ hay và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Mở bài gián tiếp – Mẫu 2

Môi trường có ảnh hưởng đến mỗi người. Ở môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Do đó, ông cha ta đã có lời răn dạy qua câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Mở bài gián tiếp – Mẫu 3

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại khi đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu từ đời trước. Kho tàng tục ngữ Việt Nam bởi vậy mà chứa đựng rất nhiều tri thức quý giá. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cũng là một trong số đó.

Kết bán gián tiếp Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Kết bài gián tiếp – Mẫu 1

Bức tranh cuộc sống sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, sẽ có những người tô lên đó những màu sắc rực rỡ, nhưng cũng sẽ có những người tô lên đó gam màu tối sẫm. Và lời răn dạy của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là hoàn toàn đúng đắn.

Kết bài gián tiếp – Mẫu 2

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá. Chúng ta cần biết lựa chọn môi trường sống hợp lí, nhưng cũng nên giữ được phẩm chất thanh cao dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Kết bài gián tiếp – Mẫu 3

Môi trường sống sẽ có ảnh hưởng nhất định đến mỗi người. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” sẽ trở thành một bài học nhắc nhở con người cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày.

……… Mời tham khảo chi tiết tại file tải dưới đây ……..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 3 Dàn ý & 21 bài văn hay lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *