Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngay thẳng là đức tính tốt đẹp của con người. Chính vì vậy, Wikihoc.com muốn giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng, đến các bạn học sinh.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng
Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng

Tài liệu bao gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7, khi hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải dưới đây.

Dàn ý giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng”.

2. Thân bài

– Nghĩa đen:

  • “Cây ngay”: Cây mọc thẳng, vươn tới phía ánh sáng mặt trời – nguồn sống cho vạn vật, đứng hiên ngang giữa đất trời, trải qua muôn vàn sóng gió vẫn tươi tốt.
  • “Chết đứng”: Cây mất hết sự sống ngay khi vẫn còn đứng tại vị trí mà nó đã sống và phát triển qua bao nhiêu năm đó.

=> Cây đứng thẳng, rễ bám chắc, vòm lá xanh tốt, vươn về phía ánh sáng mặt trời mà chết đứng là điều không thể xảy ra.

– Nghĩa bóng:

  • “Cây ngay”: Chỉ những con người ngay thẳng, chính trực, sống thanh liêm và có nguyên tắc của bản thân mình. Đặc biệt, họ là những con người biết phải trái, trên dưới, trước sau và không bao giờ làm những việc trái luân thường đạo lí cũng như các giá trị đạo đức của con người.
  • “Chết đứng”: Chỉ cái chết oan khuất, không minh bạch, rõ ràng. Hoặc có thể hiểu là những hiểu lầm không tốt ảnh hưởng tới danh dự và nhân cách của mỗi người.

=> Những người sống không thẹn với lòng, sống đúng lương tâm và những giá trị đạo đức trong xã hội thì họ sẽ không việc gì phải sợ những tin đồn thất thiệt, những lời vu khống, hãm hại của những kẻ tiểu nhân. Chỉ những kẻ đã làm điều xấu, dù gió lay ngọn cỏ cũng sẽ thấy nhột, còn nếu không làm gì sai thì dù có gió sấm mưa rền thì người ngay thẳng cương trực vẫn sẽ mãi là họ mà thôi.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng”.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 1

Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng những bài học đạo lý quý giá. Một trong số đó là câu “Cây ngay không sợ chết đứng”.

Đầu tiên, về nghĩa đen “cây ngay” được hiểu đó chính là cây có thân đứng thẳng, dù mưa bão cũng không thể quật ngã. Còn “chết đứng” là cây mất hết sự sống ngay khi vẫn còn đứng tại vị trí mà nó đã sống và phát triển qua bao nhiêu năm đó”. Bởi vậy mà “cây ngay” còn ẩn dụ cho con người ngay thẳng, và người không làm gì khuất tất. Thông qua hình ảnh trên, câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” đã gửi gắm một tầng nghĩa khác ngoài tầng nghĩa đen – cây thẳng thì luôn hiên ngang với đất trời với vạn vật. Và cho dù thời tiết có khắc nghiệt thế nào, đó là con người ngay thẳng, cũng như cũng rất là trung thực thì không sợ bất cứ điều khuất tất, nghi ngờ gì.

Khi còn nhỏ, cha mẹ vẫn luôn dạy chúng ta trung thực trong cuộc sống. Khi lớn lên, thầy cô dạy chúng ta cách sống trung thực trong học tập. Bởi chỉ có như vậy, mỗi người mới cảm thấy thanh thản, vui vẻ và hạnh phúc. Nếu một người luôn làm việc sai trái, họ sẽ không được cảm thấy yên ổn mà luôn thấp thỏm, lo sợ mọi chuyện bị phát hiện. Vậy nên, cần phải sống ngay thẳng, chính trực thì mới có thể tiến đến thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Trong thực tế cuộc sống ngày nay, ta thấy được rất nhiều tấm gương là “cây ngay” đáng khâm phục. Họ không bao giờ làm những việc khuất tất và những nghi ngờ cho họ cũng sẽ nhanh chóng bị dập tắt, bởi ở họ lòng tự trọng và lòng tự tôn rất cao. Họ không bao giờ sợ những điều đổ lỗi không có lý do, họ luôn tin vào chính bản thân mình, tin vào những điều lương thiện nhất của con người. Đặc biệt hơn đó cũng chính là chân lý mà họ gìn giữ và theo đến hết cuộc đời này.

Tham khảo thêm:   Phương trình đường tròn: Lý thuyết và các dạng bài tập Chuyên đề phương trình đường tròn Toán 10

Như vậy, “Cây ngay không sợ chết đứng” là một lời khuyên đúng đắn mà ông ta đã để lại cho thế hệ sau.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 2

Một người có có ích cho xã hội là người không chỉ giỏi mà còn cần có đạo đức, nhân cách tốt đẹp có như vậy mới được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Dân tộc ta là một dân tộc rất đề cao những giá trị văn hóa truyền thống và phẩm chất đạo đức của con người. Người xưa cũng coi trọng vấn đề này nên đã răn dạy con cháu cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân thông qua các câu tục ngữ, tiêu biểu đó là câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”.

Để thấy được tính đúng đắn và cần thiết của câu tục ngữ này thì trước tiên chúng ta phải lý giải xem câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào và qua đó đem lại cho chúng ta bài học gì? “Cây ngay” là cây đứng thẳng, hiên ngang giữa trời đất, “chết đứng” tức là cây đó mất đi sự sống khi vẫn còn đứng nguyên tại vị trí đã sống và phát triển. Tuy nhiên câu tục ngữ này không chỉ nói về sự sống chết của cây cối mà trong đó là hình ảnh ẩn dụ về con người chúng ta. “Cây ngay” chính là nói đến lối sống trung thực, ngay thẳng, không làm việc gì trái với đạo đức. Còn “chết đứng” là cái chết oan khuất. Qua đó cho thấy rằng nếu chúng ta sống ngay thẳng không làm điều gì khuất tất thì chẳng việc gì phải sợ sự vu oan, giá họa, gièm pha của người đời.

Như chúng ta đã biết, ngay từ khi chúng ta còn nhỏ chúng ta đã được ông bà cha mẹ dạy dỗ là cần phải trung thực. Mỗi khi làm việc gì sai thì cần phải biết nhận lỗi và hối lỗi để sửa chữa sai lầm. Khi được đến trường học tập, chúng ta lại được thầy cô răn dạy rằng phải biết: “Tiên học lễ, hậu học văn”, hay cả những đức tính tốt cần có của con người trong các bài giảng của thầy cô, trong môn đạo đức và giáo dục công dân. Qua đó có thể thấy vị trí, vai trò của phẩm chất đạo đức, nhân cách đối với con người là rất quan trọng và được ưu tiên rèn luyện.

Mỗi khi con người làm điều sai trái, khuất tất; họ sẽ cảm thấy chột dạ, băn khoăn, lo sợ và hay biểu hiện thành những hành vi, cử chỉ khi đối diện với những người khác. Những người sống giả tạo, gian dối thì dù có che giấu kỹ đến mấy cũng sẽ có ngày bị phơi bày trước mọi người. Họ sẽ là người lo lắng, sợ hãi trước những lời bóng gió, rèm pha của người đời. Trái lại khi chúng ta sống đẹp, ngay thẳng chúng ta sẽ không hổ thẹn với lương tâm, sẽ không lo được, lo mất mà thoải mái, thanh thản tự tin trong cuộc sống. “Cây ngay” – sống ngay thẳng là lý tưởng sống cao đẹp mà mọi người cần noi theo.

Trong thực tế cuộc sống có không ít tấm gương trung thực, có lòng tự trọng cao. Những người như vậy chẳng bao giờ run sợ trước những nghi ngờ, hay sự vu oan giá họa của người khác dành cho mình. Họ sẽ là người bình tĩnh tự tin, không cãi lại mà là dùng hành động để chứng minh sự trong sạch của mình. Những người cãi lại, phủ nhận, hoặc sốt sắng thanh minh trước sự nghi ngờ của người khác thì thường là những người có tật giật mình, làm những điều khuất tất.

Câu tục ngữ là bài học không chỉ của riêng ai hãy của riêng một thời đại nào cả. Muốn cuộc sống tốt đẹp, xã hội văn minh thì đó là bài học trên là điều cần thiết. Sống ngay thẳng, trung thực sẽ tạo cho chúng ta sự vui vẻ, thanh thản trong cuộc sống và được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 3

Ông cha ta có câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa về những người như trên: “Cây ngay không sợ chết đứng” nhằm khuyên nhủ con người về vấn đề phẩm chất, đạo đức.

“Cây ngay” ý chỉ những con người luôn làm ăn lương thiện, làm việc đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội, không dối trá lừa đảo. Còn “Chết đứng” muốn khẳng định rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta không làm sai việc gì đó thì ta không phải sợ sệt, lo lắng vì điều gì cả. Như vậy, câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần nói đúng sự thật, công bằng, không dối trá, không làm sai điều gì cả vì thế họ không sợ bất cứ thứ gì.

Truyện xưa kể rằng, có một người tú tài đi ngang qua núi. Anh ta nhìn thấy một bác tiều phu đang đốn củi. Bác tiều luôn chọn những cái cây có thân thẳng. Anh ta rất thắc mắc liền đến hỏi. Người tiều phu đó trả lời với anh ta rằng: “Khi đốn cây thẳng thì đem lại nhiều giá trị. Có thể làm cột nhà, hay các thứ quan trọng khác. Còn cây cong thì chỉ dùng để làm củi mà thôi. Sau đó, anh ta đỗ tú tài và làm quan thì gặp ngay một vụ án nọ, dù bị thẩm tra nhiều lần những người tù tội quyết không nhận tội, bất đắc lúc đó, quan nhớ lại câu chuyện mà mình đã từng gặp năm xưa nên liền nói: “Đúng là cây ngay không sợ chết đứng”. Ý nghĩa của câu nói là trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lập trường của mình, không bị ngoại cảnh thay đổi. Ta làm đúng thì dù thế giới nói ta sai thì ta cũng giữ mình chứ không để cho xã hội thay đổi.

Tham khảo thêm:   Công thức tính diện tích tam giác, chu vi tam giác Tính diện tích và chu vi hình tam giác đều, vuông, cân

Qua câu tục ngữ “cây ngay không sợ chết đứng” ông bà khuyên chúng ta hãy sống thật trung thực, đừng nên dối trá. Bởi đó là những điều xấu xa làm ảnh hưởng tới bạn, gia đình và nhất là tương lai của bạn sau này. Không ai đánh thuế bạn về điều đó hết, nhưng sống làm sao cho người ta tin tưởng thì mới nên sống. Chứ sống dối trá, lừa lọc bị mọi người xa lánh, không tôn trọng thì sống như thế chẳng có ý nghĩa.

Mỗi người hãy tự rèn luyện bản thân của mình ngay từ bây giờ. Bởi chỉ có sống ngay thẳng, chính trực mới có được cuộc sống tốt đẹp.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 4

Một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý của con người là tính trung thực, lòng ngay thẳng mà từ lâu đã được ông cha ta đúc kết thành câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” để răn dạy con cháu về sau.

Xét về nghĩa đen“cây ngay” là cây có thân đứng thẳng, dẫu mưa bão cũng không thể quật ngã. Còn “chết đứng” là trạng thái khi cây mất hết sự sống ngay khi vẫn còn đứng tại vị trí mà nó đã sống và phát triển qua bao nhiêu năm đó. Vì thế “cây ngay” còn ẩn dụ cho con người ngay thẳng, không làm gì khuất tất. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ còn gửi gắm một tầng nghĩa khác đó là con người ngay thẳng, trung thực thì không sợ bất cứ điều khuất tất, nghi ngờ gì.

Đúng như ý nghĩa câu tục ngữ đề bài “Cây ngay không sợ chết đứng”, người trung thực ngay thẳng thì sẽ không cảm thấy sợ hãi điều gì. Theo các nhà tâm lý học, bản chất của con người là khi gian dối sẽ cảm thấy chột dạ. Có người biểu hiện rõ ràng qua thái độ cử chỉ, có những người “cao siêu” hơn thì trông bình tĩnh hơn song khi đem ra so sánh với người ngay thẳng, luôn luôn có điểm khác nào đó. Bởi khi gian dối, lương tâm chúng ta sẽ không được yên ổn mà luôn luôn thấp thỏm, lo sợ.

Trong thực tế cuộc sống quanh đã có rất nhiều tấm gương là “cây ngay” đáng khâm phục. Báo chí đã từng đưa tin về bạn Vũ Văn Đại ở Nam Định, dù chỉ là học sinh lớp bốn song đã trả lại năm mươi triệu đồng mà mình nhặt được cho người đánh rơi hay rất nhiều trường hợp nhặt được của rơi trả người đánh mất được báo đài đưa tin khác. Sẽ có nhiều người nói những trường hợp như vậy là dại, song theo em việc làm của các bạn thật đáng ngưỡng mộ và tin chắc rằng dù đạt được lợi ích vật chất từ những món đồ đó song lương tâm các bạn sẽ luôn thanh thản và tự tin ngẩng cao đầu vì việc làm đúng của mình.

Khi vẫn còn là học sinh, em sẽ cố gắng rèn cho mình tính trung thực bằng cách không nói dối bố mẹ, không trộm cắp vặt đồ hay tiền của bố mẹ, bạn bè, không gian lận trong thi cử… Em sẽ cố hết sức để bản thân dù không trở thành người tài giỏi nhưng sẽ trở thành người ngay thẳng để có thể hiên ngang đứng thẳng trước bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống.

Để khép lại bài làm, em xin trích một câu nói của Trần Đăng Khoa trong cuốn sách “Sống và khát vọng”: “Có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”, nếu bạn sống càng thẳng ngay, có thể bạn sẽ chịu thiệt thòi trước mắt, nhưng rốt cuộc bạn sẽ là một trong những người vươn cao nhất để hướng đến bầu trời bao la. Xã hội này, đất nước này cần những con người dám sống thẳng, sống ngay để còn có một hy vọng cho ngày mai tương sáng. Còn những chuyện còn lại, hãy để cho luật nhân quả làm thay bạn”.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 5

Kho tàng tục ngữ của dân tộc ta đã đem đến nhiều bài học quý giá cho dân tộc. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng”.

Câu tục ngữ có hai nét nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “Cây ngay” có nghĩa là cây mọc thẳng, vươn tới phía ánh sáng mặt trời – nguồn sống cho vạn vật, đứng hiên ngang giữa đất trời, trải qua muôn vàn sóng gió vẫn tươi tốt. Còn “chết đứng” ý chỉ trạng thái của cây khi đã mất đi sự sống ngay khi vẫn còn đứng tại vị trí mà nó đã sống và phát triển qua bao nhiêu năm đó. Nghĩa đen của câu tục ngữ nhằm khẳng định cây đứng thẳng, rễ bám chắc, vòm lá xanh tốt, vươn về phía ánh sáng mặt trời mà chết đứng là điều không thể xảy ra. Còn về nghĩa bóng, hình ảnh “cây ngay” biểu tượng cho những con người ngay thẳng, chính trực. Còn “chết đứng” muốn nói đến cái chết oan khuất, không minh bạch, rõ ràng. Hoặc có thể hiểu là những hiểu lầm không tốt ảnh hưởng tới danh dự và nhân cách của mỗi người. Nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn khẳng định rằng con người sống không thẹn với lòng, sống đúng lương tâm và những giá trị đạo đức trong xã hội thì sẽ không sợ những tin đồn thất thiệt, những lời vu khống…

Tham khảo thêm:   Cách tải và cài đặt game FIFA Online 3

Trong cuộc sống, con người không chỉ cần có học vấn uyên bác, mà phải có đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Một trong những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải có là ngay thẳng, chính trực. Khi làm sai, cần phải biết thừa nhận lỗi lầm để sửa chữa. Chúng ta không nên dùng những lời nói dối để che đậy sai lầm của mình, bởi như vậy sẽ càng làm cho bản thân trở nên xấu hơn. Con người cần phải sống thật với bản thân, với gia đình, với mỗi người xung quanh thì mới cảm thấy hạnh phúc và thanh thản. Một người nông dân, trong quá trình sản xuất luôn sử dụng những điều kiện tốt nhất để tạo ra một sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng sẽ được họ tin tưởng. Một người giáo viên sẽ trở thành tấm gương cho học sinh khi biết sống ngay thẳng, trung thực. Chắc hẳn chúng ta không quên được câu chuyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt lợi dụng rồi hãm hại Thạch Sanh. Đến cuối cùng hắn đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.

Khi gặp phải những lời lẽ không hay, thậm chí còn bị đổ oan. Nếu chúng ta vốn sống ngay thẳng thì sẽ không phải cảm thấy sợ hãi, bất an. Đồng thời một người chính trực sẽ luôn nhận được sự tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh.

Đối với một học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường, việc rèn luyện đức tính trung thực là vô cùng quan trọng. Những hành động nhỏ như tự nhận khuyết điểm, trung thực trong thi cử, không nói dối thầy cô… đều góp phần rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mỗi người.

Như vậy, câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên quý giá. Chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có sống ngay thẳng, trung thực mới giúp cho tâm hồn thanh thản, hạnh phúc.

Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng – Mẫu 6

Ngay thẳng là một phẩm chất tốt đẹp. Bởi vậy mà ông cha ta đã từng khẳng định rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng” để khuyên nhủ con cháu bài học vô cùng quý giá.

Theo nghĩa đen, “cây ngay” có nghĩa là cây đang mọc thẳng, vươn tới phía ánh sáng mặt trời. Còn “chết đứng” có nghĩa là cây đã chết, không còn phát triển nữa. Theo nghĩa bóng, hình ảnh “cây ngay” biểu tượng cho những con người ngay thẳng, chính trực. Còn “chết đứng” muốn nói đến cái chết oan khuất, không minh bạch. Nhưng cũng có thể hiểu là những điều không tốt ảnh hưởng đến danh dự. Như vậy, câu tục ngữ là lời khẳng định con người sống ngay thẳng thì sẽ không sợ những lời đặt điều, vu khống của người khác.

Ngay thẳng, thật thà là đức tính tốt đẹp của con người. Trong cuộc sống, chúng ta đều từng mắc phải sai lầm, nhưng quan trọng là cần biết nhận lỗi và sửa sai. Con người không nên dùng những lời nói dối để che đậy đi những sai lầm của bản thân. Sống ngay thẳng sẽ tạo dựng được lòng tin từ những người xung quanh. Và bản thân cũng luôn cảm thấy vui vẻ, cũng như không sợ bị người khác đặt điều hay vu khống. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đức tính trung thực, ngay thẳng. Lời dạy của Bác vẫn còn đó:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.”

Còn đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc rèn luyện đức tính ngay thẳng, trung thực là vô cùng quan trọng. Điều đó có thể đến từ những hành động đơn giản như nhận khuyết điểm, trung thực trong thi cử, không nói dối thầy cô…

Tóm lại, câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” tuy ngắn gọn nhưng là một lời khuyên vô cùng giá trị. Chúng ta hãy tích cực rèn luyện bản thân, sống ngay thẳng để trở thành những người có ích cho xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *