Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy là những loại dấu câu được sử dụng khá phổ biển. Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
Hy vọng với 6 đoạn văn mẫu sau đây, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình, mời tham khảo.
Đề bài: Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:
a. Có câu dùng dấu chấm lửng.
b. Có câu dùng dấu chấm phẩy.
Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng
Đoạn văn mẫu số 1
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, hò ru con… Mỗi câu hò dù ngắn hay dài đều gửi gắm những tâm tình, tình cảm trọn vẹn. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết. Vào ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông Hương nghe ca Huế. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ. Còn người con gái Huế nội tâm lại thật phong phú và âm thầm, kín đáo.
Câu sử dụng dấu chấm lửng: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, hò ru con…
Đoạn văn mẫu số 2
Huế là thành phố nổi tiếng với rất nhiều điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm… Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Ban đêm, khi thành phố đã lên đèn, các lữ khách lên đi thuyền trên sông sẽ được nghe các điệu hò. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Thú nghe ca Huế rất tao nhã và đầy sức quyến rũ.
Câu sử dụng dấu chấm lửng: Huế là thành phố nổi tiếng với rất nhiều điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm…
Đoạn văn mẫu số 3
Thành phố Huế vốn nổi tiếng với những điệu hò: hò khi đánh cá trên sông, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, chăn tằm… Mỗi câu hò Huế đều gửi tắm một ý tình trọn vẹn. Ngoài ra, còn có các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam… Đêm, thành phố lên đèn, tác giả như một người lữ khách bước lên thuyền rồng, ngồi nghe ca Huế. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có bi thương ai oán. Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước. Việc nghe ca Huế giống như một thú vui tao nhã của con người.
Câu sử dụng dấu chấm lửng: Ngoài ra, còn có các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam…
Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm phẩy
Đoạn văn mẫu số 1
Xứ Huế là một nơi nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con. Ngoài ra còn có các điệu lý như lý con sáo, lý hoài xuân, lí hoài nam. Nếu các điệu hò mang âm điệu mênh mang, da diết thì các điệu lý mang âm điệu vui nhộn, thể hiện tình yêu và sự hòa mình của người Huế với thiên nhiên. Điều đó đã làm nên các làn điệu dân ca đặc trưng của xứ Huế. Đêm xuống, người lữ khách ngồi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế. Ở đó, hồn người và lòng người hòa vào làm một. Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Tất cả tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có Huế mới có.
Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng.
Đoạn văn mẫu số 2
Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm… Những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan; vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm. Trong không gian thơ mộng, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca – cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế.
Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan; vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi.
Đoạn văn mẫu số 3
Đến với “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về ca Huế. Trước hết, nhà văn khẳng định xứ Huế là mảnh đất giàu truyền thống nghệ thuật. Nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều làn điệu hò khác nhau như hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con; và các các điệu lý như lý con sáo, lý hoài xuân, lí hoài nam… Nếu các điệu hò mang âm điệu mênh mang, da diết thì các điệu lý mang âm điệu vui nhộn, thể hiện tình yêu và sự hòa mình của người Huế với thiên nhiên. Tiếp đến, Hà Ánh Minh đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng. Đêm xuống, tác giả giống như một người lữ khách ngồi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế. Ở đó, hồn người và lòng người hòa vào làm một. Có thể khẳng định, nghe ca Huế chính là một thú vui tao nhã của con người.
Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều làn điệu hò khác nhau như hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con; và các các điệu lý như lý con sáo, lý hoài xuân, lí hoài nam…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy 6 đoạn văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.