Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là đoàn kết – yếu tố đã làm nên sức mạnh để tiến tới thành công. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non.

Chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non
Chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non

Dưới đây là 2 dàn ý và 9 mẫu chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non. Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo.

Dàn ý chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non

Dàn ý số 1

1. Mở bài

– Giới thiệu về câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

– Khái quát ý nghĩa: Câu tục ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

2. Thân bài

– Ý nghĩa của câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

– Chứng minh:

  • Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.
  • Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh.

– Vai trò của đoàn kết: em lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại.

– Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

– Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

3. Kết bài

Khẳng tính tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ: Đoàn kết là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới nhắc nhở con cháu phải giữ gìn và phát huy truyền thống này qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

2. Thân bài

a. Ý nghĩa của câu tục ngữ

  • Ở đây, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức.
  • Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

b. Chứng minh

  • Quá khứ: Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc.
  • Hiện tại: Chung tay giúp đỡ người nghèo; Giải cứu nông sản cho nông dân; Cùng chống lại đại dịch Covid-19…

c. Mở rộng, liên hệ bản thân

  • Một số người có lối sống ích kỉ, xa rời tập thể. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy.
  • Học sinh cần đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống…

3. Kết bài

Khẳng định giá trị sâu sắc của câu tục ngữ: Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là lời nhắc nhở đúng đắn, sâu sắc. Mỗi người hãy ý thức được về tinh thần đoàn kết, để cùng hướng tới xây dựng và phát triển đất nước tốt đẹp hơn.

Chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non ngắn gọn

Truyền thống đoàn kết vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ. Dù kẻ thù có mạnh mẽ đến đâu, vũ khĩ có hiện đại thế nào thì với sự đồng lòng và quyết tâm, nhân dân Việt Nam vẫn đánh bại được mọi kẻ thù. Hiện tại, nhân dân Việt Nam đã được sống trong hòa bình, độc lập. Tinh thần đoàn kết vẫn được thể hiện ở mọi mặt của đời sống. Vừa qua, đội tuyển Việt Nam đã lần đầu tiên góp mặt tại vòng loại cuối cùng để giành tấm vé tham dự World Cup 2022 của khu vực châu Á. Khi phải đối đầu với các đội bóng hàng đầu như Nhật Bản, Australia, Trung Quốc…thì tinh thần đoàn kết một lòng lại được phát huy. Có lẽ khoảng cách về trình độ là quá lớn để lấp đầy, nhưng tinh thần và ý chí của các cầu thủ, cũng như sự đồng lòng của họ đã làm nên một tập thể gắn kết, nhiệt huyết tạo ra màn trình diễn đẹp mắt khiến cho người hâm mộ cảm thấy tự hào. Tuy nhiên, vẫn có những người có lối sống cá nhân. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy. Với học sinh, chúng tôi cần biết đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau tạo nên một tập thể lớp học vững mạnh. Quả thật, câu tục ngữ đã mang đến một lời răn dạy sâu sắc, giá trị cho mỗi người.

Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

Bài văn mẫu số 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Có thể thấy rằng, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp, nên điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ mượn hình ảnh mang tính biểu tượng để khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết trong cuộc sống. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Tóm lại, mỗi người cần biết đồng lòng, chung sức để tạo nên sức mạnh to lớn có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành mọi việc dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tham khảo thêm:  

Lời răn dạy được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm chiến tranh, sức mạnh đoàn kết của nhân dân đã tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ… Ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh… Để rồi chúng ta đã chiến thắng đại dịch, trở về với cuộc sống bình thường.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Những hành vi đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Còn đối với một học sinh, chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân khi sống trong một tập thể.
Có người đã từng nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã giúp chúng ta hiểu ơn ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống.

Bài văn mẫu số 2

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là đoàn kết – yếu tố đã làm nên sức mạnh để tiến tới thành công. Bài học về tinh thần đoàn kết đã được ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Ông cha ta đã dùng hình ảnh biểu tượng – “một cây” chỉ cá nhân, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Động từ “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết sẽ làm nên thành công, có được kết quả tốt.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy được truyền thống đoàn kết. Lịch sử dân tộc Việt Nam chính là một dẫn chứng rõ ràng cho vai trò của truyền thống này. Chúng ta đã trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Dù phải đối mặt với đau thương hay mất mát nhưng đã là con người Việt Nam thì đều muốn góp công sức để chống lại kẻ thù xâm lược.

Hiện tại, tinh thần đoàn kết thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Đối với một quốc gia, đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Còn trong một công ty, đoàn kết thể hiện qua sự chung sức của mỗi nhân viên, cùng cống hiến trí tuệ để xây dựng công ty phát triển. Hay ở một lớp học, đoàn kết là bạn bè biết yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập, lao động.

Bên cạnh đó, còn nhiều người có lối sống ích kỉ. Họ chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể. Mỗi người cần ý thức để lên án và tránh xa những hành vi đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cùng với lời khuyên của Bác, câu tục ngữ trên là những lời khuyên thật giá trị, ý nghĩa.

Bài văn mẫu số 3

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng. Từ đó khẳng định rằng nếu chỉ có một người sẽ không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Như vậy, con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

Cho dù là với một cá nhân hay một tập thể, công đồng thì đoàn kết là rất cần thiết. Bởi chỉ có đoàn kết một lòng mới xây dựng xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn (2 Dàn ý + 10 mẫu) Nghị luận về lòng trắc ẩn

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một lời khuyên đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời khuyên quý giá dành cho bản thân.

Bài văn mẫu số 4

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương – Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông…

Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài văn mẫu số 5

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh biểu tượng “một cây” – “ba cây” để khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần con người biết chung tay góp sức sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.

Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi vậy mà mỗi người hãy chi nhớ câu tục ngữ trên như một lời khuyên quý giá góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

Bài văn mẫu số 6

Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được gửi gắm qua các câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” để chỉ sự tồn tại đơn độc, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Còn hành động “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Như vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10 cách phối đồ đi Đà Lạt cho nam chất lừ, cực phong cách

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm tháng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Kẻ thù ngoại xâm dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể đánh bại được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Đến cuộc sống hiện tại, tinh thần đoàn kết được thể hiện qua nhiều hành động hơn. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Toàn thể nhân dân Việt Nam đã chung tay, đoàn kết một lòng với mong muốn một ngày mai sẽ chiến thắng đại dịch.

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã để lại lời khuyên đúng đắn. Đoàn kết chính là sức mạnh vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc.

Bài văn mẫu số 7

Trong bất kì hoàn cảnh nào, đoàn kết là một sức mạnh vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Cũng giống như con người, cần phải có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau mới tạo ra thành công.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết. Từ trong quá khứ, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương – Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông và cả trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong cuộc sống thường ngày, khi chưa có sự hỗ trợ của máy móc, nhân dân ta cũng biết đoàn kết trong lao động, để có được năng suất lao động cao hơn…

Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh. Nhưng toàn thể nhân dân Việt Nam đã đồng lòng để chống lại dịch bệnh. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ. Điều đó khiến cho chúng ta cảm thấy tự hào, biết ơn khi được là một người con Việt Nam. Có đôi khi, tinh thần đoàn kết cũng rất đơn giản như trong một lớp học, các học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau xây dựng để đưa lớp học của mình trở thành một tập thể giỏi.

Như vậy, đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần ý thức được điều đó để có thể phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bài văn mẫu số 8

Đoàn kết là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới nhắc nhở con cháu phải giữ gìn và phát huy truyền thống này qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ có cách nói giàu tình biểu tượng. Ở đây, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Điều đó đã được chứng minh qua lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ. Dù kẻ thù có mạnh mẽ đến đâu, vũ khĩ có hiện đại thế nào thì với sự đồng lòng và quyết tâm, nhân dân Việt Nam vẫn đánh bại kẻ thù ngoại xâm. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nuôi dưỡng những chiến sĩ bộ đội. Hay những ngày miền Bắc hăng say lao động để chi viện cho miền Nam ruột thịt… Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn luôn chung sức, đồng lòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”

Ngày hôm nay, khi đất nước hòa bình. Chúng ta lại cùng nhau chung tay xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Trong khó khăn, tinh thần đoàn kết đó lại tỏa sáng. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Có thể kể đến trong lĩnh vực thể thao, mà cụ thể là bóng đá – một môn thể thao đòi hỏi tinh thần đồng đội cao cũng vậy. Vừa qua, đội tuyển Việt Nam đã lần đầu tiên góp mặt tại vòng loại cuối cùng để giành tấm vé tham dự World Cup 2022 của khu vực châu Á. Khi phải đối đầu với các đội bóng hàng đầu như Nhật Bản, Australia, Trung Quốc…thì tinh thần đoàn kết một lòng lại được phát huy. Có lẽ khoảng cách về trình độ là quá lớn để lấp đầy, nhưng tinh thần và ý chí của các cầu thủ, cũng như sự đồng lòng của họ đã làm nên một tập thể gắn kết, nhiệt huyết tạo ra màn trình diễn đẹp mắt khiến cho người hâm mộ cảm thấy tự hào.

Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Nhưng vẫn còn những người có lối sống cá nhân. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy.

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là lời nhắc nhở đúng đắn, sâu sắc. Mỗi người hãy ý thức được về tinh thần đoàn kết, để cùng hướng tới xây dựng và phát triển đất nước tốt đẹp hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *