Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình học môn Ngữ văn 7, học sinh sẽ được viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nội dung bao gồm 7 mẫu dàn ý, dành cho học sinh lớp 7 cùng tham khảo. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
Tham khảo thêm:  

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.

2. Thân bài

  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
  • Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
  • Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

  • Nêu quan điểm về vấn đề cần nghị luận
  • Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
  • Phân tích, chứng minh vấn đề
  • Đánh giá vấn đề: đúng, sai
  • Liên hệ với bản thân.

3. Kết bài

Suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)

1. Mở bài

Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

Tham khảo thêm:   Khám phá 10 bài hát karaoke nhạc Đàm Vĩnh Hưng hay nhất mọi thời đại

2. Thân bài

– Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.

– Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:

  • Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

3. Kết bài

Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.

2. Thân bài

  • Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
  • Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
  • Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
Tham khảo thêm:   Xem sao hạn cho người tuổi Dậu năm 2022 Nhâm Dần

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.
  • Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

b. Bàn luận về vấn đề

  • Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.
  • Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.

c. Mở rộng và liên hệ bản thân

  • Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.
  • Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *